So sánh phân bố răng của các tác giả

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật nha chu làm dài thân răng lâm sàng trước phục hình cố định (FULL TEXT) (Trang 76 - 79)

Tác giả

Răng phía trước Răng phía sau Số lượng % Số lượng %

Phạm Thúy Mai [18] 38 48,1 41 51,9

Văn Trí Thiện [25] 82 83,7 16 16,3

Chúng tôi 64 77,1 19 22,9

4.1.3.5.Các chỉ số lâm sàng

- Đánh giá mức độ nha chu qua các chỉ số + Chỉ số PLI

Bảng 3.5 cho thấy, chỉ số PLI≥2 chiếm 47% nói lên rằng tình trạng vệ sinh răng miệng kém của bệnh nhân, PLI cao thể hiện ý thức VSRM chưa cao có thể do chải răng không đúng phương pháp.

Kết quả này có khác so với tác giả Phùng Tiến Hải [9] tình trạng vệ sinh răng miệng kém là 77,4%, Cung Văn Vinh tình trạng vệ sinh răng miệng kém là 73% [30]. Sự khác biệt này có thể là do tiêu chí chọn bệnh.

+ Chỉ số GI

Từ bảng 3.6 cho thấy mức độ viêm nướu trung bình và nặng chiếm tỷ lệ là 37,4% trong khi mức độ viêm nhẹ hoặc không viêm chiếm tỷ lệ là 62,6%,

kết quả này có khác so với tác giả Cung Văn Vinh tỷ lệ viêm trung bình và nặng là 84,9%, Phùng Tiến Hải là 77,9%,có thể do đối tượng nghiên cứu.

+ Độ lung lay răng

Từ bảng 3.7 cho kết quả răng không lung lay chiếm tỷ lệ 97,6%, răng lung lay độ 1 chiếm tỷ lệ 2,4%, do trong điều kiện chọn mẫu các răng có tình trạng bệnh lý nha chu không đưa vào mẫu nghiên cứu.

+ Độ sâu khe nướu

Từ bảng 3.8 độ sâu khe nướu nằm trong khoảng ≥ 1,5mm và < 3mm, chiếm tỷ lệ 95,2%, phù hợp với độ sâu sinh lý bình thường của mô nha chu khỏe mạnh, 4,8% có độ sâu khe nướu >3mm có thể là do tình trạng viêm nướu.

+ Chiều cao thân răng lâm sàng

Từ bảng 3.9 chiều cao thân răng lâm sàng <4mm chiếm 100%,do điều kiện để đưa vào mẫu nghiên cứu.

+ Khoảng sinh học

Từ bảng 3.10 khoảng sinh học trung bình và kém chiếm chiếm tỷ lệ 25,3%, cần phải nâng khoảng sinh học để dảm bảo phục hình sau này.

4.1.3.6. Các loại phẫu thuật nha chu

Từ bảng 3.12. Có hai phương pháp phẫu thuật: Phẫu thuật cắt nướu và phẫu thuật cắt nướu, lật vạt, điều chỉnh xương ổ. Có 62 răng, kỹ thuật được lựa chọn trong phẫu thuật làm dài thân răng lâm sàng là cắt nướu. 21 răng còn lại cho thấy vị trí CEJ cách mào xương ổ ≤ 1,5 mm nên được phẫu thuật cắt nướu, lật vạt, điều chỉnh xương ổ (theo phân loại I - nhóm A và B của Coslet).

Từ bảng 3.13.

Vấn đề thẩm mỹ với nướu không điều, chúng tôi tiến hành hai phương pháp phẫu thuật phẫu thuật cắt nướu và phẫu thuật cắt nướu, lật vạt, điều chỉnh xương ổ chiếm tỷ lệ 26,5%.

Vấn đề nướu triển dưỡng, chúng tôi tiến hành hai phương pháp phẫu thuật phẫu thuật cắt nướu, phẫu thuật cắt nướu, lật vạt và điều chỉnh xương ổ chiếm tỷ lệ 18%.

Vấn đề sâu răng dưới nướu, chúng tôi tiến hành hai phương pháp phẫu thuật phẫu thuật cắt nướu, phẫu thuật cắt nướu, lật vạt và điều chỉnh xương ổ chiếm tỷ lệ 45,8%.

Vấn đề sâu vỡ lớn (gãy vát dưới xương ổ răng), chúng tôi tiến hành hai phương pháp phẫu thuật phẫu thuật cắt nướu, phẫu thuật cắt nướu, lật vạt và điều chỉnh xương ổ chiếm tỷ lệ 9,6%.

Như vậy sâu răng dưới nướu chiếm tỷ lệ cao nhất 45,8%, phù hợp với tỷ lệ sâu răng ở người lớn tuổi vì tuổi này dễ bị mòn cổ răng, khó kiểm soát vệ sinh răng miệng nên dễ gây sâu răng dưới nướu.

4.2. KẾT QUẢ PHẪU THUẬT LÀM DÀI THÂN RĂNG LÂM SÀNG 4.2.1. Chỉ số PLI 4.2.1. Chỉ số PLI

Từ kết quả bảng 3.15, chỉ số PLI trung bình cải thiện đáng kể. Chỉ số mảng bám được duy trì ở mức thấp sau 1 tháng phẫu thuật là 0,78 ± 0,52, sau 3 tháng phẫu thuật chỉ số PLI là 0,38 ± 0,49, sau 6 tháng phẫu thuật chỉ số PLI giảm xuống còn 0,27 ± 0,47. Điều này phản ánh hiệu quả của việc chăm sóc răng miệng và điều trị duy trì. Chỉ số PLI tại các thời điểm đánh giá sau phẫu thuật đều có ý nghĩa thống kê (p<0,01) và mức độ giảm dần theo thời gian.

Chỉ số PLI trung bình cũng tương đồng với kết quả của tác giả Văn Trí Thiện (2015) sau phẫu thuật là 0,38 ± 0,13 [25], Cung Văn Vinh (2015) sau phẫu thuật là 0,72 ± 0,42 [30], Sladana Milardovic sau phẫu thuật là 0,42 ± 0,06 [54].

Bảng 4.3. So sánh sự cải thiện tình trạng vệ sinh răng miệng sau phẫu thuật của các tác giả

PLI Tác giả Trước PT Sau PT 6 tháng p Sladana Milardovic [54] 0,63 ± 0,06 0,42 ± 0,06 <0,01 Văn Trí Thiện [25] 0,85 ± 0,35 0,38 ± 0,13 <0,01 Cung Văn Vinh [30] 2,17 ± 0,45 0,72 ± 0,42 <0,01

Chúng tôi 1,32±0,87 0,27 ± 0,47 <0,01

Kết quả nghiên cứu bảng 3.16 cho thấy, sau 1 tháng tốt chiếm tỷ lệ 95,2%, trung bình chiếm tỷ lệ 4,5%. Sau 6 tháng tốt chiếm tỷ lệ 98,8%, trung bình chiếm tỷ lệ 1,2%.

So sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Thúy Mai [18] tốt là 60,8%, trung bình là 25,3%, kém là 13,9%, theo tác giả Cung Văn Vinh [30] tốt là 81,5%, trung bình là 16,9%, kém là 1,5%, kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự cải thiện đáng kể sau phẫu thuật.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật nha chu làm dài thân răng lâm sàng trước phục hình cố định (FULL TEXT) (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)