1.1.2 .Cải cách thủ tục hành chính
3.2. Giải pháp thực hiện cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn thị xã Hồ
3.2.1. Giải pháp liên quan đến khâu giải quyết và tổ chức thực hiện thủ tục hành
thực hiện thủ tục hành chính
- Thứ nhất cần kiểm sốt, cơng khai hóa thủ tục hành chính.
TTHC dù có quy định tốt đến đâu nhưng sẽ chỉ dừng lại trên lý thuyết nếu công tác tổ chức thực hiện yếu kém. Vấn đề này đã được nhắc đến nhiều lần trong các nghị quyết của Đảng và các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ. Tuy nhiên, qua phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và các phương tiện thông tin đại chúng về thực hiện TTHC tại các bộ, ngành, địa phương thời gian qua, có thể nói cơng tác cơng khai, minh bạch TTHC tại trụ sở cơ quan giải quyết TTHC vẫn chưa thực hiện đầy đủ, hiện tượng giải quyết TTHC kéo dài so với quy định pháp luật.
Cơng khai hóa TTHC cũng có nghĩa để CB,CC nắm rõ quy định, quy trình tiếp nhận và giải quyết TTHC, từ đó khơng thể tùy tiện, thêm bớt các u cầu của thủ tục đối với tổ chức, cơng dân. Ngồi ra, trong q trình cơng khai hóa cịn giúp các cơ quan có thẩm quyền có căn cứ thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát việc thực thi TTHC tại chính cơ sở. Từ năm 2016 đến nay, cải cách TTHC vẫn được coi là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình CCHC. Bởi vậy, cơng khai hóa TTHC cần thực hiện cụ thể như sau:
Ứng dụng công nghệ thông tin trong CCHC giúp phục vụ hành chính hỗ trợ tự động và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng của các khâu trong quá trình cung cấp dịch vụ cho chính các CQHC cơng, đồng thời cho phép công dân, doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào dịch vụ như: gửi tiếp nhận hồ sơ, tra cứu tình trạng xử lý của hồ sơ, nhận thơng báo kết quả xử lý trực tuyến, … Bên cạnh đó, cịn giúp q trình xử lý hồ sơ được mạch lạc, tuần tự theo quy định, tránh sai sót, rút ngắn thời gian xử lý và tiết kiệm đáng kể chi phí hành chính. Khơng chỉ dừng lại việc cơng khai điện tử TTHC tại trụ sở UBND, cần tiến tới việc mạng hóa thơng tin, tất cả dữ liệu trên sẽ được kết nối trực tiếp với tổ chức, công dân qua mạng internet, công dân chỉ cần ngồi nhà kết nối đến cổng điện tử để tìm kiếm được các dữ liệu về thủ tục mình cần, từ quy trình tiếp nhận, giải quyết, yêu cầu thủ tục, lệ phí, thời gian giải quyết, …
Tóm lại, ứng dụng tin học vào QLHC là việc cung cấp thông tin một cách kịp thời, cần thiết, đầy đủ cho người quản lý cũng như đối tượng quản lý, là sự cơng khai hóa thơng tin quản lý. Nó giúp cho CB,CC quản lý thực hiện việc lấy thơng tin một cách nhanh chóng, dễ ràng vào bất cứ lúc nào. Đối với cơng dân, tổ chức việc tin học hóa thủ tục làm giảm bớt các khâu trung gian không cần thiết, giảm bớt sự đi lại, đồng thời tránh được hiện tượng tiêu cực, sách nhiễu của một bộ phận nhỏ cán bộ quản lý.
- Thứ hai, về tác phong làm việc.
Thị xã Hoài Nhơn đã ban hành quy chế tiếp công dân, song việc thực hiện quy chế đó trên thực tế đã nghiêm chỉnh và đúng quy định quy chế cơ quan đề ra lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, mà phần lớn thuộc về yếu tố chủ quan. Có thể coi tác phong làm việc là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện TTHC tại thị xã. TTHC là nơi thể hiện quan hệ giữa bộ máy chính quyền với Nhân dân; việc thực hiện thủ tục có hiệu quả hay khơng phụ thuộc khơng nhỏ vào phong cách làm việc của CB,CC làm việc tại bộ máy chính quyền.
Về phía người dân, khi đến với chính quyền địa phương, người dân cũng phải có tâm thế như một “khách hàng” để được phục vụ và công chức là những người phục vụ họ. Việc triển khai cung cấp các TTHC theo mơ hình “một cửa” với các dịch vụ công được nâng cấp qua mạng hiện nay là một giải pháp khá toàn diện giúp người dân trở thành khách hàng khi giao dịch với chính quyền.
Nâng cao năng lực chuyên môn của CB,CC trong công tác cải cách TTHC, thông qua việc tập huấn và đào tạo kiến thức về pháp lý và chuyên ngành liên quan. Ngoài ra, cần nâng cao chất lượng trong tuyển dụng công chức làm cơng tác này. Qn triệt tồn bộ đội ngũ CB,CC tinh thần của cải cách TTHC là việc nâng cao ý thức, trách nhiệm phục vụ, cũng như văn hóa ứng xử đối với Nhân dân ngày một tốt hơn. Có như vậy mới duy trì được nếp sống văn hóa ở cơng sở nói chung và đáp ứng được sự mong mỏi của người dân khi đến các cơ quan cơng quyền nói riêng.
Chấn chỉnh lề lối, tác phong làm việc là còn giảm tải quá trình hội họp, báo cáo. Hiện nay, tình trạng “quá tải” họp vẫn tồn tại: Họp giao ban toàn ủy ban, họp tổ cơng tác, họp phịng, họp ngành, … Số biên chế cán bộ chun mơn q ít, trong khi việc cần giải quyết lại rất nhiều. Ví dụ cán bộ tư pháp
ngồi cơng tác tư pháp cịn tham gia công tác giải quyết những việc liên quan đến vi phạm trật tự xây dựng, cán bộ địa chính tham gia họp hòa giải liên quan đến tranh chấp đất đai, ...
Như vậy, để cải cách TTHC thì cần các biện pháp đồng bộ và áp dụng triệt để quy chế văn hóa cơng sở, đổi mới chế độ họp theo hướng giảm các cuộc họp không cần thiết và tăng cường hiệu quả sử dụng thời gian làm việc của CB,CC Nhà nước.
- Thứ ba, đảm bảo nguồn nhân lực.
Đối với nền hành chính nước ta chất lượng nguồn nhân lực ln là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Thực tế nhiều CB, CC mặc dù tốt nghiệp đại học theo mơ hình đào tạo chính quy song cách thức giải quyết cơng việc cịn nhiều lúng túng, vậy những CB,CC làm việc tại UBND thị xã Hồi Nhơn - nơi mà chất lượng cơng việc khá lớn thì yêu cầu chỉ cần tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp trong bối cảnh hội nhập, tồn cầu hóa hiện nay hồn tồn khơng phù hợp.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ cải cách TTHC cần kết hợp với nhiệm vụ cải cách BMHC, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và CCHC công.
Thực hiện chủ trương tinh giản biên chế hành chính, một mặt cần khơng để bộ máy chính quyền cơ sở phình to làm gánh nặng cho dân, một mặt vẫn phải cung ứng đủ nguồn nhân lực cho việc thực hiện các nhiệm vụ của thị xã Hoài Nhơn. Một cơ chế nhân sự linh hoạt vừa đảm bảo ổn định công tác lâu dài cho các cán bộ chủ chốt của thị xã, đặc biệt đối với các chức danh chuyên môn, những cán bộ chịu trách nhiệm công vụ trong giải quyết TTHC cho Nhân dân, vừa mang lại hiệu quả giải quyết công việc cao. Đặc biệt, đội ngũ làm cơng tác chun mơn hóa, chun nghiệp hóa, cần ổn định cơng tác lâu dài mới đảm bảo được tính ổn định, tính kế thừa, tính liên tục trong QLHC tại thị xã Hoài Nhơn. Cơ chế nhân sự linh hoạt cho phép chính quyền
thị xã Hồi Nhơn được quyền huy động nhân sự ở địa phương vào các cơng tác có tính thời vụ, đột xuất, tạo điều kiện cho cán bộ chuyên môn bớt phải kiêm nhiệm để tập trung cho lĩnh vực được phân công.
Đối với các đối tượng dự tuyển công chức cần linh động trong biện pháp tuyển dụng để lựa chọn những ứng cử phù hợp. Có thể kết hợp giữa việc thi tuyển và phỏng vấn nhằm khảo sát đầy đủ các yêu cầu không chỉ về kiến thức mà còn kĩ năng giao tiếp, khả năng xử lý tình huống, …
Tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thông qua việc tăng cường công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực, ý thức làm việc cho từng CB,CC, đặc biệt đối với CB,CC trực tiếp liên quan đến việc thực hiện TTHC tại bộ phận “một cửa”. Xây dựng các kế hoạch, chiến lược đào tạo lâu dài bên cạnh các biện pháp bồi dưỡng đã và đang làm lâu nay.
Việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho CB,CC thị xã phải làm thường xuyên, dưới nhiều hình thức. Có thể bằng hình thức phổ biến văn bản quy phạm pháp luật mới, sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện TTHC, có thể bằng hình thức đi thực tế tham quan, học tập kinh nghiệm điển hình trong việc thực hiện có hiệu quả cao TTHC. Ngồi kỹ năng giao tiếp, cơng tác tun truyền, truyền thơng để đồng thời đóng góp vai trị vận động Nhân dân ý thức tn theo TTHC, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ cơng dân của mình.
Ngồi kiến thức về chun mơn, nghiệp vụ, cán bộ, công chức thực hiện TTHC cần được trang bị kiến thức QLHCNN theo một chương trình riêng. Cụ thể:
Rà sốt, xây dựng, sửa đổi nội dung chương trình bồi dưỡng đối với các đối tượng CB,CC thuộc tỉnh quản lý theo hướng tăng thời lượng đối với kiến thức pháp lý, chuyên môn, kỹ năng giao tiếp ứng xử, đặc biệt là kỹ năng xử lý tình huống và thực thi cơng vụ.
Nghiên cứu, bố trí hợp lý các khóa đào tạo, bồi dưỡng để chấm dứt tình trạng chồng chéo trong việc cử CB,CC tham gia bồi dưỡng các khóa tập trung dài ngày, phát triển hình thức bồi dưỡng tại chỗ theo hướng cung cấp thông tin cập nhật, tổ chức chương trình nghiên cứu, khảo sát thực tế, các diễn đàn trao đổi kinh nghiệm theo chuyên đề và theo từng đối tượng.
Đổi mới phương pháp giảng dạy, lấy người học làm trung tâm, coi trọng xử lý tình huống, đặc biệt là những tình huống liên quan đến việc thực hiện và giải quyết TTHC.
Sau khi được đào tạo, cần có hệ thống kiểm tra, đánh giá chất lượng thường xuyên đối với đội ngũ này nhằm xác định những ưu, nhược điểm để tìm cách khắc phục hợp lý đáp ứng với như cầu thực tế.
- Thứ tư, cần trang bị cơ sở vật chất - khoa học kĩ thuật
Bên cạnh việc đầu tư về con người thì đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật là điều không thể thiếu. Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm nhiều hơn tới yếu tố này. Phần lớn việc đầu tư cơ sở vật chất luôn được các địa phương ưu tiên, chú trọng dành cho bộ phận “một cửa” bởi bộ phận “một cửa” chính là nơi thường xuyên, trực tiếp giao lưu, tiếp xúc và giải quyết cơng việc cho người dân. Hay nói cách khác, bộ phận “một cửa” chính là “bộ mặt” của một CQHC cơng. Do đó, để tạo được thiện cảm với dân và phục vụ dân tốt hơn thì trước hết phải đầu tư cho bộ phận “một cửa” trở nên khang trang, hiện đại và đẹp đẽ trong mắt người dân.
Nhu cầu thực tế là rất cần thiết, tuy nhiên theo thống kê của Phịng Cải cách hành chính (Sở Nội vụ), đến nay, 100% xã, phường đã triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” trong giải quyết TTHC nhưng có tới 80,4% địa phương chưa đạt các quy định theo Quyết định số 93/QÐ-TTg. Phần lớn bộ phận “một cửa” chưa đạt tiêu chuẩn về diện tích phịng, số lượng các máy tính,
máy in, tủ tài liệu, … Để cải thiện tình hình trên cần thực hiện một số giải pháp cụ thể:
Một là, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo bộ phận “một cửa”, cơng chức làm nhiệm vụ trong cơng tác CCTCHC có đủ điều kiện để hồn thành nhiệm vụ, có chế độ chính sách hợp lý với CB,CC; đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thơng tin, từng bước hiện đại hóa hoạt động của bộ phận “một cửa” trong thời gian tới. Hai là, tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ hoạt động rà sốt, đơn giản hóa TTHC theo kế hoạch dài hạn 03 năm, 05 năm, 10 năm và trong từng năm cụ thể.
Ba là, xác định loại, số lượng cụ thể về cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ hoạt động CCTTHC như: Trụ sở làm việc, phương tiện đi lại, trang thiết bị kỹ thuật, v.v.
Bốn là, xây dựng các quy định, chế tài về quản lý, sử dụng kinh phí, trang thiết bị, phương tiện hiện đại cho hoạt động CCTCHC.