TN DIỆU PHÚC

Một phần của tài liệu chanhphap-105-08-2020- (Trang 48 - 50)

―Cội nguồn ơi...!!! Chiếc lá lại quay về.‖

Anh đã từng là chú tiểu ở chùa. Một chú tiểu quét lá

đa thật sự, lá khơ rụng trong

vườn chùa nhiều vơ số quét gom đống lại để ơng Hộ đun nước. Vì chùa ở thơn quê nên lúc nào cũng phảng phất mùi hương lúa, mùi rơm rạ và cả mùi phân bị.

Thầy của anh đã viết một câu của Tổ Bách Trượng treo ngay nhà trù (trừ những ai khơng ăn cơm thì khơng

đọc): ―Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực‖ (Một ngày khơng làm là một ngày khơng ăn). Từng hạt lúa, ngọn rau, khoai, bắp… đều cĩ trong vườn chùa. Anh nhớ

đến những lu tương ơng Hộ làm rất ngon, Thầy đánh số thứ tự trên những lu tương ấy bằng vơi trắng. Những ngày rằm, mồng một ngồi xĩm thường mang bát đến xin tương chùa.

Bổn sư anh rất nghiêm và mẫu mực nhưng thương chúng điệu như con. Cĩ những chú tiểu khơng cĩ cha như anh sẽ cảm nhận một tình cha ấm áp từ Thầy. Tâm từ của Thầy như hoa bưởi, hoa chanh lan tỏa từ trong vườn chùa ra thơn xĩm, ai cũng nhận nơi Thầy nụ cười độ lượng và sự giúp

đỡ sẻ chia những gì Thầy cĩ

thể. Đặc biệt nhất là Thầy giỏi kinh văn chữ Hán với nét chữ tài hoa. Anh thừa hưởng một chút tài hoa của Thầy truyền dạy là viết chữ Hán khá đẹp, từ ngọn bút lơng mềm mại chấm mực xạ khiến anh mê vẽ lúc nào khơng hay. Tuổi mới lớn, theo bạn bè anh mê cả văn, thơ, nhạc. Thầy vẫn thường nhắc chừng: ―Đức Phật dạy người xuất gia lấy việc giải

thốt sanh tử là chính mà con lại đam mê nhiều thứ quá, rồi đời con sẽ khổ… lo tu học đi con.‖

Mẹ ngạc nhiên khi thấy con trai về với dáng vẻ phờ phạc. Anh cho mẹ biết lý do tại sao anh trốn Thầy đi.

Mẹ giận quá, quất cho anh một trận rồi vứt cây roi xuống đất quay mặt vào vách mà khĩc. Anh đứng nhìn đơi vai rung lên từng chặp khá lâu, cuối cùng tới ơm vai mẹ: ―Con xin lỗi, mẹ cho con ở lại nhà một bữa thơi. Ngày mai con sẽ trở về chùa, con hứa với mẹ sẽ tu tập đàng hồng. Xin mẹ

đừng buồn con”. Mẹ nghẹn

ngào ơm anh vào lịng, vừa cười vừa đưa tay quẹt nước mắt, những giọt nước mắt vừa mặn vừa ngọt kịp thấm vào mơi anh - cả hai mẹ con cười xịa.

Mẹ đích thân dẫn anh

đến chùa xin sám hối Thầy.

Vẫn là nét điềm đạm cố hữu, Thầy từ tốn: ―Con cĩ biết tội bất hiếu là tội nặng nhất khơng? Sao con cứ ham chơi

để mẹ con phải đau khổ nhọc

nhằn?‖ Thấy mẹ chú vẫn quỳ, Thầy ơn tồn: ―Thơi đạo hữu về đi, để Thầy sẽ trị phạt chú.‖

Rồi những cám dỗ ma mị lại kéo anh đi. Lần này thì anh đi thật, mặc cho lời dạy của Thầy và khuyên can của huynh đệ. Anh khẽ đặt chiếc y Sa di trên tấm phản chỗ Thầy ngồi, cúi đầu lạy Thầy ra đi. Lúc đĩ anh khơng dám ngẩng mặt nhìn, anh sợ mình khơng đủ can đảm dứt khốt với ánh nhìn sâu thẳm, vời vợi ân giáo dưỡng Thầy đã dành cho anh mười mấy năm trời. Anh cũng khơng dám về gặp mẹ.

Và anh trở thành kẻ lãng du từ đĩ.

Biết bao sự kiện dồn dập cuốn trơi đời anh càng xa bờ bến cũ. Nỗi đau đầu tiên là người con gái anh yêu bỏ đi lấy chồng. Nhớ hơm đám cưới cơ ấy, anh đã lại cầm cây đàn guitar lén Thầy mua

năm nào để hát bài ―Tơi đưa em sang sơng‖.

Các bạn anh la lên: ―Ê mày, đám cưới là ngày Song Hỷ mà hát gì buồn vậy? Mày tụng một bài kinh siêu độ luơn cho rồi‖. Anh mỉm cười hát tiếp: ―Nếu xưa trời khơng

mưa…‖

Thế mà ngày mẹ mất anh khơng kịp về thọ tang. Anh bây giờ đã cĩ một mái ấm gia đình, đã cĩ một chút hư danh với đời. Để cĩ được như vậy, anh trải nghiệm biết bao thăng trầm vinh nhục, hạnh phúc phù du, khổ

đau chồng chất… Anh đánh đổi với giá khá đắt khi lìa xa

mái chùa và xa người mẹ kính yêu.

―Nhớ lại địn roi, lại nhớ người

Chợ đời trăm cảnh cĩ gì vui

Thế nhân quất làn roi cay nghiệt

Đâu cĩ roi mềm như Mẹ tơi

Phải chi lại cĩ lằn roi Mẹ Roi đời khơng quất đến tả tơi Thèm Mẹ, thèm cây roi thơ ấu Roi vẫn cịn đây, Mẹ vắng rồi‖ (*) Nhìn quạt giĩ chầm chậm quay, quay mãi khơng ngừng - giống cuộc đời anh

hay của cả kiếp người trong vịng luân hồi vơ thỉ vơ chung. Ngồi lặng lẽ trên con sơng quê, nhìn đám trẻ nơ

đùa, cát xốp mịn ơm lấy

những bàn chân bé con khi chúng chạy theo cánh diều no giĩ, lồng với tiếng cười trong vắt hồn nhiên, anh lại nhớ về những cánh diều bằng giấy đầy chữ học trị, anh cùng các chú tiểu trong chùa chạy trên bờ ruộng chân lấm

đầy sình. Cánh diều của anh đã đứt dây và bay mãi, bay

mãi như tuổi thơ anh. Anh thống giật mình khi tiếng thằng nhĩc vang lên:

- Chú ơi, bộ chú ở xa

mới tới hả?

- Ừ, hồi trước nhà chú ở

đây. Mẹ chú cũng từng gánh

nước trên bến sơng này. Anh đứng tần ngần ngay ngưỡng cửa tam quan bằng gỗ, nhìn lại mái chùa xưa. Giếng nước ngọt trong vắt ngày nào, bây giờ rêu xanh phủ dày, cĩ mấy bụi bạc hà mọc lưa thưa xung quanh thềm giếng. Anh thảng thốt khẽ gọi: ―Thầy ơi!‖

Lá rụng đầy sân. Dẫu bước nhẹ anh vẫn nghe âm thanh xào xạc, khơ khốc.

Mấy chú tiểu khúc khích cười lấp lĩ sau ngạch cửa Thiền thất. Bỗng một chú

đưa tay lên mơi: “Suỵt!” Cĩ

tiếng nĩi nghèn nghẹn trầm

đục: “Bạch Thầy, con cĩ tội

rất nhiều. Tội phản Thầy, bất hiếu với cha mẹ. Nếu như…‖ Vị Sư già đưa bàn tay gầy đặt lên đầu của người

đàn ơng cao lớn cĩ mái tĩc

bồng đang quỳ dưới chân người: ―Cũng là ―nếu như,‖ với bây giờ thì cĩ nghĩa gì? Nghiệp chướng con tạo, con

hãy tự sám hối với đức Phật, với lịng mình. Con trở về là Thầy mừng rồi. Thơi, đứng dậy đi ăn cơm đi.‖

Mấy chú tiểu chạy ra sân hí hửng: ―Thì ra ơng này ngày trước cũng làm chú tiểu giống như tụi mình, vui quá héng! Một chú cất cao giọng:

―Tơi yêu chú tiểu ngây thơ áo màu lam chú mặc ở chùa, chén cơm dưa muối tương rau nhưng tấm lịng các chú thanh cao.‖ Cả nhĩm cùng hát vang: ―Mong sao chú tiểu

an vui bên mái chùa ngày đêm tinh tấn, để đem tiếng mõ câu kinh, trải tâm từ cầu an cho đời.‖

Anh xuống nhà trù, dịng chữ Thầy viết vẫn cịn trên khung giấy ố vàng như tĩc Thầy giờ bạc trắng.

Cảm xúc thương Thầy tràn ngập tâm anh. Và anh rất vui vì được TRỞ VỀ. _______________ (*) Thơ Trần Kiêu Bạc

Một phần của tài liệu chanhphap-105-08-2020- (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)