Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn nái

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại công ty cổ phần thiên thuận tường (Trang 37 - 41)

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4.4. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho lợn nái sinh sản tại công

4.4.2. Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn nái

Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin luôn được trang trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Tiêm vắc xin nhằm tạo miễn dịch chủ động cho lợn chống lại mầm bệnh khi nó xâm nhập vào cơ thể. Vắc xin chỉ

có hiệu quả phòng bệnh cao khi sức khỏe của con vật được đảm bảo, trên cơ sở đó trại chỉ tiêm vắc xin cho lợn khi trạng thái lợn khỏe mạnh, không mắc các bệnh truyền nhiễm và mạn tính khác, để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn.

Sau đây là kết quả phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn mà em trực tiếp làm.

Bảng 4.6. Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn nái

Loại lợn Lợn 24 tuần nái tuổi hậu bị 25 tuần tuổi 26 tuần tuổi 27 tuần tuổi 28 tuần tuổi 29 tuần tuổi Lợn nái

sinh tuần tuổi

sản

tuần tuổi

Bảng 4.6 cho thấy quy trình phòng bệnh bằng vaccine được trại thực hiện đầy đủ. Phòng bệnh bằng vắc xin không chỉ ngăn ngừa các bệnh thường gặp trên lợn nái sinh sản mà còn đem lại hiệu quả năng suất sinh

31

sản cao trong chăn nuôi. Phòng bệnh bằng vắc xin là biện pháp hiệu nhất để phòng bệnh cho vật nuôi và đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất đối với mỗi trang trại chăn nuôi.4.5. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho

lợn nái sinh sản tại công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường

4.5.1. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại công ty Bảng 4.7. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái tại công ty

Chỉ tiêu Tên bệnh Viêm tử cung Viêm vú Sót nhau Hiện tượng khó đẻ

Qua bảng 4.7 cho thấy đàn lợn nái của trại mắc các bệnh như sau: Bệnh viêm tử cung, bệnh viêm vú, bệnh sát nhau, hiện tượng khó đẻ. Trong đó, lợn nái mắc bệnh viêm tử cung có tỷ lệ 4,11%, tiếp đến là viêm vú tỷ lệ là 3.30%, bệnh sót nhau 2,05%, hiện tượng khó đẻ tỷ lệ 3,70%. Để giảm thiểu tỷ lệ mắc các bệnh trên lợn nái nhằm hạn chế bệnh sản khoa ở lợn nái cần nâng cao sức đề kháng cho lợn trong thời kỳ mang thai và sinh đẻ, điều chỉnh tăng, giảm cám thích hợp đối với những lợn nái đẻ lứa đầu để con đẻ không quá to dẫn đến đẻ khó. Có như vậy mới hạn chế được việc can thiệp bằng tay hay dụng cụ sản khoa, từ đó sẽ hạn chế được việc làm tổn thương đường sinh dục của lợn nái. Bên cạnh đó cần đảm bảo chuồng nuôi phải đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè và kín gió về mùa đông.

Qua đây em thấy rằng trong chăn nuôi cần quan tâm chú ý hơn nữa đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho lợn nái vì khi lợn nái nhiễm

bệnh thì không những ảnh hưởng trực tiếp đến con nái bị bệnh, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng đàn lợn con.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại công ty cổ phần thiên thuận tường (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w