Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại công ty cổ phần thiên thuận tường (Trang 30)

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Herber L và cs (2010) [19] đã dùng dimertridazol 1% cho lợn ăn trước khi đẻ 3 ngày và sau khi đẻ 4 ngày nhằm đánh giá sự ảnh hưởng đến bệnh viêm tử cung và viêm vú, đồng thời cho ăn trong thời gian cho con bú. Kết quả cho thấy mức tăng trọng của lợn con vào 30 ngày tuổi ở lô dùng thuốc cao hơn (223g/ngày) so với lô không dùng thuốc (208g/ngày), tỷ lệ chết ở lô thí nghiệm (9,30%) thấp hơn lô đối chứng (11,69%).

Theo Christensen R.V và cs (2007) [18] khi nghiên cứu về mô học và

vi khuẩn học từ mẫu mô bị viêm vú cho thấy, vi khuẩn chính gây bệnh viêm vú là Staphylococcus spp và Arcanobacterium pynogenes.

Theo Shrestha A (2012) [22], khi lợn nái mắc hội chứng viêm tử cung, viêm vú và mất sữa sẽ gây chết khoảng 2% lợn nái nhưng tỷ lệ chết ở lợn con lên tới 80% do đói, tiêu chảy,… Nguyên nhân do:

(1) Do chuồng trại: Nền chuồng không bằng phẳng, chuồng trại chật trội, nhiệt độ môi trường cao, bầu vú lợn quá nóng do đặt đèn sưởi không thích hợp.

(2) Do dinh dưỡng: Trong thời gian mang thai cho lợn nái ăn quá nhiều, nái quá béo, thay đổi thức ăn đột ngột, hàm lượng vitamin E và canxi trong khẩu phần ăn thấp, thiếu xơ và nước uống.

(3) Do chăm sóc và quản lý: Trong thời gian mang thai nái ít được vận động, lợn nái không được vệ sinh, vô trùng trước khi đẻ, không được quan tâm khi đẻ, thời gian đẻ kéo dài, thao tác can thiệp khi đẻ khó không

đúng kỹ thuật.

(4) Do bản thân lợn nái: Đẻ nhiều con, dạ con lớn và nhão.

Khi tiến hành phân lập vi khuẩn từ 1026 mẫu sữa của lợn nái bị mắc bệnh viêm vú và 972 mẫu sữa từ lợn nái khỏe tại Berlim và Munich kết quả cho thấy, có đến 78% mẫu sữa từ bệnh viêm vú có vi khuẩn E. coli và 70,4% từ sữa của lợn khỏe, điều này cho thấy luôn có vi khuẩn E. coli có trong sữa

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng

Lợn nái sinh sản nuôi tại công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường.

3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện

- Địa điểm: Trại chăn nuôi lợn tại Công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

- Thời gian tiến hành: Từ ngày 14 /12/2020 đến ngày 02/06/2021.

3.3. Nội dung thực hiện

- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại lợn của Công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

- Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái sinh sản.

- Biện pháp phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản.

3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện

3.4.1. Các chỉ tiêu thực hiện

- Tình hình chăn nuôi lợn nái tại công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường trong 3 năm (2019 – 2021).

- Cơ cấu đàn lợn nái sinh sản tại công ty.

- Tình hình sinh sản của lợn nái tại công ty.

- Một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái sinh sản.

- Biện pháp vệ sinh phòng bệnh.

- Lịch tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn nái tại công ty.

- Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái của công ty.

24

3.4.2. Phương pháp thực hiện

- Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại chúng em tiến hành thu thập thông tin từ công ty, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại trại công ty.

- Phương pháp áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái sinh sản nuôi tại công ty: Thực hiện các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng mà công ty đang thực hiện.

- Phương pháp chẩn đoán và điều trị bện cho lợn: Để xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn lợn, chúng em tiến hành theo dõi hàng ngày, thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng. Quan sát các biểu hiện như: Trạng thái cơ thể, bộ phận sinh dục ngoài, dịch rỉ viêm, phân… ghi chép vào nhật ký thực tập hàng ngày. Từ các triệu chứng thu thập được tiến hành chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn dưới sự hướng dẫn các kỹ sư công ty.

3.4.3. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu

- Tỷ lệ lợn mắc bệnh:

∑ Số con mắc bệnh

+ Tỷ lệ mắc bệnh (%) = x 100

∑ Số con theo dõi

-Tỷ lệ lợn khỏi:

∑ Số con khỏi

+ Tỷlệ khỏi (%) = x 100

∑ Số con điều trị

3.4.4. Phương pháp điều trị

- Các số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2008).

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại Công ty CP khai thác khoáng sản ThiênThuận Tường. Thuận Tường.

Em đã tiến hành theo dõi tình hình chăn nuôi của trại trong 3 năm (2019 - 2021) qua số liệu trực tiếp tại thời điểm thực tập và trên số liệu thống kê của trại. Kết quả được trình bày qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường qua 3 năm 2019 - 2021

STT Loại lợn (con) 1 Lợn đực giống 2 Lợn nái sinh sản 3 Lợn nái hậu bị 4 Lợn con Tổng

(Nguồn: Phòng kỹ thuật trang trại)

Qua bảng 4.1 cho thấy số lượng lợn con và lợn nái sinh sản là cao nhất vì trang trại chỉ sản xuất lợn thương phẩm, do đó cơ cấu của trại chủ yếu là lợn nái và lợn con theo mẹ. Số lượng lợn nái có xu hướng tăng dần qua các năm, nhưng lợn nái hậu bị giảm số lượng. Số lợn đực giống khai thác cũng tăng từ 06 đến 10 con là do số lợn nái tăng khiến nhu cầu về khai thác tinh dịch để phối giống cho lợn nái tăng.

4.2. Thực hiện biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản

Trong thời gian thực tập em được phân công chăm sóc tại chuồng lợn nái đẻ và nuôi con. Dưới đây là bảng số lượng lợn em được trực tiếp chăm sóc tại cơ sở qua 6 tháng thực tập.

26

Bảng 4.2. Số lượng lợn nái đẻ trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại công ty qua 6 tháng thực tập

Tháng 12/2020 1 2 3 4 5 Tổng

Kết quả bảng 4.2 cho thấy số lượt lợn nái đẻ, nuôi con em trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng trong 6 tháng thực tập là 243 con, lợn con theo mẹ là 2.673 con. Lợn nái chửa mỗi tháng em chăm sóc trung bình 40 con, đây là những lợn nái chửa ở giai đoạn cuối cùng 100-114 ngày, đã được chuyển lên chuồng nái đẻ để chờ đẻ và tập quen với chuồng đẻ. Để đảm bảo sự cách ly giữa các chuồng mỗi công nhân phải chăm sóc từ giai đoạn từ chuồng bầu lên đến khi cai sữa lợn con.

Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng em đã được học hỏi và mở mang rất nhiều kiến thức về cách cho ăn, loại thức ăn nào dành cho những loại lợn nào, nhu cầu dinh dưỡng của lợn nái trong từng thời kỳ, các thao tác kỹ thuật để chăm sóc lợn mẹ tốt …

Bên cạnh đó em cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm như: Đối với lợn nái sau khi tách con cần áp dụng chế độ ăn tăng để tăng số trứng rụng và tăng số con đẻ ra trên lứa, chuồng trại phải sạch sẽ thoáng mát tuy nhiên cũng không nên tắm thường xuyên vào những ngày lạnh, ẩm ướt vì sẽ làm ẩm chuồng, độ ẩm không khí tăng, vi sinh vật dễ phát triển trong môi trường làm lợn nái dễ nhiễm bệnh, vào những ngày mùa Đông giá rét thì phải chuẩn bị bóng úm và thảm cho lợn con.

Đối với lợn mẹ sau khi đẻ phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, giữ cho chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ, giữ ấm cho lợn và tuyệt đối không tắm cho lợn con.

Đối với lợn con khi sinh ra cần được lau khô mũi, miệng và toàn thân, mài nanh và cho bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Tiêm chế phẩm intrafer - B12 cho lợn con vào 3 ngày tuổi. Tập ăn sớm cho lợn con khi được 5 ngày tuổi bằng thức ăn hỗn hợp. Thức ăn cho lợn con phải giàu đạm và năng lượng. Đối với những lợn con còi phải phân loại riêng và thực hiện chế độ chăm sóc riêng để lợn con có thể bắt kịp thể trạng với các con khác cùng lứa.

Theo dõi thường xuyên để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời đối với nái và lợn con. Chuồng trại phải được vệ sinh thường xuyên sạch sẽ. Chuồng nuôi đảm bảo luôn khô ráo, thoáng mát, tránh gió lùa và đảm bảo giữ ấm cho lợn con, đảm bảo số lượng nhân công trong dãy chuồng đang đẻ để giảm tỷ lệ chết do lợn mẹ đè.4.3. Tình hình sinh sản của lợn nái

nuôi tại Công ty CP khai thác khoáng Thiên Thuận Tường

Bảng 4.3. Kết quả thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn nái sinh sản tại công ty

STT

1 Cho lợn ăn

2 Tắm cho lợn

3

Qua bảng 4.3 cho thấy trong quá trình 6 tháng thực tập tại trại lợn Công ty CP Thiên Thuận Tường, em đã tham gia hầu hết các công việc trong quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái sinh sản của trại. Với số lần thực hiện các công việc tắm cho lợn, tắm cho lợn, chỉnh bảng thức ăn đạt tỷ lệ khá cao lần lượt là 94,44%; 83,33 %; 100 %

28

.Bảng 4.4. Tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại công ty

Tháng 12/2020 1 2 3 4 5 Tổng

Kết quả bảng 4.4 cho thấy em theo dõi 243 nái đẻ trong đó 233 nái đẻ bình thường chiếm tỷ lệ 95,88% có 10 nái đẻ khó phải can thiệp chiếm tỷ lệ 4,11%.

Biểu hiện đẻ khó như sau: Khi lợn đã vỡ nước ối mà lợn mẹ lại không có biểu hiện rặn đẻ hoặc trường hợp khi đẻ được 1 đến 2 con sau 30 phút đến 1 giờ mà không thấy lợn đẻ nữa nhưng lợn mẹ vẫn tiếp tục rặn liên tục mà không đẻ được thì nhanh chóng sát trùng tay, bôi gel bôi trơn. Đưa tay vào trong tử cung, nắm lấy lợn con, đưa lợn con ra ngoài.

Trong khi thực hiện đỡ đẻ em rút ra một số bài học sau: Việc chăm sóc, nuôi dưỡng nái đẻ và nuôi con cần chú ý giảm khẩu phần ăn đối với lợn nái quá béo, điều chỉnh tăng, giảm thức ăn thích hợp đối với những lợn nái đẻ lứa đầu để con đẻ không quá to dẫn đến đẻ khó, loại thải những nái già đã đẻ quá nhiều lứa. Trong lúc nái đẻ cần phải trực liên tục cho đến khi lợn đẻ xong, khi có biểu hiện khó đẻ cần xử lý kịp thời. Kỹ năng học được trong 6 tháng vừa qua là cho nái ăn đúng khẩu phần, biết được quy trình đỡ đẻ và can thiệp đúng lúc.4.4. Kết quả thực

hiện các biện pháp phòng bệnh cho lợn nái sinh sản tại công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường.

4.4.1. Thực hiện biện pháp vệ sinh phòng bệnh

Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Do nhận thức rõ được điều này nên trong suốt thời gian thực tập, em đã thực hiện tốt và đạt kết quả như sau:

Bảng 4.5. Kết quả vệ sinh, sát trùng

Công việc

Vệ sinh chuồng trại hàng ngày Phun sát trùng

Quét và rắc vôi đường đi Nhổ cỏ xung quanh chuồng Xả gầm

Nhìn vào bảng cho thấy công việc vệ sinh, sát trùng của trại được thực hiện thường xuyên hàng ngày. Theo quy định của trại mỗi ngày công việc vệ sinh chuồng trại, quét vôi rắc đường đi thực hiện 1 lần, phun sát trùng 2 ngày/1 lần. Trong 6 tháng thực tập tại cơ sở em được giao trực tiếp tham gia vệ sinh chuồng trại 145 lần, quét và rắc vôi đường đi 138 lần, phun sát trùng 56 lần, đã hoàn thành 100% công việc được giao. Qua quá trình làm em đã nắm được quy trình vệ sinh sát trùng trong chăn nuôi như thế nào là hợp lý, sử dụng thuốc sát trùng với liều lượng phù hợp và điều quan trong là khi phun sát trùng phải mặc quần áo bảo hộ, đeo khẩu trang, găng tay, đội mũ...

Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin luôn được trang trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Tiêm vắc xin nhằm tạo miễn dịch chủ động cho lợn chống lại mầm bệnh khi nó xâm nhập vào cơ thể. Vắc xin chỉ

có hiệu quả phòng bệnh cao khi sức khỏe của con vật được đảm bảo, trên cơ sở đó trại chỉ tiêm vắc xin cho lợn khi trạng thái lợn khỏe mạnh, không mắc các bệnh truyền nhiễm và mạn tính khác, để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn.

Sau đây là kết quả phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn mà em trực tiếp làm.

Bảng 4.6. Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn nái

Loại lợn Lợn 24 tuần nái tuổi hậu bị 25 tuần tuổi 26 tuần tuổi 27 tuần tuổi 28 tuần tuổi 29 tuần tuổi Lợn nái

sinh tuần tuổi

sản

tuần tuổi

Bảng 4.6 cho thấy quy trình phòng bệnh bằng vaccine được trại thực hiện đầy đủ. Phòng bệnh bằng vắc xin không chỉ ngăn ngừa các bệnh thường gặp trên lợn nái sinh sản mà còn đem lại hiệu quả năng suất sinh

31

sản cao trong chăn nuôi. Phòng bệnh bằng vắc xin là biện pháp hiệu nhất để phòng bệnh cho vật nuôi và đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất đối với mỗi trang trại chăn nuôi.4.5. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho

lợn nái sinh sản tại công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường

4.5.1. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại công ty Bảng 4.7. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái tại công ty

Chỉ tiêu Tên bệnh Viêm tử cung Viêm vú Sót nhau Hiện tượng khó đẻ

Qua bảng 4.7 cho thấy đàn lợn nái của trại mắc các bệnh như sau: Bệnh viêm tử cung, bệnh viêm vú, bệnh sát nhau, hiện tượng khó đẻ. Trong đó, lợn nái mắc bệnh viêm tử cung có tỷ lệ 4,11%, tiếp đến là viêm vú tỷ lệ là 3.30%, bệnh sót nhau 2,05%, hiện tượng khó đẻ tỷ lệ 3,70%. Để giảm thiểu tỷ lệ mắc các bệnh trên lợn nái nhằm hạn chế bệnh sản khoa ở lợn nái cần nâng cao sức đề kháng cho lợn trong thời kỳ mang thai và sinh đẻ, điều chỉnh tăng, giảm cám thích hợp đối với những lợn nái đẻ lứa đầu để con đẻ không quá to dẫn đến đẻ khó. Có như vậy mới hạn chế được việc can thiệp bằng tay hay dụng cụ sản khoa, từ đó sẽ hạn chế được việc làm tổn thương đường sinh dục của lợn nái. Bên cạnh đó cần đảm bảo chuồng nuôi phải đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè và kín gió về mùa đông.

Qua đây em thấy rằng trong chăn nuôi cần quan tâm chú ý hơn nữa đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho lợn nái vì khi lợn nái nhiễm

bệnh thì không những ảnh hưởng trực tiếp đến con nái bị bệnh, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng đàn lợn con.

4.5.2. Kết quả điều trị bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại công ty

Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh trên đàn nái sinh sản tại trại

STT Tên bệnh Bệnh 1 viêm tử cung Bệnh 2 viêm vú Bệnh sót 3 nhau Hiện 4 tượng khó đẻ Kết quả bảng 4.8 cho thấy kết quả điều trị một số bệnh trên đàn lợn nái

nuôi con tại trại, trong đó tỷ lệ khỏi bệnh là khá cao, sau khi điều trị các sát nhau, hiện tượng khó đẻ tỷ lệ khỏi đạt 100%, bệnh bệnh viêm vú tỷ lệ khỏi là 62,5%, bệnh viêm tử cung có tỷ lệ khỏi là 80%.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại công ty cổ phần thiên thuận tường (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w