Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam một số nhà khoa học thú y đã có những nghiên cứu tổng kết về bệnh sinh sản trên đàn lợn nái. Bệnh sinh sản có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái, nó không chỉ làm giảm sức sinh sản của lợn nái mà còn có thể làm cho nái mất khả năng sinh sản, chậm sinh hay làm giảm khả năng sống sót của lợn con.
Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2003) [3], để phòng bệnh viêm vú cho lợn nái trước khi đẻ lau, xoa vú và tắm cho nái, cho con đẻ đầu tiên bú ngay sau 1 giờ đẻ. Chườm nước đá vào bầu vú viêm tiêm kháng sinh: Penicillin 1,5 - 2 triệu đơn vị với 100 ml nước cất tiêm quanh vú. Nếu nhiều vú bị viêm thì pha loãng liều thuốc trên với 20 ml nước cất, tiêm xung quanh các vú viêm, tiêm trong 3 ngày liên tục.
Theo Nguyễn Xuân Bình (2005) [1], cho biết: Ở những nái bị viêm tử cung thường biểu hiện sốt theo quy luật sáng chiều (sáng sốt nhẹ, chiều sốt nặng).
Bệnh viêm tử cung ở gia súc là một quá trình bệnh lý phức tạp được thể hiện dưới nhiều thể khác nhau. Đây là nguyên nhân gây rối loạn sinh sản, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của gia súc cái. Viêm tử cung là một trong những tổn thương đường sinh dục trên lợn nái sau khi sinh. Sau khi sinh có dịch tiết và dịch lẫn mủ là biểu hiện của viêm tử cung (Nguyễn Văn Thanh (2016) [14]).
Theo Nguyễn Xuân Bình (2005) [1], bệnh viêm tử cung xảy ra ở những thời gian khác nhau. Nhưng thường xảy ra nhiều nhất vào thời gian sau khi đẻ từ 1 - 10 ngày.
Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [4] bệnh viêm đường sinh dục ở lợn chiếm tỷ lệ cao từ 30 - 50%, trong đó viêm cơ quan bên ngoài ít, chiếm tỷ lệ 20%, còn lại 80% là viêm tử cung. Viêm tử cung là một quá trình bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái sinh sản sau đẻ. Quá trình viêm hủy các tế bào tổ chức của các lớp hay các tầng tử cung gây rối loạn sinh sản ở gia súc cái làm ảnh hưởng lớn, thậm chí làm mất khả năng sinh sản ở gia súc cái.
Theo Trịnh Văn Tuấn (2015) [17] lợn nái ngoại sinh sản có tỷ lệ mắc bệnh ở cơ quan sinh dục cái tương đối cao 30%. Bệnh ở tử cung chiếm tỷ lệ cao nhất 62,50% trong các bệnh ở cơ quan sinh dục cái, tiếp theo là bệnh ở buồng trứng, ống dẫn trứng chiếm 21,87%; bệnh ở âm môn, tiền đình, âm đạo là thấp nhất 15,63%.
Đào Thị Minh Thuận (2010) [16] cho biết: Theo mô hình trang trại tại tỉnh Thái Bình tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái sinh sản là 42,82%. Chủ yếu là ở đàn nái đẻ lứa đầu và nái đã đẻ nhiều lứa. Với các triệu chứng đặc trưng cao, dịch tử cung, âm đạo ở lợn nái khỏe mạnh sau đẻ 12-24 giờ có 66,67% mẫu phát hiện vi khuẩn E. coli; 80% mẫu có Staphylococcus; 73,33% mẫu có Streptococcus và 46,67% mẫu có Salmonella và 100% các mẫu có các loại vi khuẩn trên khi lợn nái mắc bệnh viêm tử cung như: tần số hô hấp tăng hơn so với trạng thái bình thường, thân nhiệt.
22