4.5.NHỮNG YẾU T TRỞ NGẠI TRONG CHƢƠNG TRÌNH CAN THIỆP ĐỤC TTT TẠI CỘNG Đ NG

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình hình mù lòa và những trở ngại trong chương trình can thiệp đục thê thủy tinh tại cộng đồng huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 65 - 67)

- Lập kế hoạch khám cụ thể cho từng cụm, mỗi cụm khám trong 01 buổi Trên danh sách của y tế thôn lập, Trung tâm y tế huyện sẽ giấy mời đến

B ng ề ST

4.5.NHỮNG YẾU T TRỞ NGẠI TRONG CHƢƠNG TRÌNH CAN THIỆP ĐỤC TTT TẠI CỘNG Đ NG

THIỆP ĐỤC TTT TẠI CỘNG Đ NG

4.5.1.Trở ngại t cơ sở y tế.

Bảng 4.1. ơ s ậ ấ b ơ s

TT Nội dung Đơn

vị

Số lượng

Ghi chú

1 Bệnh viện huyện BV 01

2 Giường bệnh theo kế hoạch giường 130 ( chỉ tiêu giao)

3 Khoa Mắt độc lập Khoa 00

4 Trang thiết bị nhãn khoa cơ bản: kính hiển vi PT, bộ đo NA, đèn khe, đèn soi đáy mắt, kính đo tật khúc xạ

4 Nhân lực

BS đa khoa và CK khác Người 20

BSCK định hướng Người 01

BSĐK đã qua lớp CS mắt ban đầu

Người 02 Đào tạo 3 tháng

Bảng 4.1 Chúng tôi nhận thấy rằng, Phù Cát với dân số 198.958 người trong đó trên 50 tuổi là 18.603 người ( tỉ lệ 19,4%) nhưng với qui mô 1 bệnh viện tuyến huyện chỉ có 130 giường bệnh là quá ít so với nhu cầu điều trị nội trú cho tất cả các bệnh nhân. Về trang thiết bị nhãn khoa có đủ cơ bản tối thiểu để phẫu thuật cho 1 trường hợp đục TTT ngoài bao.

Tuy nhiên, bệnh viên chưa có khoa mắt độc lập và thiếu bác sĩ chuyên khoa có trình độ sau đại học như chuyên khoa I, chuyên khoa II, mà nguồn Bác sĩ chuyên khoa chính là nguồn bác sĩ tự đào tạo tại các bệnh viện tuyến tỉnh của tỉnh ( khoa mắt của bệnh viện tỉnh hoặc bệnh viện mắt tỉnh Bình Định) nên rất khó thu hút được bệnh nhân đục TTT đến phẫu thuật .Mặt khác kỹ năng của đội ngũ thầy thuốc chuyên khoa còn yếu, chưa thể hoạt động độc lập để phẫu thuật cho bệnh nhân, mà thường phải liên kết với bệnh viện Mắt của tỉnh để phẫu thuật cho bệnh nhân.

Đối với công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, tuy mạng lưới các chương trình có đầy đủ ( cộng tác viên dân số, cộng tác viên chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, cộng tác viên chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản, cộng tác viên chương trình chăm sóc mắt ban đầu…) nhưng nhìn chung đội ngũ này còn rất thiếu và ít có trình độ chuyên môn về y tế, hơn nữa nguồn kinh phí để chi hổ trợ cho các cộng tác viên này còn quá thấp (Phụ cấp mỗi cộng tác viên tại tỉnh Bình Định là 40.000 đ/ tháng) nên khó thu hút họ làm việc để triển khai đạt hiệu quả cao công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, trong đó có chương trình chăm sóc mắt tại cộng đồng.

Bảng 3.20, qua nghiên cứu chúng ta thấy các biến chứng trong và sau phẫu thuật đục TTT cũng còn tương đối cao ( 29 mắt tỉ lệ là 13,06%), trong đó có 15 mắt (51,72%) có các biến chứng của đặt TTT nhân tạo như: sa lệch TTT nhân tạo, TTT rơi vào hậu phòng …), 5 mắt (17,24%) có biến chứng treo mống mắt , 2 mắt (6,90%) có biểu mô xâm lấn tiền phòng và 7 mắt (24,14%) có các biến chứng khác (như đục bao sau phối hợp với viêm màng bồ đào, sụp mi…)những biến chứng này gây giảm thị lực cho bệnh nhân sau phẫu thuật, do vậy cũng có tác động lớn trong cộng đồng nhất là những bệnh nhân quá cao tuổi hoặc đang sợ phẫu thuật.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình hình mù lòa và những trở ngại trong chương trình can thiệp đục thê thủy tinh tại cộng đồng huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)