Đặc điểm nghề nghiệp và mức sống.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình hình mù lòa và những trở ngại trong chương trình can thiệp đục thê thủy tinh tại cộng đồng huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 55 - 58)

- Lập kế hoạch khám cụ thể cho từng cụm, mỗi cụm khám trong 01 buổi Trên danh sách của y tế thôn lập, Trung tâm y tế huyện sẽ giấy mời đến

4.1.4.Đặc điểm nghề nghiệp và mức sống.

B ng ề ST

4.1.4.Đặc điểm nghề nghiệp và mức sống.

Bảng 3.4 và 3.5, với 6 nhóm nghề nghiệp được điều tra, thì làm ruộng chiếm tỷ lệ cao nhất (87,8%), rồi đến buôn bán chiếm 6,3%, nghề làm biển chiếm 1,3%, công nhân viên chức chiếm tỉ lệ thấp 0,7%, các ngành nghề khác chiếm 3,9%. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm kinh tế của huyện Phù Cát là trong các thành phần kinh tế, tỉ trọng nông nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao, trên 95% người dân sống bằng nghề nông ( chủ yếu là trồng lúa, hoa màu và chăn nuôi). Nghề buôn bán, làm biển đa số các gai đình cũng có gắng bó với nông nghiệp như chăn nuôi, làm vườn và làm ruộng để lấy gạo ăn trong gia đình. Thành phần cán bộ công nhân viên chức chủ yếu là cán bộ trong bộ máy hành chính và các đơn vị sự nghiệp của huyện nên lúc nhàn rỗi vẫn tham gia công việc ruộng vườn với gia đình. Do vậy, bản chất nông dân trong mỗi người dân có ảnh hưởng rất lớn đến tập quán sinh hoạt cũng như trong chăm sóc sức khỏe.

Tỉ lệ người được nghiên cứu có mức sống không đủ ăn chiếm 10,9%. Theo quy định của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội mức nghèo ở nông thôn khi thu nhập dưới 20 kg gạo/tháng/đầu người, thành thị: dưới 25 kg/tháng và ở vùng núi là dưới 15 kg/tháng [43].

Qua thống kê của UBND huyện Phù Cát thì tỉ lệ hộ nghèo của huyện qua các năm 2008, 2009 có giảm dần từ 17,21% % xuống còn 15,51%. So với cả nước là 20%. Tuy vậy đời sống của nhân nhân nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là người già, neo đơn, và thậm chí ngay cả một bộ phận người dân chuyên làm ruộng, không có công việc phị để làm thêm thu nhập lúc nông nhàn.

4.2. TÌNH HÌNH THỊ LỰC VÀ MÙ LOÀ 4.2.1. Tình hình thị lực 4.2.1. Tình hình thị lực

Dựa vào phân loại thị lực của Tổ chức Y tế thế giới, chúng tôi điều tra thị lực theo 5 mức độ như sau:

- 3/10 - 10/10: bình thường

- 1/10 - <3/10: tổn hại thị lực (giảm thị lực mức độ 1)

- ĐNT 3m< - 1/10: tổn hại thị lực nặng (giảm thị lực mức độ 2) - ĐNT 1m – <ĐNT 3m (giảm thị lực mức độ 3)

- ST (+) – <ĐNT 1m (giảm thị lực mức độ 4) - ST (-) : mù hoàn toàn (giảm thị lực mức độ 5)

Qua bảng 3.6 cho thấy trong số người trên 50 tuổi được khám và kiểm tra thị lực, số mắt có thị lực trên 3/10 chiếm 65,6%. Tỉ lệ này thấp hơn trong các nghiên cứu tại thành phố Đà năng Đây là mức độ thị lực tốt và bình thường chưa gây ảnh hưởng đến lao động, sinh hoạt của con người. Mức giảm thị lực mức độ nhẹ và vừa để dễ so sánh chúng tôi xếp chung một mức giảm thị lực, do vậy số mắt có thị lực ở mức độ 1,2 (giảm thị lực) chiếm 22,67%. Số mắt thị lực xếp ở mức độ mù loà ( giảm thị lực mức độ 3,4,5) chiếm 11,71%.

Tuổi của đối tượng liên quan chặt chẽ tới tình hình thị lực, nói chung tuổi càng cao thì mức độ giảm thị lực càng nhiều. Ở nhóm tuổi 51 – 60, số mắt giảm thị lực (khiếm thị) chiếm 9,50%, lứa tuổi 61 -70 tỷ lệ này là 27,04%, lứa tuổi 71- 80 là 42,13%. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu khác[[34][36][49], Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Và theo kết quả điều tra của chúng tôi, thì nhóm trên 80 tuổi có mức độ giảm thị lực chỉ chiếm 21,3%, tỉ lệ này thấp hơn so với các nghiên cứu trên có lẽ do tỉ lệ phẩu thuật đục thể thủy tinh của các đối tượng điều tra này cao hơn( 86/222, tỉ lệ 38,73% (bảng 3.24) so với đối tượng thuộc các nhóm tuổi khác Tuy nhiên ở độ tuổi trên 80, số mắt bị mù lại chiếm tỉ lệ cao nhất là 31,0%, (142/458), trong khi đó các nhóm tuổi khác tỉ lệ mù dao động trong khoảng từ 2,95%- 13,43%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Những người có giảm thị lực (thị lực mức 1,2) là những người có thị lực thấp từ ĐNT 3m - 3/10. Tình trạng thị lực này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng lao động sản xuất, học tập của con người mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân [ 34 ],[36],[49 ], [50 ].

Tỷ lệ giảm thị lực 2 mắt trong nghiên cứu là 16,05%, trong đó tỷ lệ giảm thị lực của nữ (10,33%), cao gần gấp đôi so với nam giới ( 5,72%). Tỉ lệ giảm thị lực 1 mắt là 13,23%, trong đó tỷ lệ giảm thị lực của nữ ( 8,92%) cao hơn gấp đôi so với nam giới( 4,31%), (p<0,05).

Tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với các cuộc điều tra trước đây, theo điều tra dịch tễ học bệnh mắt và mù loà toàn quốc năm 1995 tỷ lệ giảm thị lực 2 mắt ở người trên 50 tuổi là 33,58% (nam: 26,79%, nữ: 33,16%) Theo điều tra 8 vùng sinh thái điển hình trên cả nước năm 2003, tỷ lệ giảm thị lực 2 mắt ở người trên 50 tuổi là 21,27% (nam: 16,24% , nữ: 16,24%), tỷ lệ giảm thị lực 1 mắt 14,71% (nam: 15,76%, nữ: 14,71%) [36],[45]. [49].

Tại Bình Định, cũng qua cuộc điều tra trên, tỉ lệ giảm thị lực 2 mắt là 30,80%, giảm thị lực 1 mắt: 17,15%, Tuy nhiên qua điều tra của chúng tôi tại huyện Phù Cát thấy rằng, 2 tỉ lệ trên thấp hơn nhiều so với nghiên cứu 7 năm trước đây, phần nào chứng tỏ Chương trình phòng chống mù lòa tại địa phương có sự quan tâm đáng kể.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình hình mù lòa và những trở ngại trong chương trình can thiệp đục thê thủy tinh tại cộng đồng huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 55 - 58)