- Lập kế hoạch khám cụ thể cho từng cụm, mỗi cụm khám trong 01 buổi Trên danh sách của y tế thôn lập, Trung tâm y tế huyện sẽ giấy mời đến
B ng 4.2.Tình hình phẩu thuật đục TTT tại TTYT Phù Cát qua các năm.
Năm TS mắt PT Có đặt TTT nhân tạo Không đặt TTT nhân tạo
n % n % 2005 130 107 82,31 23 17,69 2006 167 145 86,82 22 13,18 2007 185 166 89,73 19 10,27 2008 270 250 92,59 20 7,41 2009 152 141 92,76 11 7,24 Tổng 904 809 89,49 95 10,51 .
Qua bảng trên, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ phẫu thuật đục TTT tại bệnh viện huyện qua các năm là còn ít, tỉ lệ đục TTT trong cộng đồng người trên 50 tuổi là 15,02 ( bảng 3.10) như vậy với số lượng 18.603 người trên 50 tuổi, sẽ có 2.790 người đục TTT, trong đố số người mù cần được phẫu thuật là 1.992 người ( tỉ lệ đục mù do đục TTT là 71,43%) nhưng bệnh viện huyện chỉ giải quyết mỗi năm xấp xỉ 180 người, ( tỉ lệ 9,04%%), như vậy 90,96% còn lại phải đi phẫu
thuật các bệnh viện khác trong tỉnh. Tỉ lệ này cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu của Tôn Thị Kim Thanh trên phạm vi của cả nước năm 2002 và và của Trần Nghị tại Thành phố Đà nẵng năn 2008 ( 9,90%)
4.5.2. . Các yếu tố trở ngại ng n cản bệnh nhân đục thể thuỷ tinh đi mổ.
Bảng 3.23, qua tìm hiểu nguyên nhân ngăn cản bệnh nhân đi mổ đục thể thuỷ tinh ở 202 người bị đục thể thủy tinh, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn bệnh nhân, cho thấy các lý do như không biết được thông báo mổ mắt miễm phí; không có tiền và không có người nhà đưa đi phẫu thuật và bệnh viện xa nhà, chấp nhận bị mù là các trở ngại chủ yếu khiến người mù do đục TTT ở địa bàn huyện Phù Cát không đi mổ.
+ Yếu tố không biết thông báo có đợt phẫu thuật miễn phí:. Yếu tố này chiếm tỉ lệ cao nhất (63,81%) cao hơn so với cứu của Tôn Thị Kim Thanh năm 2002 (42,12%) với p< 0,05, yếu tố này cũng vô cùng quan trọng đối với người mù nghèo vì không những họ không có tiền để phẫu thuật, mà khi có đợt phẫu thuật tại bệnh huyện nhà mà họ không biết được thông tin. Yếu tố này có nhiều lý do khác nhau như:
- Địa phương không thông báo rộng rãi cho nhân dân do không có kinh phí để đài truyền thanh xã hoạt động, không có người đi thông báo do không có kinh phí để bồi dưỡng, mua pin, loa phát thanh cầm tay…
- Địa phương có thông báo nhưng người dân không biết vì không radio để nghe hoặc không nghe được do người già thường nặng tai..
Một thực tế thường gặp ở nông thôn là khi có chiến dịch mổ mắt ở cộng đồng, nếu thông báo là mổ phải nộp tiền viện phí thì rất ít người đến. Ngược lại, nếu được thông báo là đợt mổ miễn phí hoàn toàn thì rất nhiều người đến đăng ký xin mổ, nhiều khi không mổ kịp[50].
+ Yếu tố không có tiền để phẫu thuật trong nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy, đó là yếu tố đứng hàng thứ hai chiếm 36,14 cao hơn so với nghiện cứu
của Tôn Thị Kim Thanh năm 2002 (23,4%) với p< 0,05. Số người mù không có tiền đi mổ ở giới nữ (21,28%) cao hơn giới nam ( 14,85%), p<0,05. Khác với phong tục tập quán của một số nền văn hoá khác trên thế giới, sự bình đẳng nam nữ ở nước ta có phần chênh lệch hơn về phía nam giới. Và trong mỗi gia đình, người nữ thường giữ tiền và quán xuyến việc nhà, nên khi có việc cần thiết, quan trọng như phải đi khám chữa bệnh chẳng hạn, người phụ nữ cũng sẽ có cơ hội ngang bằng với nam giới trong gia đình để đi mổ. Điều đó đó được thể hiện qua kết quả nghiên cứu của chúng tôi về tỷ lệ mổ đục thể thủy tinh, cũng như tỷ lệ phẫu thuật đục thể thuỷ tinh ở cộng đồng, trong đó số người và tỷ lệ nữ được phẫu thuật cũng cao hơn cả nam giới [34,[50].
Mặt khác, sau 20 năm thực hiện đường lối đổi, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước đã được cải thiện rất nhiều, nhưng tỉ lệ hộ nghèo vẫn còn cao ( cả nước 19 - 20%), huyện Phù Cát là huyện đồng bằng duyên hải miền Trung nhưng tỉ lệ này cũng vẫn còn ở ngưỡng cao ( 15,51%)[10],[43],[50],[58].
Kết quả tại bảng 3.23 cũng cho thấy, có tới 48,57% số mắt được mổ là miễn phí, tại huyện phù Cát hàng năm qua Bệnh viện Mắt của tỉnh và hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo thành phố Hồ Chí Minh và tổ chức FHF cũng chỉ miễn phí được khoảng 50% số bệnh nhân nói trên, số còn lại là Bảo hiểm y tế chi trả cho người bệnh tham gia Bảo hiểm y tế và bệnh nhân nộp viện phí. Tỉ lệ miễn phí này cao hơn so với nghiên cứu của Tôn Thị Kim Thanh năm 2002 (30,3%) với p< 0,05,
Người trên 50 tuổi đa số họ là do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên phải chờ đợi các đợt mổ miễn phí nhân đạo. Mắt khác, những người mù do đục thể thuỷ tinh lại là những người già, sức khoẻ đó yếu kém và không có khả năng lao động nên họ lại càng nghèo hơn. Đôi khi chính họ muốn phẫu thuật nhưng nhưng lại phụ thuộc kinh tế vào con, cháu đang bận lo kiếm sống hàng ngày nên không đưa bố, mẹ, ông, bà hoặc người thân đi mổ được Do đó, chúng ta phải
hết sức tranh thủ sự viện trợ nhân đạo của các tổ chức quốc tế và từ thiện trong nước để giải quyết số bệnh nhân nghèo bị mù không có khả năng chi trả viện phí. Thực tế là mỗi năm gần đây có khoảng 10000 bệnh nhân được Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo thành phố Hồ Chí Minh mổ miễn phí nhân đạo và khoảng 10000 bệnh nhân nghèo nữa được mổ miễn phí do các tổ chức không chính phủ giúp đỡ thông qua Viện Mắt Trung ương ... Số mổ miễn phí này chiếm khoảng 25% số mổ trong cả nước. Sự giúp đỡ này là to lớn và rất quan trọng, nhưng nó sẽ không thể kéo dài mãi được.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 1345 người trên 50 tuổi (573 nam, 772 nữ) tại 18 xã của huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: