- Lập kế hoạch khám cụ thể cho từng cụm, mỗi cụm khám trong 01 buổi Trên danh sách của y tế thôn lập, Trung tâm y tế huyện sẽ giấy mời đến
B ng ề ST
4.4.1. Tình hình phẩu thuật đục thể thủy tinh
Bảng 3.18 cho thấy tình hình phẩu thuật đục TTT chiếm 13,01% trong khi đó tỉ lệ người đục TTT chưa phẩu thuật là 15,02% (bảng 3.11).
Vậy chỉ số tỉ lệ người được phẩu thuật/tỉ lệ người đục TTT là 0,87 (13,01%/15,02%). Như vậy, theo kết quả nghiên cứu trên thì tỉ lệ bệnh nhân được phẩu thuật đục TTT gần tương đương bệnh nhân đục TTT.
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả: Tôn Thị Kim Thanh năm 2003 tại 8 vùng sinh thái của cả nước tỉ lệ phẩu thuật đục TTT là 32,62%, tỉ lệ đục 48,47%, chỉ số tỉ lệ người được phẩu thuật/tỉ lệ người đục TTT là 0,67 (32,62%/48,47%); của Trần Nghị năm 2008 tại thành phố Đà Nẵng, tỉ lệ phẩu thuật đục TTT là
35,02%, tỉ lệ đục TTT là 64,98%, chỉ số tỉ lệ người được phẩu thuật/tỉ lệ người đục TTT là 0,53 (35,02%/64,98%) [34], [49], [50].
So với 2 nghiên cứu trên cho thấy chỉ số tỉ lệ phẩu của người dân huyện Phù Cát cao hơn ( p<0,05).
Về số lượng mổ 1 mắt là 128/222 (chiếm tỉ lệ 9,52%), mổ 2 mắt là 47/222 (chiếm tỉ lệ 3,49%). Tỉ lệ này cao hơn với kết quả phẩu thuật chung tại tỉnh Bình Định (1 mắt 5,08% và 2 mắt 1,69%) và Tiền Giang (1 mắt 3,04% và 2 mắt 2,67%), vowia p<0,05 [50].
Điều này thể hiện:
- Khả năng ý thức người dân về sức khỏe và biết cách tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình.
- Việc thực hiện có kết quả của chương trình phòng chống mù lòa. - Có sự quan tâm, chăm sóc của cộng đồng
- Được sự hỗ trợ của cộng đồng thông qua các đợt mổ mắt miễn phí.
4.4.2.Tình hình thị lực chung sau phẩu thuật.
Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.18 chúng tôi nhận thấy trong 222 mắt đục TTT được phẩu thuật có: 134 mắt thị lực trên 3/10 (tỉ lệ 60,36%); 57 mắt có thị lực từ ĐNT 3m – 3/10 (tỉ lệ 25,68%); 8 mắt có thị lực từ ST (+) đến dưới ĐNT 1m (tỉ lệ 3,60%); 3 mắt có thị lực ST (-) , (tỉ lệ 1,35%).
Như vậy tỉ lệ mắt sau phẩu thuật đạt yêu cầu về thị lực là 86,04% (191mắt/222 mắt), cao hơn so với nghiên cứu của Tôn Thị kim Thanh năm 2002 ( thị lực sau mổ đạt yêu cầu của cả nước (66,82%) với p <0,05[49].
Về tỉ lệ chưa đạt yêu cầu 13,96% (11 mắt/222 mắt) qua điều tra và thăm khám và phỏng vấn kỹ, chúng tôi thấy 11 mắt sau mổ bệnh nhân bệnh nhân sau khi ra viện đều đọc được một số dòng trong bảng thị lực vòng tròn hở, tuy nhiên họ nhớ không rõ là đọc được đến dòng thứ mấy, do vậy chúng tôi lấy thị lực tối thiểu của họ là 1/10. Tuy nhiên trong những thời gian sau thì mắt của những
bệnh nhân này bắt đầu mờ dần và hiện tại thị lực mắt của họ đều ĐNT 1m. Với thị lực này rất quý giá cho những người mù vì họ có thể tự ăn uống, sinh hoạt mà không phụ thuộc hoàn toàn vào người thân. Cũng qua phỏng vấn trên, chúng tôi cũng nhận thấy 3 mắt có thị lực ST (-), những bệnh nhân này sau mổ mắt càng mờ dần, khi thăm khám chúng tôi không nhìn được đáy mắt qua khi soi đáy mắt, rất có thể những bệnh nhân này bị đục dịch kính hay bị xuất huyết nội nhãn trên mắt đã phẫu thuật đục thẻ thủy tinh.
Mặt khác qua bảng 3.20 và 3.21, chúng tôi nhận thấy trong 222 mắt đã phẫu thuật có 200 mắt đặt TTT nhân tạo, trong nhóm này có 9/200 mắt có thị lực không hiệu quả, chiếm 4,50% ( bảng 3.20) và trong 22 mắt đã phẫu thuật có không đặt TTT nhân tạo 2 mắt có thị lực không hiệu quả chiếm 9,09. So sánh kết quả thị lực của 2 bảng trên chúng tôi thấy tỉ lệ thị lực có hiệu quả khi phẫu thuật đục TTT có kèm với đặt TTT nhân tạo mà phưng pháp tốt nhất nhiện nay vẫn là phẫu thuật bàng kỹ thuật Phaco[49],[50],