- Lập kế hoạch khám cụ thể cho từng cụm, mỗi cụm khám trong 01 buổi Trên danh sách của y tế thôn lập, Trung tâm y tế huyện sẽ giấy mời đến
B ng ề ST
4.2.2.1. Tình hình mù loà
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ mù 2 mắt ở lứa tuổi trên 50 chung chiếm tỉ lệ 4,98%, cao nhất ở nhóm tuổi trên 80, chiếm tỉ lệ 16,16%, thấp nhất là nhóm tuổi 51- 60, chiếm 0,54%.
Tỷ lệ mù 2 mắt ở phụ nữ là 3,56% cao hơn hẳn so với tỷ lệ mù ở nam giới với cùng nhóm tuổi là 1,41% (p < 0,05) Tỉ lệ này tương đương với tỉ lệ mù 2 mắt của người trên 50 tuổi so với cả nước là 4,76% ( theo nghiên cứu của Tôn Thị Kim Thanh năm 2003). Tuy nhiên thấp hơn so với tỉnh Nghệ An 5,65%, nhưng cao hơn một số tỉnh ở đồng bằng Nam bộ ( 3,93%) và đồng bằng sông Hồng ( 3,76%)[36][49]45].
Tỷ lệ mù 2 mắt của phụ nữ cao hơn nam giới, kết quả này của chúng tôi phù hợp với các cuộc điều tra mù loà trước đây tại Việt nam (1990,1995, 2003) và cũng phù hợp với thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, theo chúng tôi, sự khác biệt này có thể do:
- Tuy tuổi thọ trung bình của người Việt Nam gần 73 tuổi, trong đó tuổi thọ của phụ nữ cao hơn: trong nghiên cứu tính từ độ tuổi 50 trở lên nam chiếm 47,06 % trong khi nữ là 52,06%, đặc biệt ở độ tuổi 80 trở lên nữ chiếm tới 58,02%. Tuổi thọ càng cao thì bệnh tật càng tăng, trong đó có các bệnh về mắt.[58]
- Phụ nữ ngoài công việc chính hàng ngày, còn phải chăm lo công việc gia đình, hơn nữa phụ nữ thường dành phần ưu tiên về chăm sóc sức khỏe cho
những người thân trong gia đình, nên họ ít có điều kiện tiếp xúc với các dịch vụ y tế.
Bảng 3.7 cho thấy, các đối tượng điều tra mù bị mù 1 mắt cả 2 giới chiếm tỉ lệ 13,46% và tăng dần theo các nhóm tuổi. Tỉ lệ mù 1 mắt cao nhất ở nhóm tuổi trên 80 chiếm tỉ lệ 29,70% và thấp nhất là nhóm tuổi 51- 60, chiếm 4,83%.
Tuy tỉ lệ mù 1 mắt ở nam giới là 4,53% và nữ giới là 8,92% . nhưng tỉ lệ chung cả 2 giới chiếm 13,46%. Tỷ lệ này cao hơn so với con số chung của cả nước (8,79%), các điều tra trước đây ở một số tỉnh Nghệ An 9,52% (2003), Hà Nam 7,63% (2005) [58 ], [ 59].
Theo chúng tôi tỷ lệ mù 1 mắt ở đối tượng trên 50 tuổi tại huyện Phù Cát cao như vậy xuất phát từ khả năng nhận thức về bệnh tật của người dân và tình hình can thiệp của ngành y tế trong cộng đồng. Các bệnh nhân có thị lực một mắt kém nhưng do mắt bên kia còn khả năng nhìn bù nên: họ vẫn có thể sinh hoạt, làm việc bình thường, một mặt bận rộn với công việc, một số người bệnh có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, không có người đưa đi khám bệnh để điều trị, một số người quá cao tuổi nên cũng chấp nhận theo số phận.
Mặt khác, ở nhóm trên 50 tuổi, thường tỷ lệ mù 1 mắt có liên quan với tỷ lệ mù 2 mắt, những bệnh nhân mù 2 mắt (đặc biệt là bệnh nhân đục thể thuỷ tinh) ở lứa tuổi cao sau khi được can thiệp điều trị 1 mắt có kết quả họ có xu thế không muốn mổ tiếp mắt mù còn lại. Như vậy những bệnh nhân này từ mù 2 mắt họ trở thành bệnh nhân còn mù một mắt. Những yếu tố này góp phần tạo nên tỉ lệ mù một mắt cao ở huyện Phù Cát.
Để góp phần hạ thấp tỉ lệ mù một mắt nói trên, đòi hỏi ngành y tế tỉnh Bình Định và huyện Phù Cát cần triển khai mạnh mẽ Chương trình phòng chống mù lòa tại cộng đồng, trong đó đặc biệt quan tâm công tác truyền thông giáo dục sức khỏe chăm sóc mắt ban đầu. Đồng thời gắn với Chương trình phẩu thuật đục TTT miễm phí cho người nghèo. Mặt khác, ngành Lao động – Thương binh -Xã
hội cần có chính sách mua thẻ Bảo hiểm y tế cho người dân thuộc diện nghèo, cận nghèo để họ có điều kiện chăm sóc sức khỏe trong đó có chăm sóc mắt.
Nguyên nh n g y mù loà và các ệnh l ở ngư i trên tu i
Theo nghiên cứu của chúng tôi tại bảng 3.10 và bảng 3.11, để xác định các bệnh lý gây mù, chúng tôi xác định nguyên nhân theo từng mắt ở từng bệnh nhân được điều tra và nhận thấy tỉ lệ đục TTT chung trong cộng đồng là 15,02% ( bảng 3.10). Tỉ lệ này cao hơn một số địa phương như thành phố Đà nẵng ( 9,9% theo nghiên cứu của Trần Nghị năm 2008) Tuy nhiên, trong 315 mắt bị mù loà có 165 mắt có nguyên nhân hàng đầu là đục TTT chưa phẫu thuật chiếm 52,38% ( bảng 3.11.). Tỉ lệ này thấp so với các nghiên cứu trước như ở 4 tỉnh: Hà Tây, Phú Thọ, Nghệ An, Hải Phòng năm 2000 là 66,09%; Thành phố Đà Năng năm 2008 là 65,01% và cũng thấp hơn so với nghiên cứu năm 2003 tại Bình Định là 74,62% ), Tuy nhiên tỉ lệ này cũng cao hơn so với nghiên cứu ở Hà Nam năm 2005 là 47,5% [23],[58 ], [ 59]. [62].
Bệnh lý võng mạc – thần kinh chiếm tỉ lệ 14,29%, bệnh màng bồ đào – dịch kính chiếm 2,38% là những bệnh lý thường gặp và tiến triển nặng dần theo tuổi ở những người trên 50 tuổi. Theo điều tra của Viện Mắt Trung ương tỉ lệ mắc bệnh này là 11,0% và tỉ lệ này ở châu u chiếm 2,6% dân số Các bệnh lý khác như: giác mạc (2,60%), mộng thịt ( 2,53%), tăng nhãn áp (1,49%)… .
Riêng đối với bệnh mắt hột và biến chứng trong điều tra của chúng tôi chiếm1,86% thấp hơn so với cả nước (qua điều tra năm 2003 là 2,7%), và cao hơn thành phố Đà Nẵng ( qua điều tra năm 2008 là 0,64%). Bệnh này thường gặp ở những vùng gió cát, ven biển, điều kiện vệ sinh thấp. Tuy nhiên, bệnh này hiện đã giảm một cách đáng kể không còn là một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại đối với cộng đồng, tỉ lệ trên tại Phù Cát là do biến chứng quặm chưa được phẩu thuật.
Do vậy để hạ thấp tỉ lệ mắc các bệnh này Nhà nước và ngành y tế cần có những biện pháp can thiệp tích cực, trong đó chú trọng công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho người dân đồng thời phát triển mạng lưới chăm sóc mắt tại cơ sở để kịp thời phát hiện và điều trị sớm một số bệnh gây mù có thể phòng ngừa được [41],[42],[59].