Thống kê giá trị hệ số ROA, ROE

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 56 - 59)

Bảng 4 .1 Thống kê các biến trong mô hình nghiên cứu

Bảng 4.2 Thống kê giá trị hệ số ROA, ROE

Hệ số Năm Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Độ lệch chuẩn

ROA (%) 2014 3,49 -20,99 22,65 5,44 2015 4,47 0,01 14,19 3,95 2016 3,99 -2,28 17,12 3,83 2017 4,25 -8,80 23,50 4,66 2018 3,77 -36,97 23,81 6,59 2019 3,82 0,01 29,91 4,64 2020 2,77 -14,53 19,26 4,90 2014 - 2020 3,79 -36,97 29,91 4,94 ROE (%) 2014 11,63 -46,20 71,89 15,33 2015 12,75 0,01 47,17 9,34 2016 11,98 -2,34 53,61 10,03 2017 12,24 -35,42 64,80 13,14 2018 10,15 -46,42 42,97 13,03 2019 10,05 0,02 54,35 10,00 2020 8,66 -20,32 63,57 14,37 2014 - 2020 11,06 -46,42 71,89 12,38

Nguồn: trích từ kết quả tính toán trên phần mềm Stata

Qua số số liệu thống kê từ Bảng 4.1, trung bình hiệu quả tài chính của ngành xây dựng được khảo sát qua các năm có tăng, có giảm, tỷ lệ chênh lệch giữa các năm không nhiều nếu xét theo tiêu chí ROA nhưng ở ROE thì có biến động tương đối cao. Trung bình ngành là 3,79% đối với ROA (độ lẹch chuẩn 4,94%) và 11,06% đối với ROE (độ lệch chuẩn 12,38%). Ngành xây dựng có ROA cao nhất là 4,47% vào năm 2017, ROA thấp nhất là 2,77% vào năm 2020. Ngành xây dựng có ROE cao nhất là 12,75% vào năm 2015, ROE thấp nhất là 8,66% vào năm 2020. Riêng năm 2020, ngành xây dựng bị sụt giảm lợi nhuận nhiều (ROA là 2,77% và ROE là 8,66%). Điều này có thể do hậu quả của dịch Covid-19 gây ra. Năm 2020 là một năm ảm đạm của kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, chủ yếu do dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu, dịch Covid-19 được coi là sự kiện thời bình tiêu cực nhất trong hơn một thế kỷ, khiến nhiều nền kinh tế lớn phải đóng cửa và đẩy kinh tế thế giới lâm vào suy thoái. Tuy nhiên, theo Tổng cục thống kê, tăng trưởng GDP năm 2020 của Việt Nam vẫn có mức khả quan so với các nước trong khu vực và thế giới. Đặc biệt, ngành xây dựng vẫn là ngành đóng góp vào GDP cả nước ở mức cao bậc nhất (6,19% GDP). Điều này một lần nữa nói lên vai trò rất quan trọng của ngành xây dựng đối với nền kinh tế Đất nước.

Từ số liệu Bảng 4.1 và nguồn dữ liệu nghiên cứu của tác giả được tổng hợp từ báo cáo tài chính năm của các doanh nghiệp ngành xây dựng thấy rằng, doanh nghiệp có ROE thấp nhất (-46,42%) vào năm 2018 là trường hợp của CTCP Xây dựng Lilama 45.3 (L43); ROE cao nhất (71,89%) là CTCP Đầu tư Cầu đường CII (LGC) vào năm 2014. ROA thấp nhất (-36,97%) là trường hợp của CTCP Xây dựng Điện VNECO 1 (VE1) vào năm 2018 và có ROA cao nhất là (29,91%) của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Nam Hà Nội (NHA) vào năm 2019.

CTCP Xây dựng Lilama 45.3 (L43) có ROE thấp nhất so với toàn ngành trong năm 2018, nguyên nhân là do kinh doanh thua lỗ, với số tiền lỗ sau thuế gần -28,912 tỷ đồng, số tiền lỗ này đã làm giảm hơn 1/3 vốn chủ sở hữu. Doanh thu năm 2018 (114,954 tỷ đòng) bị sụt giảm 2,9 lần so với năm 2017 (331,912 tỷ đồng), giá vốn hàng bán cao hơn doanh thu bán hàng. Mặc khác, dù doanh nghiệp này không bổ sung thêm vốn vay trong năm 2018, nhưng chi phí vốn vay của năm 2018 (19,372 tỷ đồng) cao gấp 1,2 lần năm 2017 (16,503 tỷ đồng), hàng tồn kho trong năm 2018 cũng cao hơn năm 2017. Ngoài ra, theo Báo cáo thường niên của Hội đồng quản trị L43 giải trình lý do dẫn đến tình trạng tài chính sụt giảm nêu trên là do:

- Công tác quản lý và điều hành còn nhiều hạn chế do các công trình phân tán nhiều nơi, nhiều vùng có địa lý khác nhau dẫn đến chi phí di chuyển máy móc thiết bị, con người ngày càng tăng. Dự án chống ngập tại Thành phố Hồ Chí Minh mà doanh nghiệp tham gia có giá trị hợp đồng rất lớn nhưng tạm dừng thi công đã ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp.

- Trong quá trình đấu thầu và triển khai thi công công trình, chưa lường hết được các yếu tô trong đấu thầu, bóc dự toán còn thiếu dẫn đến phát sinh các chi phí chưa được phê duyệt dẫn đến nghiệm thu, quyết toán kéo dài.

- Chưa thoái được hết vốn đầu tư ngoài ngành để bổ sung vốn lưu động, bên nhận chuyển nhượng chưa thanh toán hết số tiền tối thiểu 21,1 tỷ đồng, việc chuyển nhượng vốn phải kéo dài sang năm 2019.

Như trên cho thấy, năng lực quản trị điều hành và trình độ chuyên mon của L43 còn hạn chế đã làm cho ROE thấp nhất so với toàn ngành.

Trường hợp doanh nghiệp có ROA thấp nhất (-36,97%) là của CTCP Xây dựng Điện VNECO 1 (VE1) vào năm 2018 do lợi nhuận sau thuế giảm mạnh (-19,076 tỷ đồng). Nguyên nhân là daonh thu năm 2018 chỉ đạt 9,474 tỷ đồng (giảm 16,432 tỷ đồng) so với 2017, trong khi đó chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 2 lần, chi phí tài chính năm 2018 (9,143 tỷ) tăng 99 lần so với năm 2017 (92,218 triệu đồng). Theo biên bản giải trình của Ban giám đốc VE1, nguyên nhân lợi nhuận bị giảm, chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng đột biến là do VE1 có đầu tư một số chứng khoán nhưng giá bị giảm so với thị trường và có trích lập dự phòng phải thu khó đòi một số khách hàng không có khả năng thu hồi nợ được. Tổng tài sản VE1 năm 2018 đã

giảm 22,178 tỷ đồng so với ăm 2017. Số liệu này phản ánh năng lực quản lý điều hành hành còn yếu kém của VE1 đã làm cho ROA thấp nhất.

Doanh nghiệp có ROE cao nhất (71,89%) là CTCP Đầu tư Cầu đường CII (LGC) vào năm 2014. Doanh thu năm 2014 (258,511 tỷ đồng) tăng 1,2 lần so với năm 2013 (214,358 tỷ đồng) nhưng lợi nhuận sau thuế của năm 2014 (239,441 tỷ đồng) cao gần 61,5 lần sao với lợi nhuận sau thuế của năm 2013 (3,896 tỷ đồng) trong khi giá vốn bán hàng của năm 2014 chỉ cao hơn giá vốn bán hàng của năm 2013 là 1,3 lần. Chi phí lãi vay trong năm 2014 đã giảm hơn 1,4 lần so với năm 2013. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu đã tăng 1,9 lần, lợi nhuận giữ lại tăng 8,9 lần. Điều này cho thấy LGC đã tận dụng tối đa lợi thế về chi phí vốn thấp của lợi nhuận giữ lại, giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả tài chính cao. Mặc khác, đầu tư mới của LGC đã phát huy hiệu quả tốt trong năm 2014, thể hiện qua tổng tài sản năm 2014 (1.675 tỷ đồng) đã tăng 3,8 lần so với năm 2013 (440 tỷ đồng). Những số liệu trên phản án năng lực điều hành, quản lý doanh nghiệp của LGC rất tốt và đã lí giải cho việc LGC có ROE cao nhất.

ROA cao nhất là 29,91% vào năm 2019 tại Tổng công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Nam Hà Nội (NHA). NHA đã có bươc đột phá lớn trong năm 2019, doanh thu đạt trên 170 tỷ đồng, cao hơn năm 2018 là 66 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế năm 2019 đạt trên 68 tỷ đồng, cao hơn năm 2018 là 41 tỷ đồng. Tổng tài sản của NHA trong năm 2019 (trên 269 tỷ đồng) cao hơn năm 2018 là 82 tỷ đồng. Để đạt được hiệu quả tài chính này, Ban quản lý công ty luôn chú trọng vào lĩnh vực xây dựng là thế mạnh chủ lực như các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi có sử dụng vốn ngân sách của của nhà nước với quy mô vừa và nhỏ, khả năng thu hồi vốn nhanh trong ngắn hạn đã tạo dòng vốn ổn định cho NHA duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh và có đủ nguồn lực để thực hiện đấu thầu và trúng thầu các dự án lớn. Mặc khác, năm 2019, lạm phát chỉ ở mức 2,8%, được kiểm soát tốt so với năm 2018 là 3,54% và tỷ lệ tăng trưởng GDP cũng ở mức cao (7,02%) đã giúp kích cầu nền kinh tế và lãi suất cho vay của các ngân hàng có xu hướng giảm sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn. Đây cũng là những điều kiện thuận lợi góp phần vào thành công của NHA trong năm 2019.

Từ các trường hợp doanh nghiệp xây dựng được chọn điển hình phan tích trên, có thể thấy rằng hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành xây dựng một mặt bị ảnh hưởng bởi năng lực quản lý điều hành hoạt động, năng lực quản trị nguồn tài chính, đồng thời còn bị tác động bởi các yếu tố khách quan như địa bàn triển khai dự án, tăng trưởng kinh tế, lạm phát làm biến động giá cả nguyên vật liệu và chính sách lãi suất cho vay của các ngân hàng.

4.1.2 Tín dụng thương mại (khía cạnh phải trả người bán)

Tín dụng thương mại trong đề tài này sử dụng tỷ lệ giữa khoản phải trả ngắn hạn người bán và tổng nợ của các doanh nghiệp ngành xây dựng, cách tính này dựa theo các nghiên cứu của Kensten et al. (2011) và Viet & Phuc (2020). Việc sử dụng công

thức tính này sẽ cho thấy rõ tỷ lệ tín dụng thương mại chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng cơ cấu nguồn vốn tài trợ của doanh nghiệp, dễ dàng cho việc phân tích chính sách, chiến lược sử dụng tín dụng thương mại của các doanh nghiệp ngành xây dựng trong việc đầu tư sản xuất kinh doanh.

Bảng 4.3: Tỷ lệ sử dụng tín dụng thương mạiNăm Trung bình

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w