Bảng 4 .1 Thống kê các biến trong mô hình nghiên cứu
Bảng 4.12 Tổng hợp kết quả ước lượng OLS, RE, FE của hai mô hình
Biến
Phương pháp OLS Phương pháp RE Phương pháp FE Mô hình 1 (ROA) Mô hình 2 (ROE) Mô hình 1 (ROA) Mô hình 2 (ROE) Mô hình 1 (ROA) Mô hình 2 (ROE) AP -0,0222** -0,0828*** -0,0222** -0,0828*** -0,0132 -0,0855** DEBT -0,0391*** 0,0276 -0,0392*** 0,0276 -0,0118 0,2128*** GROWTH 0,0040*** 0,0124*** 0,0040*** 0,0124*** 0,0038*** 0,0106*** SIZE 0,0016 0,0016 0,0016 0,0016 -0,0012 -0,0208* gGDP 0,2401** 0,2796 0,2401** 0,2796 0,2528** 0,3832 IR -0,2380 -0,2695 -0,2380 -0,2695 -0,2197 -0,2574 ROA(t-1) 0,5427*** 0,5427*** 0,1905*** ROE(t-1) 0,6317*** 0,6317*** 0,2844*** C -0,0060 -0,0169 -0,0060 -0,0169 0,0628 0,5120 Số quan sát 602 602 602 602 602 602 R2 39% 41% 6% 9% 7% 14% Thống kê F/Wald chi2 53,22 59,90 372,54 419,29 5,50 11,39 Mức ý nghĩa 0,0000 0,0000 0,0000 0,0000 0,0000 0,0000
Ghi chú: (***), (**) và (*) lần lượt tương ứng với các mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%
Nguồn: trích từ kết quả phân tích trong phần mềm Stata
Kết quả kiểm định Hausman (1978) cho mô hình (1) và mô hình (2) đều có Prob> chi2 = 0,0000 (nhỏ hơn 0,05), vì vậy, bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết H1. Nghĩa là phương pháp ước lượng FE là phù hợp cho cả 2 mô hình.
Tiếp đến, tác giả sẽ dùng kiểm định Wald để tra xem 2 mô hình có vi phạm giả thuyết về phương sai số thay đổi. Với Giả thuyết H0: là không có phương sai sai số thay đổi; Giả thuyết H1: có phương sai sai số thay đổi. Nếu giá trị p-value của kiểm định Wald nhỏ hơn 5% thì bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1, nghĩa là mô hình bị phương sai sai số thay đổi. Ngược lại nếu giá trị p-value của kiểm định Wald lớn hơn 5% thì chấp nhận H0, nghĩa là mô hình không có phương sai sai số thay đổi.
Kết quả kiểm định Wald cho mô hình (1) và mô hình (2) đều có giá trị p-value của kiểm định Wald nhỏ hơn 5% (Prob>chi2 = 0,0000). Nghĩa là cả hai mô hình đều bị phương sai sai số thay đổi.
Theo Hoang et al. (2019), nếu trong mô hình hồi quy dữ liệu bảng cùng tồn tại hai khuyết tật là tự tương quan và phương sai sai số thay đổi thì sử dụng phương pháp
ước lượng bình phương bé nhất tổng quát khả thi (Feasible Generalized Least Squares Estimators - FGLS) để khắc phục cùng lúc hai khuyết tật này. Do đó, tác giả sẽ sử dụng phương pháp FGLS để ước lượng và sử dụng kết quả của phương pháp này giải thích ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc trong nghiên cứu.
4.2.6 Kết quả ước lượng bằng phương pháp FGLS
Kết quả ước lượng bằng phương pháp FGLS cho thấy, tín dụng thương mại (khía cạnh phải trả người bán) có tác động nghịch chiều với hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2020 ở cả hai hệ số là ROA và ROE, với mức ý nghĩa 1%.
Bảng 4.13 : Kết quả ước lượng bằng phương pháp FGLS
Tên biến Ký hiệu
biến
ROA ROE
Hệ số ảnh
hưởng Giá trị xác xuất Hệ số ảnh hưởng Giá trị xác xuất
Tín dụng thương mại AP -0,013 0,003 -0,054 0,000
Tỷ lệ nợ DEBT -0,033 0,000 0,007 0,603
Tăng trưởng doanh thu GROWTH 0,005 0,000 0,012 0,000
Quy mô doanh nghiệp SIZE 0,001 0,090 0,002 0,271
Tăng trưởng GDP gGDP 0,090 0,020 0,231 0,078
Tỷ lệ lạm phát IR -0,084 0,081 -0,299 0,069
Tỷ suất sinh lời kỳ trước ROA(t-1)/
ROE(t-1) 0,581 0,000 0,646 0,000
Hằng số C -0,004 0,848 -0,030 0,583
Nguồn: trich từ kết quả phân tích bằng phần mềm Stata
Tỷ lệ nợ có tác động nghịch chiều đến ROA (mức ý nghĩa 1%), nhưng không có ý nghĩa thống kê đối với ROE. Tăng trưởng doanh thu có tác động thuận chiều đến cả hai hệ số ROA, ROE (mức ý nghĩa 1%). Quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng thuận chiều đến ROA (mức ý nghĩa 10%) nhưng không có ý nghĩa thống kê với ROE. Tăng trưởng GDP các tác động thuận chiều đến cả hai hệ số (với ROA mức ý nghĩa 5%, với ROE mức ý nghĩa 10%). Tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng nghịch chiều với cả ROA và ROE (mức ý nghĩa 10%) và cuối cùng, tỷ suất sinh lời kỳ trước có tác động cùng chiều với cả hai hệ số ROA, ROE (mức ý nghĩa 1%).
4.2.6.1 Ảnh hưởng của tín dụng thương mại đối với hiệu quả tài chính
Biến độc lập quan trọng của mô hình là tín dụng thương mại có ảnh hưởng ngược chiều với hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam. Điều này đã trái với kỳ vọng ban đầu của tác giả, cũng như trái với các kết quả nghiên cứu của Su & Sun (2011), Martínez-Sola et al. (2014), Yazdanfar & Ohman (2015), Abuhommous (2017), Ninh et al. (2019) cho rằng
tín dụng thương mại giúp giảm bớt tình trạng thiếu tiền mặt, như một phương thức tài trợ có thể giải tỏa các hạn chế về tài chính cho các doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay từ các tổ chức tín dụng và có tác động cùng chiều với hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, ảnh hưởng ngược chiều của tín dụng thương mại đến hiệu quả tài chính của doanh doanh nghiệp cũng đã được tìm thấy trong các nghiên cứu của Cunat (2004), Vaidya (2011), Kestens et al. (2011), Viet & Phuc (2020) với các nhận định như: chi phí lãi tiềm ẩn liên quan đến tín dụng thương mại cao hơn đáng kể so với chi phí lãi suất trả cho các khoản vay từ các tổ chức tín dụng vì phí bảo hiểm vỡ nợ. Nguyên nhân dẫn đến chi phí ẩn này là do các nhà cung cấp cho rằng, các khách hàng sử dụng tín dụng thương mại thường không tiếp cận được nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng do họ bị các tổ chức này đánh giá có tính thanh khoản thấp, rủi ro không trả được khoản vay cao. Vì vậy, phí bảo hiểm có thể được coi là một khoản thu hồi vốn mà nhà cung cấp nhận được khi khách hàng mất khả năng thanh toán trong tương lai. Mặc khác, lãi suất ẩn trong tín dụng thương mại còn thể hiện khi doanh nghiệp mất đi khoản tiền chiết khấu khi không thanh toán sớm, khoản tiền chiết khấu này cao hơn nhiều sao với lãi suất cho vay của các ngân hàng (Petersen & Rajan, 1995; Wilner, 2000; Fisman & Love, 2003). Ngoài ra, các doanh nghiệp sử dụng tín dụng thương mại như một công cụ tài trợ vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, bất chấp bị áp đặt các điều kiện tín dụng thương mại không thuận lợi từ các nhà cung cấp dẫn đến giảm hiệu quả tài chính (Viet & Phuc, 2020).
Theo nhận định của tác giả nguyên nhân ảnh hưởng nghịch chiều của tín dụng thương mại đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam như sau: chi phí nguyên vật liệu đầu vào của ngành xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh (chiếm 70% chi phí sản xuất kinh doanh) và cũng là chi phí khó kiểm soát nhất do biến động về giá của thị trường nguyên vật liệu. Nhà thầu xây dựng có khả năng mặc cả với nhà cung cấp thấp hơn ngành sản xuất thông thường do xây dựng phải thực hiện tại địa điểm xây dựng công trình của từng dự án khác nhau, khiến nhà thầu thường phải lựa chọn nhà cung cấp vật liệu xây dựng lân cận để tiết kiệm chi phí vận chuyển. Khi làm việc với các nhà cung cấp mới, nhà thầu có thể nhận được ít ưu đãi hơn so với nhà cung cấp quen thuộc (thời hạn thanh toán chậm ngắn hơn, giá bán cho thanh toán chậm cao hơn, mức chiết khấu thấp hơn,…) do nhà cung cấp vật liệu xây dựng sợ rủi ro không thu nợ được nếu nới lỏng chính sách bán chịu cho những nhà thầu mới. Vì vậy, nếu doanh nghiệp xây dựng sử dụng chính sách mua chịu càng nhiều sẽ dẫn đến chi phí sản xuất kinh doanh càng tăng cao, làm cho lợi nhuận giảm xuống. Điều này cũng có thể nhận thấy qua số liệu thống kê, trung bình tỷ lệ sử dụng tín dụng thương mại so với tổng nợ của các daonh nghiệp ngành xây dựng chỉ chiếm 21,13%. Để chứng minh nhận định này, tác giả sẽ chia các doanh nghiệp ngành xây dựng thành hai nhóm là: nhóm có tỷ lệ sử dụng tín dụng thương mại từ mức trung bình ngành trở lơn (AP>=21,13%) và
nhóm có tỷ lệ sử dụng tín dụng thương mại thấp hơn mức trung bình ngành (AP<21,13%) để so sánh hiệu quả tài chính của hai nhóm doanh nghiệp. Kết quả phân tích như sau :
Bảng 4.14: So sánh hiệu quả tài chính theo AP
Các chỉ số
ROA ROE
Nhóm có
AP>=21,13% Nhóm có AP<21,13% Nhóm có AP>=21,13% Nhóm có AP<21,13%
Trung bình 3,44% 4,02% 9,49% 12,08%
Lớn nhất 23,50% 29,91% 64,80% 71,89%
nhỏ nhất -20,99% -36,97% -46,20% -46,42%
Độ lệch chuẩn 4,73% 5,06% 10,83% 13,20%
Số quan sát 236 366 236 366
Nguồn: trích từ kết quả phân tích bằng phần mềm Stata
Kết quả từ Bảng 4.14 cho thấy số lượng quan sát trong nhóm sử dụng tín dụng thương mại dưới trung bình ngành nhiều hơn (366 quan sát) so nhóm sử dụng tín dụng thương mại từ trung bình ngành trở lên (236 quan sát) và hiệu quả tài chính của nhóm doanh nghiệp sử dụng tín dụng thương mại dưới trung bình ngành có hiệu quả tài chính cao hơn so với nhóm sử dụng tín dụng thương mại từ trung bình ngành trở lên ở cả hai hệ số ROA và ROE. Để thuyết phục hơn, tác giả tiến hành dùng phương pháp ước lượng FGLS để kiểm tra ảnh hưởng cảu tín dụng thương mại đến hiệu quả tài chính riêng nhóm sử dụng tín dụng thương mại thấp hơn trung bình ngành. Kết quả ước lượng cho thấy, hiệu quả tài chính và tín dụng thương mại của nhóm này cũng có tác động ngược chiều, với mức ý nghĩa 1% ở cả hai hệ số ROA và ROE.
Như vậy, bằng chứng thực nghiệm trong nghiên cứu này đã cho thấy doanh nghiệp ngành xây dựng sử dụng tín dụng thương mại sẽ ảnh hưởng ngược chiều đến hiệu quả tài chính. Tác giả không tìm thấy ngưỡng tín dụng thương mại tối ưu như trong nghiên cứu của Ninh et al. (2019) cho các doanh nghiệp ngành nông nghiệp Việt Nam. Ninh et al. (2019) cho rằng, nếu các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam sử dụng tín dụng thương mại từ ngưỡng tối ưu trở xuống sẽ mang lại hiệu quả tài chính cao. Ngược lại, nếu sử dụng tín dụng thương mại vượt ngưỡng tối ưu thì sẽ làm hiệu quả tài chính giảm xuống. Do đó, kết quả trong nghiên cứu này nói lên rằng, ảnh hưởng của tín dụng thương mại đến hiệu quả tài chính của từng ngành là rất khác nhau, mối quan hệ này không đồng nhất với tất cả các lĩnh vực kinh doanh.
4.2.6.2 Ảnh hưởng của tỷ lệ nợ đến hiệu quả tài chính
Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản ảnh hưởng nghịch chiều đến hiệu quả tài chính thông qua hệ số ROA với mức ý nghĩa 1%. Điều này phù hợp với kỳ vọng ban đầu của tác giả cũng như Jensen & Meckling (1976) cho rằng do chi phí đại diện và thông tin bất
đối xứng sẽ làm tăng chi phí sử dụng nợ, ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Mặc dù, nợ cũng có ưu điểm là tạo ra các lá chắn thuế (Modigliani & Miller, 1963) và là đòn bẩy để doanh nghiệp gia tăng doanh thu, từ đó tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu sử dụng nợ không hiệu quả thì cũng rất dễ dàng đẩy doanh nghiệp đến bờ vực phá sản. Kết quả thống kê trong nghiên cứu cho thấy trung binhg tỷ lệ nợ trên tài sản của các doanh nghiệp ngành xây dựng là khá cao (63,96%) và việcsử dụng nợ cho đầu tư hoạt động kinh doanh chưa hiệu quả, lợi ích thu được từ việc vay nợ không thể bù đắp cho các chi phí phát sinh từ nợ, dẫn đến ảnh hưởng ngịch chiều với hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành xây dựng.
4.2.6.3 Ảnh hưởng của tăng trưởng doanh thu đến hiệu quả tài chính
Giống như kỳ vọng, tăng trưởng doanh thu có tác động thuận chiều đến hiệu quả tài chính các doanh nghiệp ngành xây dựng ở cả ROA và ROE với mức ý nghĩa 1%. Kết quả của nghiên cứu này cũng phù hợp với các tác giả Martínez-Sola et al. (2014); Yazdanfar & Ohman (2015), Viet & Phuc (2020). Điều này cho thấy tăng trưởng giúp cho doanh nghiệp tích lũy về nguồn vốn và cơ sở vật chất để đầu tư mở rộng sản xuất đồng thời tạo dựng được uy tín đối với khách hàng cũng như với các nhà cung cấp và các nhà đầu tư. Tăng trưởng còn giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tốc độ tăng trưởng doanh thu cao thì sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, dẫn đến khả năng sinh lời tăng lên.
4.2.6.4 Ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp đến hiệu quả tài chính
Kết quả nghiên cuus cho thấy quy mô doanh nghiệp có tác động cùng chiều đối với ROA, mức ý nghĩa 10%. Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu như Zeitun & Tian (2007), Sivathaasan et al. (2013), Martínez-Sola et al. (2014). Doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì càng có uy tín, khả năng thương lượng với nhà cung cấp càng tốt, vì vậy doanh nghiệp thường chịu chi phí phát hành nợ và vốn cổ phần thấp hơn các doanh nghiệp nhỏ (Michaelas et al., 1999). Các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có nhiều tài sản, trình độ kỹ thuật công nghệ cao, đặc biệt với các doanh nghiệp ngành xây dựng thì đây là yếu tố quan trọng vì cho ra đời những công trình kiến trúc hiện đại, đảm bảo chất lượng, tạo được niềm tin cho chủ đầu tư, tăng khả năng cạnh tranh trong ngành. Mặc khác, với sức mạnh về tài sản, các doanh nghiệp sẽ đầu tư nhiều máy móc thiết bị, kỹ thuật công nghệ cao nên dễ dàng khai thác lợi thế theo quy mô nhằm tối thiểu hóa chi phí đầu vào, gia tăng hiệu quả đầu ra để giảm thiểu giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận. Hơn nữa, các doanh nghiệp ngành xây dựng có quy mô lớn dễ trúng thầu hoặc được chỉ định thầu hơn là các doanh nghiệp nhỏ, từ đó có cơ hội tăng doanh số, tìm kiếm lợi nhuận, nâng cao hiệu quả tài chính.
Tác động của tỷ suất sinh lời trên tài sản và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu kỳ trước đều có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành xây dựng, với mức ý nghĩa 1%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Ninh et al. (2019) cho rằng, đối với các doanh nghiệp cổ phần, một phần lợi nhuận được giữ lại để tái đầu tư sau khi đã phân phối cổ tức cho các cổ đông hiện hữu. Cho nên, tỷ số lợi nhuận của năm trước sẽ có ảnh hưởng thuận chiều đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp trong hiện tại bởi tận dụng được nguồn vốn từ lợi nhuận giữ lại để đầu tư sản xuất kinh doanh với chi phí rất rẽ. Thật vậy, đối với các doanh nghiệp ngành xây dựng cần phải giữ lại nhiều lợi nhuận kỳ trước để có đủ nguồn lực đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện các công trình còn đang dang dở. Bởi do các công trình xây dựng thường có thời gian kéo dài và tùy thuộc vào tính chất phức tạp của từng công trình, quá trình giải ngân và quyết toán thanh lý hợp đồng mất rất nhiều thời gian nên vốn kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng thường bị khách hàng chiếm dụng. Việc tận dụng nguồn vốn từ lợi nhuận giữ lại kỳ trước sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro không đủ vốn cho quá trình hoạt động mà phải đi vay sẽ phát sinh chi phí tài chính làm giảm lợi nhuận. Trong khi đó, nguồn vốn từ lợi nhuận giữ lại có chi phí sử dụng thấp nhất so với các loại vốn từ các nguồn tài trợ khác.
4.2.6.6 Ảnh hưởng của tăng trưởng GDP đến hiệu quả tài chính
Tăng trưởng GDP có tác động thuận chiều với hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành xây dựng, có mức ý nghĩa 5% đối với ROA và mức ý nghĩa 10% đối với ROE. Mối quan hệ tích cực giữa tăng trưởng GDP và hiệu quả tài chính doanh nghiệp