Chi phí nhân công xây dựng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 29 - 30)

Nguồn: Turner and Townsend

Chi phí nhân công của ngành xây dựng chịu ảnh hưởng bởi mức lương tối thiểu vùng quy định bởi Chính phủ. Mức lương tối thiểu vùng được Hội đồng Tiền lương Quốc gia quyết định, dựa trên đàm phán giữa đại diện người lao động và doanh nghiệp. Năm 2020, mức lương tối thiểu vùng được ấn định ở mức trung bình 3.710.000 VND/tháng, tăng 5,5% so với 2019. Việc đàm phán mức lương tối thiểu thường được hoàn thành khoảng tháng 07 – 08 hàng năm, trước khi có hiệu lực vào năm sau, thuận lợi cho nhà thầu xây dựng tính toán giá dự thầu tương ứng, giảm thiểu rủi ro biến động chi phí nhân công.

Máy móc thi công chiếm khoảng 10% chi phí xây dựng, đảm nhiệm các công việc nặng nhọc thay cho con người. Máy móc thường thích hợp với dự án quy mô lớn, đặc biệt trong các dự án cơ sở hạ tầng (có diện tích thi công và yêu cầu vận chuyển khối lượng đất đá, vật liệu xây dựng lớn). Máy móc thi công cũng đóng vai trò rào cản gia nhập đối với các dự án đặc thù (như đường sắt đô thị, cầu vượt biển hoặc nhà chọc trời…). Ít có nhà thầu tại Việt Nam có khả năng thực hiện các dự án này, do yêu cầu máy móc chuyên dụng đặc thù với chi phí đầu tư ban đầu lớn, đồng thời phải tốn thời gian đào tạo nhân lực vận hành. Hiện nay, Việt Nam mới chỉ có thể sản xuất được máy móc đơn giản với kích thước nhỏ (máy trộn, bơm bê tông, máy đầm, thiết bị nâng hạ…), ngoài ra chủ yếu phải nhập khẩu. Trong những năm gần đây, Việt Nam nhập khẩu nhiều máy móc thi công , phần lớn từ các quốc gia có ngành xây dựng phát triển trong khu vực (Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản chiếm khoảng 70% giá trị nhập khẩu vào Việt Nam) và thường là máy đã qua sử dụng. Tương tự với nhân công, việc thuê máy móc thi công trong xây dựng rất phổ biến. Điều này giúp hạn chế chi phí cố

định cho nhà thầu xây dựng (chi phí khấu hao, bảo dưỡng, bảo trì và lương thợ vận hành…) và tăng tính linh hoạt cho bộ máy sản xuất để thích ứng với khối lượng và địa điểm công việc không ổn định.

Xu hướng đô thị hóa sẽ thúc đẩy nhu cầu nhà ở, công trình thương mại, công cộng và cơ sở hạ tầng đô thị. Theo Ngân hàng Thế giới, tính tới 2019, mới chỉ trên 1/3 dân số Việt Nam sống ở các khu vực đô thị, khá thấp so với các nước khác trong khu vực. Điều này chỉ ra dư địa phát triển lớn của các đô thị Việt Nam. Trong 10 năm tới, dân số đô thị Việt Nam dự phóng tăng trưởng trung bình 2,6%/năm, đứng thứ ba trong các quốc gia ASEAN. Tới năm 2039, sẽ có trên 50% dân số Việt Nam sống tại các đô thị và lên tới 57,3% trong năm 2050.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w