Bảng 4 .1 Thống kê các biến trong mô hình nghiên cứu
Bảng 4.4 Tình hình sử dụng nợ
(%) Nhỏ nhất (%) Lớn nhất (%) Độ lệch chuẩn (%) 2014 63,66 2,67 90,66 18,09 2015 64,55 1,10 91,97 18,08 2016 64,15 3,42 88,93 19,76 2017 63,46 4,55 87,03 19,08 2018 63,40 1,20 91,36 20,51 2019 63,46 8,23 93,07 20,45 2020 65,02 4,86 89,40 18,42 2014 - 2020 63,96 1,10 93,07 19,13
Nguồn: trích từ kết quả tính toán trên phần mềm Stata
Tỷ lệ tổng nợ so với tổng tài sản của toàn ngành xây dựng trong giai đoạn nghhieen cứu trung bình là 63,96%, tỷ lệ nợ nhỏ nhất là 1,10%, tỷ lệ nợ cao nhất là 93,07%, độ lệch chuẩn là 19,13%. Không có trường hợp daonh nghiệp nào không sử dụng đến đến đòn bẩy tài chính. Trung bình tỷ lệ nợ của doanh nghiệp ngành xây dựng trong giai đoạn nghiên cứu là tương đối cao, điều này đã đưuọc lý giải do đặc điểm ngành xây dựng là ngành thâm dụng vốn. Sản phẩm ngành xây dựng thường có giá trị cao nên chi phí đầu vào cũng lớn. Bênh cạnh đó, các nhà thầu xây dựng thường bị khách hàng chiếm dụng vốn do nhiều lí do như khách hàng chỉ cho nhà thầu tạm ứng một khoản kinh phí nhỏ khi ký kết hợp đồng, nhà thầu sẽ phải xuất vốn để thực hiện các công đoạn trong dự án và sẽ được khách hàng thanh toán sau khi hoàn thiện công trình hoặc được thanh toán từng phần theo hạn mục đã thực hiện xong. Hơn nữa, thời gian hoàn thiện hồ sơ quyết toán và thanh lý hợp đồng giữa nhà thầu và chủ đầu tư thường kéo dài đã làm ảnh hưởng đến dòng vốn hoạt động kinh doanh. Vì vậy, các daonh nghiệp ngành xây dựng phải sử dụng đến vay nợ để đảm bảo đủ nguồn vốn thực hiện các dự án đang triển khai và tham gia đấu thầu các dự án mới. Từ đó thấy rằng, các doanh nghiệp ngành xây dựng cần có chiến lược, chính sách quản trị tài chính tốt để phát huy tối đa lợi ích của việc sử dụng nợ, cũng như hạn chế được mặt hạn chế của nợ để tiết kiệm được chi phí, giúp doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững.
4.1.4 Quy mô doanh nghiệp (tính theo tổng giá trị tài sản)
Theo Tổng cục Thống kê, tính tới cuối năm 2019, có gần 74.000 doanh nghiệp xây dựng đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó phần lớn là doanh nghiệp nhỏ. Nhiều doanh nghiệp tham gia khiến cho thị trường xây dựng Việt Nam phân mảnh với áp lực cạnh tranh cao.
Bảng 4.5: Tổng giá trị tài sản (tỷ đồng)
Năm Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Độ lệch chuẩn
2014 1.370,048 30,649 23.067,174 2.816,663 2015 1.655,006 37,520 20.729,701 3.080,216 2016 1.910,682 32,292 22.800,839 3.418,026 2017 2.198,934 28,837 21.629,224 4.111,316 2018 2.394,596 27,935 22.271,754 4.300,586 2019 2.585,941 26,185 29.249,128 4.794,980 2020 2.699,309 35,632 29.547,034 4.731,635 2014 - 2020 2.116,359 26,185 29.547,030 3.968,528
Nguồn: trích từ kết quả tính toán trên phần mềm Stata
Trung bình tổng giá trị tài sản của ngành xây dựng trong giai đoạn nghiên cứu là 2.116, 359 tỷ đồng. Giá trị tài sản thấp nhất là 26,185 tỷ đồng, cao nhất là 29.547,030 tỷ đồng, độ lệch chuẩn là 3.968,528 tỷ.
Giá trị tổng tài sản lớn nhất của toàn ngành được thống kê vào năm 2020 là trường hợp của CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (CII). Tổng tài sản của CII không ngừng tăng trưởng qua các năm (năm 2014 là 9.035,49 tỷ đồng, năm 2015 là 15.065,849 tỷ đồng, năm 2016 tổng tài sản có giảm xuống còn 10.141,186 tỷ đồng, nhưng đến năm 2017 đã tăng trở lại 20.709,187 tỷ đồng, năm 2018 đạt 22.271,754 tủ đồng, năm 2019 đạt 29.249,128 tỷ đồng và năm 2020 tăng lên 29.547,034 tỷ đồng). Đây cũng là doanh nghiệp được thống kê có hệ số ROE cao nhất (71,89%) trong toàn ngành. Doanh nghiệp có quy mô tài sản thấp nhất là CTCP Xây dựng Điện VNECO 4 (VE4) đưuọc ghi nhận vào năm 2019 với 26,185 tỷ đồng. Tổng giá trị tài sản của VE4 từ năm 2017, 2018 và 2019 đều giảm. Tuy nhiên, giá trị tài sản của VE4 đã tăng cao trởi lại vào năm 2020, tăng 2,3 lần so với năm 2019, đạt 59,773 tỷ đồng.
Nhìn chung, trung bình tổng tài sản của các doanh nghiệp ngành xây dựng liên tục tăng qua các năm. Cạnh tranh ngày càng gay gắt đã thúc đẩy các doanh nghiệp xây dựng quy mô lớn phải đa dạng hóa nguồn doanh thu. Việc này thường được thực hiện qua đầu tư vào các lĩnh vực mà nhà thầu có thể tận dụng hiểu biết kỹ thuật và sự quen thuộc với các thủ tục hành chính. Chẳng hạn, doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng
đầu tư vào nhà máy điện, doanh nghiệp xây dựng dân dụng đầu tư bất động sản để bán và cho thuê…
4.1.5 Tăng trưởng doanh thu
Theo Tổng cục Thống kê (2019) cho biết, trong 30 năm tăng trưởng (kể từ Chính phủ thực hiện chính sách Đổi mới vào năm 1986), ngành xây dựng Việt Nam cho thấy tính chu kỳ cao, thể hiện qua quá trình tăng trưởng được chia thành nhiều chu kỳ tăng tốc – giảm tốc và khác biệt cao giữa tốc độ tăng trưởng đỉnh và đáy mỗi chu kỳ (lên đến trên 10 điểm phần trăm). Xu hướng giảm dần của tốc độ tăng trưởng (với đỉnh và đáy của chu kỳ sau thấp hơn chu kỳ trước) chỉ ra ngành xây dựng Việt Nam đang ở cuối giai đoạn tăng trưởng và sẽ dần tiến tới giai đoạn tái cấu trúc, nghĩa là tốc độ tăng trưởng và mức độ biến động chu kỳ đều được dự kiến sẽ giảm dần. Tốc độ tăng trưởng giảm dần đồng nghĩa với áp lực cạnh tranh gia tăng. Thêm nữa, xu hướng toàn cầu hóa cũng sẽ tạo thêm áp lực lên các nhà thầu Việt Nam.
Bảng 4.6: tăng trưởng doanh thu (Đơn vị tính: %)
Năm Trung bình (%) Nhỏ nhất (%) Lớn nhất (%) Độ lệch chuẩn(%)
2014 27,68 -49,45 366,98 66,39 2015 23,76 -45,40 197,21 48,73 2016 25,55 -84,49 469,87 78,53 2017 24,87 -93,04 1.080,47 127,49 2018 33,93 -75,60 2.587,97 281,46 2019 17,06 -69,14 286,60 52,33 2020 4,68 -98,24 345,25 62,53 2014 - 2020 22,51 -98,24 2.587,97 127,87
Nguồn: trích từ kết quả tính toán trên phần mềm Stata
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu toàn ngành xây dựng trong giai đoạn nghiên cứu có trung bình là 22,51%, tỷ lệ tăng trưởng cao nhất đạt 2.587,97%, tăng trưởng thấp nhất là -98,24%, độ lệch chuẩn trung bình là 127,87%. Nhìn chung, mức độ biến động của tăng trưởng doanh thu của ngành xây dựng rất cao.
Tăng trưởng doanh thu cao nhất thống kê được vào năm 2018 là trường hợp của CTCP Xây dựng sông Hồng (ICG). Doanh thu năm 2018 (404,406 tỷ đồng) của ICG tăng đột biến so với năm 2017 (15,045 tỷ đồng). Theo Biên bản giải trình của Ban giám đốc ICG gởi đến Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội là do tại thời điểm báo cáo, các dự án Tổ hợp trung tâm thương mại, văn phòng và căn hộ ở cầu Vĩnh Tuy đã đủ điều kiện hạch toán doanh thu theo đúng quy định nên làm cho doanh thu và lợi nhuận tăng cao so với 2017.
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu thấp nhất là -98,24% vào năm 2020 được thống kê là của CTCP Xây dựng Công nghiệp và Dân dụng Dầu khí (PXI). Doanh thu năm 2020 (8,284 tỷ đồng) của PXI giảm rất nhiều so với doanh thu năm 2017 (471,227 tỷ đồng) dẫn đến tỷ lệ tăng trưởng bị kéo xuống mức thấp nhất. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đưuọc Ban giám đốc giai thích là do năm 2020 PXI gặp rất khó khăn về tài chính do các khế ước vay ngân hàng đã chuyển sang nợ nhóm 2, tiền nợ thuế, lương, bảo hiểm và nợ khách hàng, trong khi đó, số phải thu từ các công trình đã thi công còn rất lớn. Do đó, không có vốn để tiếp thị và triển khai thi công các dự án, công trình mới, mà chỉ tập trung thực hiện thi công các công trình cũ và tập trung xử lí quyết toán, thu hồi công nợ từ các chủ đầu tư với các hợp đồng trước đây. Vì vậy, lợi nhuận sau thuế của PXI đã âm đến 50,005 tỷ đồng
4.1.6 Tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát
Ngành xây dựng có tính chu kỳ cao, sản phẩm ngành xây dựng là những mặt hàng có giá trị lớn, thời hạn sử dụng lâu bền. Do đó, tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát sẽ có tác động đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành xây dựng.