Cơ cấu giá trị sản phẩm xây dựng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 26)

Nguồn: Tổng cục thống kê

Đấu thầu là quá trình giúp chủ đầu tư và nhà thầu tìm kiếm đối tác thích hợp, thường được áp dụng trong ngành xây dựng do dự án có quy mô lớn và độ phức tạp cao. Chủ đầu tư có thể lựa chọn nhà thầu tối ưu trong các nhà thầu đã tham gia, ngược lại nhà thầu có thể lựa chọn chủ đầu tư thích hợp để tham gia đấu thầu. Việc tìm được đối tác thích hợp trong giai đoạn này có ý nghĩa quan trọng, do hợp đồng xây dựng thường có quy mô lớn và thời gian thực hiện dài, mọi vấn đề xảy ra trong thời gian thực hiện hợp đồng đều có thể gây ra thiệt hại lớn cho cả hai bên. Hình thức đấu thầu phổ biến nhất là đấu thầu rộng rãi, không giới hạn số lượng nhà thầu tham dự. Ngoài ra, khách hàng có thể thực hiện đấu thầu hạn chế (chỉ mời một số nhà thầu nhất định dự thầu, thường được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù) hoặc chỉ định thầu (trực tiếp lựa chọn nhà thầu mà không qua quá trình đấu thầu). Hình thức chỉ định thầu tuy tiết kiệm thời gian và chi phí đấu thầu nhưng có tính minh bạch thấp và chỉ được áp dụng trong một số trường hợp đối với các dự án sử dụng vốn công do Pháp luật quy định.

Đầu vào của ngành xây dựng gồm ba yếu tố: nguyên vật liệu, nhân công và máy móc. Do đặc thù của ngành xây dựng phụ thuộc vào từng dự án cụ thể, cơ cấu chi phí xây dựng thường không ổn định mà biến động theo từng dự án, doanh nghiệp và thời kỳ. Theo Tổng cục Thống kê, chi phí nguyên vật liệu thường đạt khoảng 70% chi phí sản xuất kinh doanh, còn lại chi phí nhân công 20% và máy móc xây dựng 10%.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w