Tỉnh 2004 2010 Bắc Giang 9,9 1,8 Hà Giang 3,8 0,0 Hoà Bình 5,2 1,1 Sơn La 1,1 0,0 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2010 [117]
Trong quá trình thực hiện các hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, các cấp ủy đảng coi trọng chỉ đạo chính quyền, các tổ chức chính trị-xã hội huy động nguồn lực đầu tƣ tập trung cho các đối tƣợng ƣu tiên. Bắc Giang tập trung đầu tƣ cho 44 xã vùng cao đặc biệt khó khăn [97, tr 4], Hà Giang tập trung đầu tƣ cho 35 xã có tỷ lệ đói nghèo trên 50% với định mức cao hơn các xã khác từ 1,5 đến 2 lần [133, tr 9], Sơn La tập trung đầu tƣ cho 90 xã đặc biệt khó khăn vùng III và 204 bản đặc biệt khó khăn vùng II [142, tr 13]. Nhờ nguồn lực đƣợc đầu tƣ tập trung đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu hỗ trợ của đối tƣợng đói nghèo, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực của các địa phƣơng.
Các tỉnh ủy chỉ đạo các sở, ban, ngành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ phối hợp xây dựng và thực hiện kế hoạch lồng ghép các chƣơng trình, dự án nhằm tập trung nguồn lực cho xóa đói, giảm nghèo. Trong đó các nội dung lồng ghép về nguồn vốn xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng trên cùng địa
Bên cạnh các kết quả đạt đƣợc, việc hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo còn những hạn chế nhƣ xây dựng quy hoạch cơ sở hạ tầng còn chậm, thực hiện thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán công trình chƣa đáp ứng yêu cầu về năng lực nên kế hoạch giao vốn cho các chủ đầu tƣ thƣờng chậm, đầu tƣ dàn trải, không chủ động đƣợc vốn dẫn tới nhiều công trình thi công dang dở, chất lƣợng chƣa bảo đảm, quản lý, khai thác, sử dụng công trình sau đầu tƣ ít đƣợc quan tâm và kém hiệu quả.
Thực hiện các biện pháp hỗ trợ đất sản xuất cho ngƣời nghèo gặp rất nhiều khó khăn nhƣ diện tích đất đã giao cho các hộ gia đình sử dụng có thời hạn nên chƣa thể thu hồi để cấp cho hộ thiếu đất, hộ nghèo không có khả năng tham gia đấu giá đất vì mức tiền quá lớn, nhu cầu cấp đất tăng lên do tách hộ... Kết quả hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo vì vậy đạt thấp. Sơn La chỉ hỗ trợ đất sản xuất đƣợc 594 hộ, đạt 9,8% theo đề án [141, tr 8]. Đất đƣợc cấp xấu, xa nơi ở, không thuận tiện canh tác, bảo vệ và giao thông nên chƣa đƣợc ngƣời dân sử dụng hiệu quả.
Danh sách hộ nghèo thiếu khách quan, chính xác do bị áp đặt từ cấp trên, không kiểm soát đƣợc các khoản thu nhập của hộ hoặc làm sai lệch kết quả điều tra, không đƣợc niêm yết công khai ở thôn, bản, hình thức bình xét không thống nhất, có nơi bỏ phiếu, có nơi lựa chọn luân phiên hàng năm và có nơi bốc thăm. Thủ tục vay vốn còn rƣờm rà, ngƣời vay vốn bị gây khó khăn, đòi hỏi tiền bồi dƣỡng. Những hộ quá nghèo, khó có thể trả đƣợc nợ ít có cơ hội vay vốn. Mức vốn vay thấp (lúc đầu là 3 triệu đồng rồi nâng lên 5-7 triệu đồng) không đủ đầu tƣ sản xuất nên ngƣời dân sử dụng vốn vay sai mục đích nhƣ mua lƣơng thực, xe máy và trả nợ vay trƣớc đó dẫn tới mắc nợ thêm. Kiểm tra, giám sát, thu hồi vốn vay ở cơ sở kém hiệu quả do địa bàn rộng, đi lại khó khăn, kinh phí hỗ trợ thực hiện quá ít.
Một số mô hình trồng trọt, chăn nuôi đƣợc định hƣớng chƣa thực sự phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phƣơng nên kém hiệu quả. Hà Giang
chỉ đạo xây dựng và nhân rộng mô hình nuôi ong ở một số huyện tuy nhiên sau một thời gian ngắn ong chết hoặc bay đi vì giống ong nhập về không phù hợp. Các mô hình sản xuất đƣợc xây dựng còn dàn trải, thiếu tập trung, manh mún, nhỏ lẻ. Đội ngũ cán bộ hƣớng dẫn khoa học kỹ thuật còn thiếu chuyên nghiệp, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.
Việc rà soát, tổng hợp và chi trả hỗ trợ cho các đối tƣợng học sinh nghèo chậm, thiếu chính xác và chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu, việc thu hút học sinh đến trƣờng còn hạn chế, tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi ngày càng thấp ở các bậc học cao hơn. Ở Sơn La, tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi năm 2009: tiểu học là 94,4 %, trung học cơ sở là 92,24 % và trung học phổ thông là 80% [12, tr 131].
Nhu cầu khám chữa bệnh của ngƣời nghèo chƣa đƣợc đáp ứng đầy đủ, việc cấp thẻ bảo hiểm y tế chậm, tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng còn cao. Tỉnh Sơn La năm 2009 có tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng là 23,60% [12, tr 134], huyện Tân Lạc, Hoà Bình là 21% [148, tr 8].
Việc thực hiện một số nội dung hỗ trợ xoá đói, giảm nghèo chƣa đồng bộ nhƣ hỗ trợ vay vốn chƣa đi đôi với hƣớng dẫn cách làm ăn, xây dựng trƣờng học nhƣng chƣa xây dựng đƣờng đến trƣờng... Xây dựng và thực hiện kế hoạch lồng ghép giữa chƣơng trình xoá đói, giảm nghèo với các chƣơng trình kinh tế-xã hội khác còn lúng túng, kém hiệu quả. Đây cũng là thực trạng của nhiều tỉnh miền núi phía Bắc khác.
Nhƣ vậy các đảng bộ đã tiếp tục thực hiện chỉ đạo toàn diện chính quyền, các tổ chức chính trị-xã hội, ngƣời dân và cộng đồng triển khai toàn diện các nội dung về công tác tổ chức bao gồm tổ chức các ban chỉ đạo xóa đói, giảm nghèo và hỗ trợ trực tiếp đối tƣợng đói nghèo, tuyên truyền và tổ chức phong trào xóa đói, giảm nghèo, kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng kết cũng nhƣ các nội dung về hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo bao gồm hỗ trợ xây
giáo dục, y tế. Trong chỉ đạo triển khai các nội dung công tác tổ chức và các nội dung hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, các đảng bộ coi trọng tập trung chỉ đạo đối với một số nội dung nhƣ hỗ trợ trực tiếp đối tƣợng đói nghèo thông qua phân công giúp đỡ và tăng cƣờng cán bộ cho cơ sở, tuyên truyền và tổ chức phong trào xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao kiến thức sản xuất… đối với đối tƣợng đói nghèo nhất nhờ đó nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng nguồn lực. Bên cạnh đó còn một số hạn chế trong chỉ đạo các nội dung về công tác tổ chức và hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo.
Những kết quả đạt đƣợc về vận dụng và chỉ đạo thực hiện giúp cho các địa phƣơng tăng cƣờng và tập trung nguồn lực, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo, tuy nhiên do có những hạn chế ảnh hƣởng tới kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo, đặc biệt là theo chuẩn nghèo mới, tỷ lệ đói nghèo còn rất cao so với nhiều địa phƣơng khác