Lƣợng mƣa các tháng trong năm của Hà Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng lãnh đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo ở một số tỉnh miền núi phía bắc từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 31 - 34)

Đơn vị tính: mm Tháng 2001 2002 2003 2004 2005 1 56,2 31,9 51,9 60,5 43,8 2 93,9 54,2 30,5 33,6 17,2 3 64,2 169,2 77,7 49,9 73,2 4 78,0 680,0 52,0 185,9 145,2 5 243,6 456,1 256,6 375,5 172,6 6 431,1 401,5 414,8 412,3 653,9 7 761,2 470,7 572,0 467,7 659,5 8 225,2 497,2 762,5 438,2 300,0 9 79,1 115,6 167,1 272,5 190,2 10 178,1 151,3 140,6 5,0 129,2 11 33,3 25,9 41,6 80,5 40,7 12 9,7 101,6 61,7 11,4 31,4

Tài nguyên đất, rừng và nƣớc

Diện tích đất tự nhiên của các tỉnh tƣơng đối lớn bao gồm đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất ở, đất chƣa sử dụng và sông suối…, trong đó diện tích đất trống, đồi núi trọc còn rất lớn. Theo thống kê, năm 2005, Hà Giang có tổng diện tích là 792.321 ha, trong đó diện tích đất trống, đồi núi trọc là 197,503,02 ha (chiếm 24,92%) [27, tr 49].

Với diện tích đất đai lớn, nhất là đất trống, đồi núi trọc tạo thuận lợi cho các tỉnh khai thác để mở rộng diện tích sản xuất, tuy nhiên đòi hỏi phải đầu tƣ nhiều lao động và chi phí tốn kém. Thêm vào đó chất lƣợng đất kém do bạc màu, trong đất có nhiều đá nên canh tác kém hiệu quả. Trên vùng cao núi đá việc canh tác còn khó khăn hơn nhiều do thiếu đất sản xuất nên ngƣời dân phải gùi đất từ nơi khác đổ vào các hốc đá để canh tác, nhƣng chỉ sau một thời gian do đất thoái hóa hoặc bị mƣa cuốn trôi lại phải tiếp tục bổ sung lƣợng đất mới.

Các địa phƣơng có diện tích đất tƣơng đối bằng phẳng thuận lợi cho phát triển sản xuất nhƣ cao nguyên Mộc Châu của Sơn La… nhƣng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ còn phần lớn là đất dốc nên canh tác ít thuận lợi (Sơn La chỉ có 15,4 vạn ha diện tích đất bằng phẳng trong tổng diện tích tự nhiên là 1.405.500 ha, còn lại là đất dốc [140, tr 1]).

Rừng của các tỉnh bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng, trong đó diện tích rừng tự nhiên còn lớn từ đó mở ra khả năng khai thác và tận dụng các sản phẩm tự nhiên của rừng nhƣ gỗ, tre, nứa, các loại động vật… để phục vụ sản xuất và đời sống, tuy nhiên trên thực tế các sản phẩm này đã cạn kiệt nhiều và chất lƣợng kém do quản lý việc khai thác chƣa tốt.

Hệ thống sông ngòi của các địa phƣơng khá phong phú. Bắc Giang có 3 sông lớn là Sông Cầu, sông Thƣơng và sông Lục Nam, Hà Giang có 2 sông chính chảy qua là sông Lô và sông Gâm, Hoà Bình có sông Đà là con sông lớn nhất và Sơn La có 2 sông chính chảy qua là sông Đà, sông Mã. Ngoài các sông trên đây còn nhiều hồ, suối phân bố trên khắp địa bàn các tỉnh. Hệ thống

sông, suối phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phƣơng có thể khai thác nguồn nƣớc phục vụ sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và sinh hoạt cũng nhƣ diện tích mặt nƣớc để phát triển nuôi trồng thủy sản.

Bên cạnh đó ở các địa bàn vùng cao núi đá của các tỉnh nguồn nƣớc rất khan hiếm, tình trạng thiếu nƣớc sản xuất, sinh hoạt diễn ra thƣờng xuyên [132, tr 8] và để đáp ứng đƣợc đầy đủ nhu cầu nƣớc phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho các địa bàn này đòi hỏi những đầu tƣ rất lớn về cơ sở hạ tầng.

* Điều kiện kinh tế-xã hội Cơ sở hạ tầng

Hệ thống đƣờng giao thông của các tỉnh vừa thiếu, vừa kém chất lƣợng [137, tr 14] gây ra nhiều khó khăn đối với các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của ngƣời dân. Hệ thống đƣờng giao thông của các tỉnh bao gồm đƣờng nhựa, đƣờng cấp phối, đƣờng đá dăm, nhƣng trong đó đƣờng nhựa chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ còn phần lớn là đƣờng cấp phối, đƣờng đá dăm và đặc biệt là đƣờng đất tồn tại phổ biến ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng cao. Vào mùa mƣa, nhiều nơi chỉ có đƣờng đất nên giao lƣu rất khó khăn vì lầy lội khó đi lại, thậm chí gần nhƣ bị cô lập với bên ngoài. Nhiều xã chƣa có đƣờng ô tô đến trung tâm xã, hoặc có thì chủ yếu là đƣờng đất.

Giao thông không thuận lợi, thêm vào đó là ngƣời dân sống không tập trung [157, tr 1] ảnh hƣởng lớn đến thực hiện chức năng, nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo của các chủ thể ở địa phƣơng, trong đó có đội ngũ cán bộ các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị-xã hội, nhất là khi phải trực tiếp xuống cơ sở, thôn, bản, hộ dân để triển khai công tác xóa đói, giảm nghèo. Khó khăn này đã đƣợc cán bộ địa phƣơng xác nhận. Cán bộ Mặt trận Tổ quốc huyện Mai Sơn, Sơn La: Mỗi lần đi công tác rất vất vả, mất nhiều thời gian vì đường

xuống xã, thôn, bản rất xấu, nếu gặp mưa có khi hôm sau mới về được [Điều

Các công trình thuỷ lợi xuống cấp, chƣa đáp ứng tốt nhu cầu tƣới tiêu phục vụ sản xuất đã ảnh hƣởng tới năng suất cây trồng cũng nhƣ mở rộng diện tích canh tác của các địa phƣơng. Nhiều nhiều ngƣời dân chỉ chăm sóc diện tích canh tác hiện có mà không quan tâm tới việc mở rộng diện tích cũng là ví lý do trên đây. Nhiều thôn, bản chƣa có điện lƣới quốc gia ảnh hƣởng tới việc sử dụng các máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Đến năm 2004, Sơn La mới có 46/201 xã có điện lƣới quốc gia [139, tr 10].

Hệ thống trƣờng, lớp, trạm y tế ở cơ sở còn thiếu, chất lƣợng kém, nhất là ở các thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng cao. Tình trạng mƣợn nhà dân, nhà văn hóa thôn, bản để tổ chức lớp học, lớp học làm bằng tranh, tre còn khá phổ biến. Trang thiết bị của các trạm y tế xuống cấp, chƣa bảo đảm chất lƣợng khám chữa bệnh. Đến năm 2004, 105/195 số xã của Hà Giang chƣa có trƣờng trung học cơ sở, 22/195 xã chƣa có trạm y tế xã [27, tr 164, tr 171].

Cơ cấu kinh tế và trình độ sản xuất

Trong cơ cấu kinh tế của các tỉnh, giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng lớn (Bảng 1.2) do đó khó có thể tạo ra tốc độ tăng trƣởng nhanh để tăng cƣờng nguồn nội lực cho xoá đói, giảm nghèo và cũng từ đó dẫn đến sự phụ thuộc lớn vào ngân sách hỗ trợ của Nhà nƣớc trong thực hiện xóa đói, giảm nghèo (kinh phí Trung ƣơng hỗ trợ cho Sơn La hàng năm là 70-80% [140, tr 2]).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng lãnh đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo ở một số tỉnh miền núi phía bắc từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)