đất sản xuất nhƣng bỏ hoang, đƣợc hƣớng dẫn quy trình sản xuất nhƣng không tự giác thực hiện theo quy trình…(Bảng 2.7). Một bộ phận ngƣời dân còn tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại vào đầu tƣ, hỗ trợ của Nhà nƣớc, chƣa tự nỗ lực vƣơn lên thoát nghèo, thậm chí không muốn thoát nghèo nên đã kê khai thu nhập không đầy đủ hoặc xin tách hộ ngay để đƣợc xét hộ nghèo khi mới lập gia đình.
Bảng 2.7. Ngƣời dân tham gia hoạt động xóa đói giảm nghèo Ngƣời dân Ngƣời dân tham gia Lãnh đạo Đảng, chính quyền, phụ trách tổ chức chính trị-xã hội Ngƣời dân Số lƣợng % Số lƣợng % Không tích cực 0 0.00 0 0.00 Bình thƣờng 38 73.08 53 64.63 Rất tích cực 14 26.92 29 35.37 Không biết 0 0.00 0 0.00 Tổng 52 100.00 82 100.00
Hoạt động kiểm tra, giám sát còn tình trạng bị buông lỏng ở một số địa phƣơng dẫn đến một số sai phạm, tham nhũng [tr 765, 7; tr 267, 11]. Ở Bắc Giang phát hiện tiền tết hỗ trợ hộ nghèo đƣợc chia đều cho các hộ, bớt lại làm quỹ chung của thôn, khấu trừ nợ của hộ nghèo, vận động ngƣời nghèo đóng góp các loại quỹ sai quy định [130, tr 15]. Ở Hà Giang qua thanh tra nguồn kinh phí đầu tƣ cho trƣờng nội trú dân nuôi ở huyện Đồng Văn đã phát hiện sai phạm trên 479.000.000 đồng [132, tr 6]. Ở Hoà Bình năm 2008 hoàn trả vốn cho chƣơng trình là 152.000.000 đồng, năm 2010 thu hồi nộp ngân sách là 63.077.558 đồng, không thanh toán với tổng số tiền là 190.639.080 đồng do sai phạm [137, tr 8]. Ở Sơn La phát hiện truy thu nộp ngân sách Nhà nƣớc số tiền là 162.409.000 đồng do thanh toán sai khối lƣợng, vật liệu, không đủ hồ sơ, chứng từ quy định [139, tr 6].
Thực hiện hệ thống chỉ tiêu giám sát ở 3 cấp nhƣng kết quả đạt đƣợc rất hạn chế, năng lực giám sát của cơ sở không cao, còn thiếu chủ động, phụ thuộc vào kế hoạch giám sát của cấp trên. Việc đánh giá, tổng kết ở một số cấp uỷ đảng, chính quyền chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, kịp thời, nội dung còn thiếu hệ thống, đầy đủ gây khó khăn cho việc tổng hợp báo cáo của cấp trên.
2.2.2.2. Chỉ đạo hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo
Về hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, việc xây dựng quy hoạch và kế hoạch hàng năm của chính quyền đƣợc các cấp ủy đảng chỉ đạo thực hiện từ cơ sở, bảo đảm sự tham gia của ngƣời dân trong xây dựng kế hoạch cũng nhƣ triển khai nhờ đó đã góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả sử dụng các công trình và trách nhiệm của ngƣời dân trong quá trình duy tu, bảo dƣỡng và sử dụng. Về lĩnh vực, hệ thống cơ sở hạ tầng đƣợc xây dựng toàn diện, trong đó đƣờng giao thông và các công trình thủy lợi tiếp tục đƣợc coi trọng tập trung nguồn lực đầu tƣ theo phƣơng châm Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm.
Kết quả là Bắc Giang đầu tƣ xây dựng đƣợc 349 công trình, trong đó 51 công trình giao thông, 106 công trình thuỷ lợi, 51 công trình điện, 101 trƣờng, lớp học, 3 công trình y tế, 2 công trình chợ, 35 nhà sinh hoạt cộng đồng [130, tr 11]. Hà Giang đầu tƣ xây dựng 1.200 công trình, trong đó 257 công trình giao thông, 163 công trình thuỷ lợi, 91 công trình điện, 446 phòng học, 51 trạm xá, 31 chợ, 124 công trình nhà văn hoá thôn bản, 52 công trình cấp nƣớc sinh hoạt [134, tr 3]. Hoà Bình đầu tƣ xây dựng 520 công trình, trong đó 174 công trình giao thông, 116 công trình thuỷ lợi, 11 công trình nƣớc sinh hoạt, 46 công trình điện, 108 công trình trƣờng học, 11 trạm y tế xã, 3 công trình chợ, 51 nhà sinh hoạt cộng đồng [137, tr 10]. Sơn La đầu tƣ xây dựng 182 công trình giao thông, 53 công trình thuỷ lợi, 46 công trình điện, 42 công trình lớp học, 8 công trình trạm y tế xã, 90 công trình nhà văn hoá bản, 200 công trình nƣớc sinh hoạt tập trung, 14 công trình cầu treo [142, tr 10].
Về hỗ trợ phát triển sản xuất, việc đáp ứng nhu cầu đất sản xuất cho ngƣời nghèo đƣợc các tỉnh ủy coi trọng. Tỉnh ủy Bắc Giang chỉ đạo các ban, ngành liên quan tăng cƣờng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhất là đất nông nghiệp, lâm nghiệp đồng thời yêu cầu những huyện không còn quỹ đất đề xuất phƣơng án hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề hoặc di chuyển dân đến các vùng kinh tế mới. Kết quả là Tỉnh đã thực hiện hỗ trợ đất sản xuất cho 1.268 hộ [130, tr 7], cơ bản hoàn thành việc giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tỉnh ủy Hà Giang chỉ đạo các ban, ngành xây dựng quy hoạch quỹ đất để tái định cƣ ngƣời dân vùng cao không có đất sản xuất, tiếp tục tổ chức khai hoang ruộng nƣơng bậc thang, ruộng nƣơng xếp đá, thực hiện hạ sơn và chuyển đổi diện tích đất xấu sang trồng cỏ chăn nuôi. Để Khuyến khích khai hoang, tạo sự đồng thuận trong việc điều chỉnh dân cƣ, các cấp ủy đảng chỉ đạo chính quyền phối hợp với các tổ chức chính trị-xã hội vận động ngƣời
dân tham gia và chỉ đạo thanh toán kịp thời tiền hỗ trợ khai hoang. Kết quả Hà Giang đã thực hiện hạ sơn đƣợc 2529 hộ, di dân ra vùng biên giới đƣợc 226 hộ, hỗ trợ 2.804,4 ha đất sản xuất cho 16.114 hộ [6, tr 245].
Tỉnh ủy Hoà Bình chỉ đạo các ban, ngành xây dựng kế hoạch hỗ trợ kinh phí khai hoang để khuyến khích ngƣời dân tích cực khai hoang đất trống, đồi núi trọc mở rộng quỹ đất sản xuất và kết quả là đã thực hiện hỗ trợ đất sản xuất cho 439 hộ [137, tr 19]. Tỉnh uỷ Sơn La chỉ đạo các huyện, xã xây dựng quỹ đất để cấp cho các hộ tái định cƣ theo quy định và kết quả là đã hỗ trợ 156,78 ha đất sản xuất cho 594 hộ [142, tr 25].
Khắc phục những tồn tại về cho vay vốn, các cấp ủy đảng chỉ đạo chính quyền phối hợp với các tổ chức chính trị-xã hội vận động ngƣời dân mạnh dạn vay vốn, đồng thời hƣớng dẫn ngƣời dân các thủ tục vay vốn, sử dụng vốn vay hiệu quả, quan tâm chỉ đạo ngân hàng nâng định mức vốn vay và tăng cƣờng cho vay vốn trung hạn phù hợp với đầu tƣ sản xuất. Các cấp ủy đảng cơ sở chỉ đạo các thôn, bản thực hiện đúng quy trình xét duyệt vay vốn từ điều tra mức thu nhập, chi tiêu của hộ gia đình và đƣa ra bình xét ở hội nghị thôn, bản. Sau khi có kết quả bình xét, uỷ ban nhân dân xã tổng hợp báo cáo, thông qua hội đồng nhân dân xã và trình uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt. Trong trƣờng hợp kết quả bình xét chƣa chính xác, cấp uỷ đảng và chính quyền cơ sở tổ chức họp và kiên quyết đƣa ra khỏi danh sách hộ nghèo. Các tổ chức chính trị-xã hội phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tích cực hƣớng dẫn thủ tục cho hộ nghèo vay vốn căn cứ vào danh sách hộ nghèo.
Ngoài nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ƣơng, các tỉnh chỉ đạo huy động nguồn nội lực từ ngân sách tỉnh, các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị-xã hội và ngƣời dân. Kết quả là Ngân hàng Chính sách xã hội Bắc Giang có tổng dƣ nợ là 1.569 tỷ đồng [130, tr 9], Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Giang
cho 15.475 lƣợt hộ nghèo vay vốn với kinh phí là 414.861 triệu đồng [134, tr 10], Ngân hàng Chính sách xã hội Hoà Bình có tổng dƣ nợ là 3.944 triệu đồng [137, tr 6], Ngân hàng Chính sách xã hội Sơn La cho 56.460 lƣợt hộ nghèo vay vốn với kinh phí 652.166 triệu đồng [141, tr 4].
Các cấp ủy đảng chỉ đạo chính quyền phối hợp với các tổ chức chính trị-xã hội vận động ngƣời dân tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật, giống mới vào sản xuất, nhân rộng các mô hình sản hiệu quả, coi trọng hƣớng dẫn kiến thức sản xuất cho ngƣời dân theo phƣơng châm cầm tay chỉ việc tại thôn, bản, hộ gia đình nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ và đƣợc ngƣời dân đánh giá cao. Ngƣời dân xã Bích Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang: Nhiều người dân ngần ngại, chưa mạnh dạn áp dụng các giống mới, kỹ thuật sản xuất. Cán bộ không nản lòng, kiên trì thuyết phục, hướng dẫn 1-2 buổi một cách cụ thể, tỉ
mỉ đến khi người dân làm được [Điều tra của tác giả, 2010].
Nhiều mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai đƣợc chỉ đạo làm thí điểm và nhân rộng nhƣ các mô hình trồng lúa thuần, lúa lai, ngô lai, lạc giống, khoai tây, cây ăn quả, chăn nuôi bò sinh sản, lợn nái... ở Bắc Giang, các mô hình chăn nuôi lợn đen, lợn hàng hoá, trâu, bò sinh sản, trồng lúa lai, ngô lai, cỏ chăn nuôi... ở Hà Giang, các mô hình trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, thâm canh lúa, ngô cao sản, chè tuyết, luồng, chăn nuôi dê núi, bò vàng, lợn nái, lợn thịt, gà HMông, cá lồng… ở Hoà Bình, các mô hình trồng lúa cạn, ngô lai, tre lấy măng, xoài, chăn nuôi bò thịt, lợn nái, gà thả vƣờn, nhím, cá, ba ba... ở Sơn La. Các mô hình sản xuất đƣợc chỉ đạo lựa chọn nhân rộng đạt hiệu quả nhờ đó góp phần quan trọng nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho nhiều hộ gia đình [133, tr 3].
Các cấp ủy đảng chỉ đạo các ban ngành liên quan xây dựng kế hoạch và thực hiện cấp phát miễn phí sách giáo khoa, vở viết, cấp học bổng cho học sinh con hộ nghèo, hỗ trợ tiền ăn cho học sinh con hộ nghèo các xã, thôn đặc biệt
khó khăn, xây dựng các trƣờng, lớp học bán trú dân nuôi, lớp học cắm bản, mở các lớp xoá mù chữ, sau xoá mù chữ. Các hình thức Hội khuyến học, Quỹ khuyến học, trung tâm học tập cộng đồng… nhằm mở rộng cơ hội học tập cho ngƣời dân ở vùng sâu, vùng cao đƣợc chỉ đạo tổng kết rút kinh nghiệm.
Kết quả là Bắc Giang đã miễn giảm học phí và các khoản đóng góp khác cho 77.195 học sinh con hộ nghèo với kinh phí 4.075,5 triệu đồng, hỗ trợ vở viết, sách giáo khoa, đồ dùng học tập cho học sinh các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn với kinh phí 560 triệu đồng [130, tr 8]. Hà Giang thực hiện miễn giảm học phí cho 163.481 học sinh, cấp sách giáo khoa, vở viết cho 101.069 học sinh, hỗ trợ tiền ăn cho 48.333 học sinh bán trú dân nuôi [133, tr 4]. Hoà Bình hỗ trợ học sinh con hộ nghèo với kinh phí là 27.075 triệu đồng [137, tr 12]. Sơn La hỗ trợ học sinh con hộ nghèo và học sinh các xã đặc biệt khó khăn với kinh phí 57.999 triệu đồng [141, tr 7].
Việc thành lập quỹ khám chữa bệnh cho ngƣời nghèo, cấp thẻ bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh miễn phí cho hộ nghèo đƣợc các cấp ủy đảng chỉ đạo tích cực và đạt nhiều kết quả. Bắc Giang cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 1.613.251 lƣợt ngƣời nghèo với kinh phí là 181.823 triệu đồng (thẻ bảo hiểm không có mệnh giá, thời hạn sử dụng 2 năm, thanh toán theo hình thức thực chi), tổ chức khám chữa bệnh cho 2.075.313 lƣợt ngƣời nghèo [130, tr 7]. Hà Giang cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 306.124 ngƣời nghèo, khám chữa bệnh miễn phí cho 549.632 lƣợt ngƣời [133, tr 3]. Sơn La cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 2.322.287 ngƣời nghèo với kinh phí 105.592 triệu đồng [141, tr 7].
Để nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh cho ngƣời nghèo ở vùng sâu, vùng xa tại các cơ sở y tế, ngoài việc chỉ đạo các sở, ban, ngành đầu tƣ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế, các tỉnh ủy còn chỉ đạo ngành y tế tăng cƣờng bác sĩ về các xã đặc biệt khó khăn, thực hiện ƣu tiên khám chữa bệnh cho ngƣời nghèo, trẻ em các vùng đặc biệt khó khăn. Hà Giang đã tăng cƣờng 90 bác sĩ
về công tác tại trạm y tế xã [131, tr 4]. Chất lƣợng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế nhờ đó đƣợc nâng lên, tỷ lệ ngƣời dân khám chữa bệnh tại cơ sở lang y giảm (Bảng 2.8). Các mô hình khám chữa bệnh bằng phƣơng pháp đông y của các tổ chức, cá nhân đƣợc các cấp ủy đảng chỉ đạo xây dựng và nhân rộng và đem lại hiệu quả, giúp cho ngƣời nghèo có thêm cơ hội khám chữa bệnh nhƣ mô hình các vƣờn thuốc nam ở Hà Giang.