Bảng 2.9. Tỷ lệ hộ nghèo của các tỉnh miền núi phía Bắc
Tỉnh 2006 2008 2010* Hà Giang 41,5 37,6 50,0 Bắc Giang 19,3 17,5 19,2 Sơn La 39,0 36,3 37,9 Hoà Bình 32,5 28,6 30,8 Tổng cục thống kê, 2011 [117]
* Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 tính theo chuẩn nghèo của Chính phủ giai đoạn 2011-2015 là 400.000 đồng/ngƣời/tháng đối với khu vực nông thôn và 500.000 đồng/ngƣời/tháng đối với khu vực thành thị.
Kết quả xoá đói, giảm nghèo ở các địa phƣơng chƣa bền vững, tỷ lệ tái nghèo lớn. Ở Bắc Giang trung bình tỷ lệ tái nghèo chiếm khoảng 33% hộ thoát nghèo hàng năm [130, tr 15]. Ở Hà Giang, trong 6.104 hộ thoát nghèo
có 2.887 hộ tái nghèo và mới rơi xuống hộ nghèo [131, tr 8]. Hoà Bình có nhiều hộ tái nghèo và tập trung chủ yếu ở các xã vùng cao và những vùng thƣờng xảy ra thiên tai. Ở Sơn La, nhiều hộ mới thoát nghèo nhƣng đời sống còn rất khó khăn, thu nhập chƣa ổn định do đó tái nghèo. Tỷ lệ các xã ra khỏi xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn rất thấp. Từ năm 2006-2009, chƣa xã, bản nào của Sơn La đủ điều kiện ra khỏi chƣơng trình 135 giai đoạn II [142, tr 13].
Tiểu kết
Trƣớc hoàn cảnh lịch sử mới, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (2001) chủ trƣơng tăng nguồn lực, đầu tƣ tập trung cho xóa đói, giảm nghèo, xác định hệ thống chính sách hỗ trợ toàn diện và các ƣu tiên về lĩnh vực và địa bàn thực hiện đồng thời tiếp tục khẳng định quan điểm xã hội hóa xóa đói, giảm nghèo, trong đó coi trọng vai trò của cơ sở, ngƣời dân và cộng đồng, đặc biệt là đối tƣợng đói nghèo.
Đảng đã chỉ đạo cụ thể, kịp thời Chính phủ, các bộ, ngành Trung ƣơng thể chế hóa, cụ thể hóa và xây dựng kế hoạch triển khai xuống địa phƣơng và chỉ đạo các đảng bộ vận dụng, chỉ đạo thực hiện ở địa phƣơng. Các nội dung chỉ đạo của Đảng bao gồm thực hiện các chính sách hỗ trợ và công tác tổ chức là cơ sở để Chính phủ, các bộ, ngành Trung và các đảng bộ địa phƣơng có những điều chỉnh trong triển khai thực hiện nhằm bảo đảm sát hợp với thực tiễn, nâng cao hiệu quả thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở địa phƣơng.
Chủ trƣơng xóa đói, giảm nghèo của Đảng tiếp tục đƣợc các đảng bộ vận dụng vào thực tiễn địa phƣơng thông qua các chủ trƣơng, biện pháp về hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo và về công tác tổ chức sát hợp hơn, nhờ đó khai thác đƣợc tiềm năng, thế mạnh, khắc phục, hạn chế đƣợc nhiều bất lợi trong thực hiện ở địa phƣơng, tăng cƣờng và tập trung nguồn lực thực hiện xoá đói, giảm
nghèo. Tuy nhiên còn một số hạn chế trong vận dụng của các cấp uỷ đảng, chính quyền ảnh hƣởng đến hiệu quả huy động và sử dụng nguồn lực.
Các đảng bộ đã chỉ đạo toàn diện các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị-xã hội, ngƣời dân và cộng đồng thực hiện toàn diện các chủ trƣơng, biện pháp về công tác tổ chức và hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, trong đó tập trung chỉ đạo đối với một số nội dung ƣu tiên và đạt đƣợc nhiều kết quả. Với những kết quả đạt đƣợc trong vận dụng và chỉ đạo thực hiện đã giúp cho các phƣơng tiếp tục cải thiện đời sống nhân dân và giảm tỷ lệ đói nghèo, tuy nhiên do một số hạn chế đã ảnh hƣởng tới kết quả thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.
Chƣơng 3
NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
3.1. Nhận xét sự lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo của Đảng
3.1.1. Ưu điểm và nguyên nhân
3.1.1.1. Ƣu điểm
* Đảng đề ra chủ trƣơng, chính sách xoá đói, giảm nghèo đáp ứng nhu cầu thực tiễn và chỉ đạo cụ thể, kịp thời Chính phủ, các bộ, ngành Trung ƣơng và các đảng bộ địa phƣơng thực hiện.
Chủ trƣơng, chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng đáp ứng nhu cầu thực tiễn đƣợc thể hiện ở việc xác định chính sách hỗ trợ và nguồn lực bảo đảm thực hiện chính sách.
Về chính sách hỗ trợ, căn cứ vào thực trạng đói nghèo, đối tƣợng hỗ trợ đƣợc Đảng phân định một cách toàn diện bao gồm ngƣời nghèo, hộ nghèo, xã nghèo, trong đó ƣu tiên thực hiện hỗ trợ đối với các đối tƣợng thuộc diện đói nghèo ở các vùng đặc biệt khó khăn. Với sự phân định toàn diện các đối tƣợng thuộc diện đói nghèo có nhu cầu hỗ trợ đều nhận đƣợc sự hỗ trợ để có cơ hội thoát nghèo, bảo đảm thực hiện mục tiêu xoá đói, giảm nghèo trên góc độ diện, đồng thời với ƣu tiên giúp cho các đối tƣợng có mức độ đói nghèo trầm trọng, nhu cầu hỗ trợ lớn đƣợc tập trung hỗ trợ để nâng cao năng lực thoát nghèo, bảo đảm thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo trên góc độ điểm. Kết quả thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo trên phạm vi cả nƣớc cũng nhƣ ở các vùng đặc biệt khó khăn nhƣ miền núi phía Bắc đã khẳng định vai trò quan trọng của việc phân định đối tƣợng đói nghèo toàn diện và xác định ƣu tiên của Đảng.
Về nội dung chính sách hỗ trợ, nội dung hệ thống chính sách hỗ trợ xoá đói, giảm nghèo của Đảng bao phủ toàn diện các khía cạnh về nhu cầu hỗ trợ
của hộ nghèo bao gồm hỗ trợ phát triển sản xuất (hỗ trợ đất sản xuất, vốn, kiến thức sản xuất), hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ giáo dục, y tế... (Bảng 3.1) từ đó đã giúp cho nhiều hộ nghèo thoát nghèo (Bảng 3.2), cải thiện đời sống, thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo ở các địa phƣơng (nhƣ đã dẫn, tr 105).