Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

Một phần của tài liệu đánh giá công tác cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố thái nguyên giai đoạn 2007 2012 và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất hiệu quả (Trang 51 - 53)

- Mạng lưới giao thông

Thành phố Thái Nguyên có tuyến đường Quốc lộ 3 nối Hà Nội - Thái Nguyên - Cao Bằng - Bắc Cạn; Tuyến Quốc lộ 37 nối Bắc Giang - Thái Nguyên - Tuyên Quang; Tuyến Quốc lộ 1B nối Thái Nguyên - Lạng Sơn và một số tuyến đường liên huyện, liên xã. Có hệ thống đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên, Thái Nguyên - Lưu Xá - Kép, Thái Nguyên - Núi Hồng và tương lai có hệ thống đường sắt đi các tỉnh lân cận trong khu vực.

Tổng diện tích đất dành để xây dựng đường giao thông trên địa bàn là khoảng 1.305ha, chiếm 22% tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố.

Nhìn chung, hạ tầng giao thông đô thị của thành phố được đầu tư xây dựng khá đồng bộ. Tuy nhiên trong những năm gần đây, dân số thành phố Thái Nguyên không ngừng tăng nhanh, thêm vào đó là mỗi năm thành phố phải đón nhận một lượng lớn người nhập cư là sinh viên theo học các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn nên đã xảy ra tình trạng tắc đường cục bộ tại một số nút giao thông quan trọng vào những giờ cao điểm như: Ngã tư Đồng Quang, đường Hoàng Văn Thụ, đường Lương Ngọc Quyến, đường Chu Văn An (do đường quá hẹp, mật độ phương tiện vào giờ cao điểm dày đặc)...

Được xác định là yếu tố quan trọng để phát triển nông nghiệp của thành phố. Hai hệ thống thủy nông sông Cầu và sông Công có đủ điều kiện để tưới tiêu ổn định cho phát triển nông nghiệp. Hiện nay thành phố đã phê duyệt và xây dựng thêm nhiều công trình thủy lợi mới kết hợp với việc kiểm tra, sửa chữa kịp thời các kênh mương tưới tiêu đồng nội, các công trình thủy lợi, các trạm bơm phục vụ đủ nước cho sản xuất nông nghiệp. Triển khai tốt các công tác kiểm tra và phòng chống lũ lụt.

- Mạng lưới y tế

Thành phố Thái Nguyên là trung tâm y tế của vùng trung du miền núi Bắc Bộ với nhiều bệnh viện lớn có trình độ chuyên môn cao như: Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, bệnh viện Đa khoa thành phố Thái Nguyên, bệnh viện A, bệnh viện Mắt, bệnh viện Y học cổ truyền Thái Nguyên, bệnh viện Lao và Phổi Thái Nguyên…

- Về giáo dục

Thành phố có hệ thống giáo dục đào tạo đứng thứ ba so với cả nước sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Với gần 30 trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, đào tạo đa ngành.

Công tác phổ cập giáo dục (đến năm 2011): Đối với khối mầm non: huy động trẻ 5 tuổi đến trường 100%, tỷ lệ hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99,6%, thành phố đạt phổ cập tiểu học đúng độ tuổi; Phổ cập giáo dục trung học cơ sở đạt tỷ lệ 100%, 15/28 xã phường đạt phổ cập giáo dục Trung học (53,5%).

Tiếp tục triển khai công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, đến nay trên địa bàn đã có 63 trường đạt chuẩn quốc gia (đạt 65%), trong đó: 16 trường mầm non (43,24%), 32 trường tiểu học (94,12%), 15 trường THCS (53,57%).

- Về văn hoá, du lịch

Thành phố Thái Nguyên là trung tâm du lịch của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc. Nơi đây có khu du lịch Hồ Núi Cốc nổi tiếng, có Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, là nơi lưu giữ hầu hết các di sản

mang đậm bản sắc của các dân tộc Việt Nam, làng nghề chè Tân Cương nổi tiếng, đền thờ Đội Cấn ...

Với điều kiện khí hậu và vị trí địa lý thuận lợi, thành phố Thái Nguyên còn là nơi hội tụ nền văn hoá của các dân tộc miền núi phía Bắc.

- Về truyền thông, bưu chính viễn thông

Thành phố có 1 tổng đài điện tử và nhiều tổng đài khu vực. Mạng lưới viễn thông di động đã và đang được đầu tư đồng bộ hoàn chỉnh, trên địa bàn thành phố đã được phủ sóng và khai thác dịch vụ thông tin di động bởi 7 mạng di động: Vinaphone, Mobifone, Viettel, Beeline, Vietnamobile, EVN Telecom và Sfone.

Về Báo chí: ngoài Báo Thái Nguyên, thành phố còn có nhiều văn phòng đại diện của nhiều cơ quan báo chí ở trung ương và địa phương như: Báo Quân khu I, Văn phòng đại diện Báo Nông nghiệp Việt Nam, Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân, Văn phòng đại diện Báo Cựu chiến binh,Văn phòng đại diện Báo Sài Gòn Giải phóng, Văn phòng đại diện báo Đầu Tư, Phân xã Thông tấn xã Việt Nam tại Thái Nguyên.

Phát thanh: Đài truyền thanh thành phố Thái Nguyên: tần số 99 kHz, Đài phát thanh tỉnh Thái Nguyên: tần số 106.4 kHz, Ngoài ra cũng có thể nghe được một số kênh phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam

Truyền hình: Đài phát thanh truyền hình Thái Nguyên: kênh thông tin tổng hợp TN1, kênh giải trí phim truyện TN2 với thời lượng cả 2 kênh là 36 giờ/ngày.

Truyền hình cáp: Chi nhánh truyền hình cáp Việt Nam tại Thái Nguyên: số 1 - đường Quyết Tiến.

4.2. Thực trạng công tác cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Thái Nguyên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Một phần của tài liệu đánh giá công tác cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố thái nguyên giai đoạn 2007 2012 và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất hiệu quả (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w