Tổng quan về công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Một phần của tài liệu đánh giá công tác cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố thái nguyên giai đoạn 2007 2012 và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất hiệu quả (Trang 34 - 38)

Thái Nguyên là thành phố tỉnh lị của tỉnh Thái Nguyên, là thành phố lớn thứ ba miền Bắc sau Hà Nội và Hải Phòng, thành phố đông dân thứ 10 cả nước, trung tâm vùng trung du và miền núi phía Bắc. Thành phố Thái Nguyên có diện tích 189,705 km2 và dân số 330.707 người (năm 2010), gồm 19 phường, 9 xã. Thành phố có tiềm năng về tài nguyên khoáng sản như: Hai tuyến sông lớn chảy qua (sông Cầu và sông Công), do đó cung cấp cho thành phố một lượng cát, sỏi phục vụ xây dựng khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn thành phố; thành phố nằm trong vùng sinh khoáng đông bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương, có mỏ than nội địa Khánh Hoà thuộc xã Phúc Hà có trữ lượng than rất lớn; ngoài ra còn nhiều loại khoáng sản khác như: vàng, sắt, thiếc, kẽm… vì vậy đã đặt ra cho công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường nói chung và về đất đai nói riêng nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp. Tuy nhiên trong thời gian qua, công tác quản lý đất đai trên địa bàn đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần tích cực cho phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, cụ thể như sau:

- Công tác cải cách hành chính

Công tác cải cách thủ tục hành chính được thành phố Thái Nguyên đặc biệt quan tâm. Trong cải cách thủ tục hành chính tập trung đột phá vào lĩnh vực tổ chức bộ máy và lề lối làm việc, đơn giản hoá, công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, tăng cường cải thiện môi trường đầu tư. Thành phố đã đẩy mạnh thực hiện Đề án 30 của Thủ tướng Chính phủ, lĩnh vực quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường là một trong những lĩnh vực được UBND thành phố tập trung chỉ đạo cải cách thủ tục hành chính. Thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, môi trường, khoáng sản, tài nguyên nước đã thực hiện theo cơ chế "một cửa", bước đầu thực hiện đạt hiệu quả đáng ghi nhận.

- Công tác Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2011-2015 của thành phố Thái Nguyên đang được trình UBND tỉnh

Thái Nguyên phê duyệt. Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp thành phố thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở cấp xã cũng đã được thành phố chỉ đạo thực hiện căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố, đảm bảo nguyên tắc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp trên; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng đất cấp dưới. Trong đó đảm bảo tính thống nhất về vị trí, diện tích, loại đất giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố.

- Công tác đo đạc bản đồ địa chính

Toàn thành phố hiện nay có 28 đơn vị hành chính cấp xã, đến hết năm 1997 đã đo đạc bản đồ địa chính khép kín theo địa giới hành chính được tất cả các xã, phường.

Trong quá trình đo vẽ bản đồ địa chính, thành phố Thái Nguyên luôn chủ trương chỉ đạo phải gắn đo đạc bản đồ địa chính với công tác cấp GCNQSDĐ, hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính.

- Công tác cấp GCNQSDĐ

Hiện nay tại UBND thành phố Thái Nguyên đã thành lập và hoàn thiện bộ phận “Tiếp nhận và trả kết quả” để thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận theo cơ chế "một cửa". Niêm yết công khai rõ ràng, đầy đủ các yêu cầu về hồ sơ, quy trình và thời hạn giải quyết hồ sơ, các khoản phí khi thực hiện các giao dịch liên quan đến đất đai để mọi công dân đều biết.

Tính đến hết năm 2010, thành phố Thái Nguyên đã cấp GCNQSDĐ cho các hộ gia đình, các nhân được 10.305,22 ha đạt 78,13%, diện tích còn phải cấp là 2.884,87 ha [15]. Hiện nay thành phố Thái Nguyên đang đẩy mạnh

công tác cấp GCNQSDĐ, mục tiêu đến năm 2015 hoàn thành xong công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn toàn thành phố.

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đánh giá công tác cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố thái nguyên giai đoạn 2007 2012 và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất hiệu quả (Trang 34 - 38)