- Vị trí địa lý
Thành phố Thái Nguyên nằm ở trung tâm tỉnh Thái Nguyên. Có tọa độ địa lý 21029’ đến 21037’ vĩ độ Bắc và 105043’ đến 105055’ kinh độ Đông, cách Hà Nội 80 km về phía Bắc [16]. Có ranh giới:
Phía Bắc giáp: Huyện Đại Từ, huyện Phú Lương, huyện Đồng Hỷ. Phía Nam giáp: Thị xã Sông Công.
Phía Tây giáp: Huyện Đại Từ.
Phía Đông nam giáp: Huyện Phú Bình.
Thành phố Thái Nguyên cách sân bay Quốc tế Nội bài khoảng 50 km. Có Quốc lộ 3 nối Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Cạn - Cao Bằng; Quốc lộ 1B đi Lạng Sơn; Quốc Lộ 37 đi Bắc Giang, Tuyên Quang.
- Địa hình, địa mạo
Địa hình của thành phố Thái được coi như miền đồng bằng riêng của tỉnh Thái Nguyên. Đây là miền có độ cao thấp nhất, ruộng đất tập trung ở hai bên bờ sông Cầu và sông Công, được hình thành bởi sự bồi tụ phù sa của hai con sông này. Tuy nhiên, vùng này vẫn mang tính chất, dáng dấp của địa mạo trung du với kiểu bậc thềm phù sa và bậc thang nhân tạo, thềm phù sa mới và bậc thềm pha tích (đất dốc tụ). Địa hình của vùng này gồm có những đồi, gò thoải, bát úp xen kẽ nhau. Độ dốc từ 8o - 25o chiếm không đáng kể, phần lớn diện tích có độ dốc nhỏ hơn 8o. Loại địa hình này thích hợp với cây lúa, cây trồng hàng năm. Kết quả xác định độ dốc địa hình của thành phố thể hiện bảng sau [17]:
Bảng 3.1. Phân loại địa hình theo cấp độ dốc thành phố Thái Nguyên
Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1. Cấp 1 (0-3 độ) 5.266,45 29,74 2. Cấp 2 (3-8 độ) 1.544,60 8,72 3. Cấp 3 (8-15 độ) 1.434,82 8,10 4. Cấp 4 (15-20 độ) 1.654,77 9,35 5. Cấp 5 ( 20-25 độ) 313,67 1,77 6. Cấp 6 ( 25 độ trở lên) 2.171,97 12,27 7. Đất chuyên dùng 3.580,68 20,22 8. Đất ở 1.314,15 7,42 9. Sông, suối, ao hồ 426,41 2,41 Tổng cộng 17.707,52 100,0
- Khí hậu
Khí hậu thành phố Thái Nguyên mang những đặc trưng chung của khí hậu vùng Đông Bắc Việt Nam, địa hình cao nên thường lạnh hơn so với các vùng xung quanh. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22 - 230C.
Mùa lạnh: Từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau nhiệt độ trung bình dưới 180C, tháng 1 là tháng lạnh nhất, nhiệt độ trung bình khoảng 15-160C. Những đợt không khí lạnh tràn về nhiệt độ trung bình xuống dưới 150C.
Mùa nóng: Từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình trên 250C. Từ tháng 6 đến tháng 8 nhiệt độ trung bình trên 320C.
Biên độ giao động của nhiệt độ trung bình ngày và đêm khoảng 70C. Thời kỳ biên độ dao động mạnh nhất là vào các tháng khô hanh đầu mùa đông (tháng 9 đến tháng 12) có thể đạt tới 7,6 - 8,10C. Biên độ giao động ngày và đêm ít nhất là nhưng tháng ẩm ướt của thời kỳ mưa phùn vào cuối đông (tháng 2; 3), biên bộ nhiệt độ ngày và đêm lúc này chỉ vào khoảng 5,1 - 5,50C.
Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6 và tháng 7) với tháng lạnh nhất (tháng 1 và tháng 2) khoảng 15oC.
Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm.
Thành phố Thái Nguyên nằm trong vùng có lượng mưa lớn, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 mm, tổng lượng nước mưa tự nhiên của thành phố Thái Nguyên khá lớn. Lượng mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm khoảng 85% lượng mưa cả năm, trong đó riêng lượng mưa tháng 8 chiếm đến gần 30% tổng lượng mưa cả năm nên đôi khi gây ra tình trạng lũ lụt lớn. Lượng mưa từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau chiếm khoảng 15% lượng mưa cả năm, đặc biệt là tháng 12 lượng mưa chỉ bằng 0,5% lượng mưa cả năm.
Như vậy, khí hậu thành phố Thái Nguyên tương đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho việc phát triển ngành nông - lâm nghiệp, là nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm.
- Thuỷ văn
Hệ thống sông ngòi trong địa phận thành phố Thái Nguyên chủ yếu nằm trong lưu vực sông Cầu. Sông Cầu bắt nguồn từ huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Cạn chảy qua địa phận thành phố Thái Nguyên thuộc vùng trung lưu dài 25km, đoạn này dòng sông mở rộng 70-100 m. Sông Cầu có lượng nước dồi dào, lưu lượng bình quân mùa mưa 620m3/giây, vào những ngày lũ lưu lượng nước lên tới 3.500m3/giây. Mùa khô lưu lượng nước nhỏ, chỉ đạt bình quân 3,32 m3/giây. Chế độ nước chảy theo mùa, phụ thuộc vào chế độ mưa, mùa lũ chiếm khoảng 75% lượng nước cả năm, mùa kiệt chỉ khoảng 25% lượng nước cả năm. Nhánh lớn nhất của sông Cầu là sông Công, lượng nước sông Công chiếm khoảng 40% lượng nước sông Cầu và đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước tưới cho vùng tả ngạn sông Cầu thuộc thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và huyện Phổ Yên.
Sông Công có lưu vực 951 km2 bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hoá chạy dọc theo chân núi Tam Đảo vào thành phố Thái Nguyên, đoạn chảy quan thành phố dài 15km. Vào mùa mưa, lưu lượng nước của sông Công trong lũ đạt 1.880m3/giây, mùa khô lưu lượng nước rất nhỏ, chỉ 0,32 m3/giây. Dòng sông đã được ngăn lại ở Đại Từ tạo thành hồ núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25km2, chứa 175 triệu m3 nước có thể điều hoà dòng chảy và chủ động tưới tiêu cho 12.000 ha lúa, 6.900ha cây công nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công. Là nhánh lớn nhất chảy vào sông Cầu với lượng nước chiếm khoảng 40% lượng nước sông Cầu.
Sông Cầu và sông Công là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, nước sản xuất cho công nghiệp và nước tưới cho đồng ruộng
Ngoài ra, thành phố Thái Nguyên còn có trữ lượng nước ngầm khá lớn, tuy nhiên việc khai thác sử dụng còn hạn chế.
- Các nguồn tài nguyên
Thành phố Thái Nguyên có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú.
+ Tài nguyên đất
So với 18.630,56 ha diện tích đất tự nhiên thì tổng diện tích đất phù sa không được bồi hàng năm với độ trung tính ít chua là 3.125,35 ha, chiếm 17,65% so với tổng diện tích tự nhiên; đất phù sa không được bồi hàng năm, chua, glây yếu có 100,19ha, chiếm 0,75% tổng diện tích đất tự nhiên được phân bổ chủ yếu ở phường Phú Xá; đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua có 379,84ha, chiếm 2,35% tổng diện tích đất tự nhiên; đất (Pcb1) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nhẹ có 271,3ha, chiếm 1,53%; đất (Pcb2) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nặng có 545,6ha, chiếm 3,08%... [18]
+ Tài nguyên nước
Ngoài 2 con sông Cầu và sông Công kể trên, thành phố Thái Nguyên còn có 93 hồ, ao vừa và nhỏ tập trung ở 25 xã, phường, là nơi dự trữ nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tạo cảnh quan, cân bằng sinh thái.
Nguồn nước ngầm ở khu vực xã Đồng Bẩm, phường Túc Duyên có trữ lượng lớn. Nước ngầm ở đây có hàm lượng cặn nhỏ, hàm lượng sắt từ 5 đến 10 mg/lít, độ PH 5,5 đến 6.
+ Tài nguyên rừng:
Rừng ở Thái Nguyên chủ yếu là rừng nhân tạo và rừng trồng theo chương trình 327, rừng trồng theo chương trình PAM.
Theo số liệu thống kê đất đai đến ngày 01 tháng 01 năm 2013 thì thành phố Thái Nguyên có 2.900,09 ha đất lâm nghiệp, trong đó: Diện tích đất rừng sản xuất là 1.916,23 ha, diện tích đất rừng phòng hộ là 983,86 ha, không có rừng đặc dụng. [19]
+ Tài nguyên Du lịch
Thành phố Thái Nguyên là trung tâm du lịch của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc. Nơi đây có khu du lịch Hồ Núi Cốc nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, có Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam mới được tổ chức SIDA Thuỵ Điển tài trợ sửa chữa, nâng cấp, là nơi lưu giữ hầu hết các di sản mang đậm bản sắc của các dân tộc Việt Nam, làng nghề chè Tân Cương nổi tiếng, đền thờ Đội Cấn và 91 di tích lịch sử văn hoá khác. [20]
+ Tài nguyên nhân văn
Thành phố Thái Nguyên có 28 đơn vị hành chính (phường, xã), trong đó có 19 phường và 9 xã, với số dân hơn 330 nghìn người. Trên địa bàn thành phố có đông đảo đội ngũ sinh viên, học sinh tốt nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp. Đây là nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng nhu cầu phục vụ sự nghiệp phát triển của thành phố, của tỉnh và cả nước.