1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và quốc tế về các yếu tố ảnh hưởng
1.1.4. Các nghiên cứu liên quan tới phương pháp, mô hình đánh giá
Nguyễn Thị Thanh Duyên và Trần Văn Tỷ (2014) đã đánh giá hiện trạng tài nguyên nước dưới đất ở tỉnh Sóc Trăng s d ng chỉ số nghèo nước (Water Poverty Index - WPI). Kết quả tính toán giá trị WPI của tỉnh Sóc Trăng là 64,1 với điểm số năm thành phần Tài nguyên, Khả năng tiếp cận, Năng lực, S d ng và Môi trường lần lượt là 64,2;67,8; 91,1; 59,1 và 38,5. Như vậy, với kết quả này Sóc Trăng sẽ tương ứng với mức tình trạng nghèo nước trung bình thấp, cũng có nghĩa là tỉnh Sóc Trăng đang trong tình trạng quản lý tài nguyên nước tốt. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác biệt về tình trạng nghèo nước giữa các huyện trong tỉnh. Thành phố Sóc Trăng nghèo nước ở mức cao, Mỹ Xuyên và Trần Đề nghèo nước trung bình. Các huyện còn lại nghèo nước trung bình thấp hoặc thấp. Nhìn chung, các năng lực con người ở Sóc Trăng đã được thực hiện tốt. Tình trạng nghèo nước là do
hạn chế thành phần Môi trường và S d ng. Hầu hết các huyện phải đối mặt với mức độ nghiêm trọng của thành phần Môi trường và trung bình đối với thành phần S d ng, một số huyện còn do thành phần Tài nguyên đã ở mức độ nghiêm trọng. Các huyện nghèo nước do hạn chế tùy các thành phần mà có các giải pháp tương ứng nhằm giảm thiểu tình trạng nghèo nước.
Brown và Matlock (2011) đã tổng quan các nhóm chỉ số và các phương pháp đánh giá sự khan hiếm của nước. Có ba nhóm chỉ số đã được trình bày trong nghiên cứu này, bao gồm: (i) nhóm chỉ số dựa trên yêu cầu về nước của con người, được xác định dựa trên: chỉ số của Falkenmark (1989) - đây là chỉ số được s d ng phổ biến nhất để đánh giá tình trạng thiếu nước (theo tác giả này thì mức nước cung cấp >1,700 m3/người/năm được xem là không thiếu nước, 1,000-1,700 m3/người/năm được xem là thiếu nước, từ 500-1,000 m3/người/năm được xem là khan hiếm nước, mức cung cấp < 500 m3/người/năm được xem là rất kham hiếm nước), đòi hỏi về nước cơ bản của con người (cho việc uống, vệ sinh, nấu ăn, tắm), chỉ số căng thẳng nước xã hội, và sự sẵn có của tài nguyên nước và nhập khẩu ngũ cốc; (ii) chỉ số dễ bị tổn thương tài nguyên nước; (iii) các chỉ số dễ bị tổn thương tài nguyên nước, dựa trên: chỉ số s d ng và tái s d ng nước địa phương tương đối, chỉ số bền vững lưu vực sông, chỉ số căng thẳng cấp nước, sự kham hiếm nước vật lý và kinh tế; (iv) Chỉ số Kết hợp Yêu cầu nước môi trường.
Vũ Thanh Tâm (2010) ứng d ng mô hình phân tích hệ thống (WEAP) nhằm phân bổ hợp lý nguồn nước trong quy hoạch tài nguyên nước, áp d ng lưu vực sông Ba. Đề tài đã xây dựng được cơ sở dữ liệu về TNN trên LVS Ba; Mô hình số mô phỏng hệ thống phân tích hệ thống và phân bổ tài nguyên nước ứng d ng trong quy hoạch TNN lưu vực Sông Ba; Báo cáo các đề xuất về triển khai và ứng d ng mô hình trong công tác quy hoạch TNN ở các lưu vực khác.
Vũ Văn Nguyễn (2010) đánh giá hiện trạng và đưa ra các giải pháp phát triển, khai thác, s d ng và quản lý tổng hợp tài nguyên nước huyện đảo Côn Đảo. Đây là đề tài khoa học công nghệ áp d ng hướng nghiên cứu quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo địa giới hành chính, c thể là đảo Côn Đảo. Đề tài đã điều tra
đánh giá được hiện trạng và xác định nhu cầu s d ng nước của Côn Đảo, tính toán được số lượng và xác định chất lượng nước trong đất đá bở rời và đá nứt nẻ bằng phương pháp mô hình số địa chất thủy văn.
Vũ Mạnh Cường (2009), Nghiên cứu ứng d ng mô hình hec-Hms tính toán điều tiết hệ thống hồ chứa thượng nguồn Sông Hồng. Sự điều tiết của hồ Thác Bà trên sông Chảy, hồ Tuyên Quang trên sông Gâm, hồ Hòa Bình trên sông Đà đã làm thay đổi chế độ dòng chảy tự nhiên; giảm lượng dòng chảy mùa lũ ở hạ du, làm tăng dòng chảy mùa cạn.
Nguyễn Ngọc Hà (2009) đã áp d ng Hệ thống đánh giá và quản lý nguồn nước (WEAP) để tính cân bằng nước lưu vực sông Vệ. Tác giả đã s d ng các dữ liệu đầu vào dựa trên mô phỏng các sông và nhánh sông, mô phỏng các nhu cầu dùng nước của các ngành, yêu cầu về dòng chảy môi trường, mô phỏng hồ chứa và các yếu tố khác để xây dựng được mô hình WEAP tính cân bằng nước lưu vực sông Vệ giai đoạn hiện trạng 2010 và giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến s d ng thành phần nước ngầm. Đồng thời, đề xuất phương pháp luận phân bổ chia sẻ nguồn nước áp d ng đối với lưu vực sông Vệ nhằm khai thác, s d ng bền vững tài nguyên nước của lưu vực.
Luijten và các cộng sự (2001) đã s d ng mô hình Spatial Water Budget Model (SWBM) mô phỏng cấp nước và nhu cầu s d ng nước theo không gian và thời gian dựa vào các dữ liệu GIS. SWBM được thiết kế để đánh giá số lượng và chất lượng nước theo những kịch bản phát triển khác nhau nhằm xác định khả năng xãy ra các vấn đề liên quan đến an ninh nguồn nước, và nếu xảy ra thì khi nào và ở đâu các ảnh hưởng đó gây ra tác động. Quá trình mô phỏng của SWBM bao gồm: (1) mối quan hệ đất và nước; (2) nguồn của dòng chảy; (3) cân bằng nước dòng chảy; (4) tích nước sau đập và hồ chứa; và (5) khai thác nước từ hồ chứa và dòng chảy nhằm s d ng cho sinh hoạt, nông nghiệp và công nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã được xác định dựa theo kết quả so sánh đầu ra của mô hình mô phỏng 2 kịch bản khác nhau với kịch bản s d ng đất và nước của thập niên 90, thế kỉ 20. Các kết quả chỉ ra rằng những vấn đề hiện tại ở lưu vực xuất hiện có liên quan đến công tác
quản lý hơn là số lượng nước. Nhiều vấn đề và mâu thuẫn về đến an ninh nguồn nước chịu ảnh hưởng từ sự cung ứng thiếu nguồn nước uống trong mùa khô, hệ quả này được gây ra bởi việc s d ng một lượng lớn số lượng nước sạch cho tưới.