Yếu tố tác động tới ANNN

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các nhân tố tác động đến an ninh nguồn nước khu vực dòng chính sông đà (Trang 62 - 80)

2.3.2.1. S n ằng giữ nhu ầu ùng n v kh năng trữ n c

Theo thống kê Tổng c c thủy lợi (Bộ NN&PTNT) thì hiện nay tại Việt Nam (2018) cả nước đã được đầu tư xây dựng 6648 hồ chứa thủy lợi với tổng dung tích khoảng 13,5 tỷ m3 nước, phân bố tại 45 tỉnh/thành trên cả nước, trong đó có 702 hồ chứa lớn và 5.946 hồ chứa nhỏ, được phân loại c thể tại bảng sau:

Quy mô (Triệu m3)

V ≥3 hoặc H

≥15m 1≤V<3 0,2≤V<1 V<0,2

Số lượng (hồ) 702 363 2.335 3.248

Trong đó có 03 hồ C a Đạt, Tả Trạch, Dầu Tiếng là hồ chứa quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

Trong khi đó, riêng nhu cầu nước dự kiến đến năm 2020 của một số lĩnh vực do Bộ NN&PTNT quản lý đã lên tới 125 tỷ m3, theo Chiến lược phát triển Thủy lợi Việt Nam đến năm 2020. Như vậy, lượng nước được cấp chủ động từ các hồ chứa chỉ chiếm tỷ lệ khiêm tốn, số còn lại trông chờ vào lượng mưa và nguồn cung từ các con sông thông qua hệ thống trạm bơm. Đáng chú ý là nhiều sông lớn của Việt Nam với đặc điểm tổng lượng nước mặt trung bình hằng năm khoảng 830-840 tỷ m3, trong đó hơn 60% lượng nước được sản sinh từ nước ngoài, chỉ có khoảng 310-320 tỷ m3 được sản sinh trên lãnh thổ Việt Nam (Lê Bắc Huỳnh, 2013). Nguồn nước ph thuộc phần lớn vào thượng nguồn ngoài biên giới đang trong tình trạng suy

giảm nguồn nước. Việc xây nhiều hồ chứa ở phía thượng nguồn của bốn con sông lớn bắt nguồn từ các quốc gia láng giềng, gồm: sông Mê Công, sông Hồng, sông Mã và sông Cả đang khiến lượng nước chảy về hạ nguồn của Việt Nam bị suy giảm mạnh, nước sông cũng mất đi một lượng phù sa lớn.

2.3.2.2. S ph thuộ l n v o ngu n n tr n l u v s ng li n qu gi

Đây là thách thức nan giải và hóc búa đối với Việt Nam. Thống kê cho thấy, Việt Nam có 108 lưu vực sông với khoảng 3.450 sông, suối tương đối lớn. Tổng lượng nước mặt trung bình năm của Việt Nam khoảng 830 tỉ m3được tập trung chủ yếu trên 9 lưu vực sông lớn, bao gồm: Hồng, Thái Bình, Bằng Giang - Kỳ Cùng, Mã, Cả, Vu Gia - Thu Bồn, Ba, Đồng Nai và sông C u Long. Tuy nhiên, khoảng 63% nguồn nước mặt của Việt Nam (tương ứng với 520 tỷ m3) được sản sinh ở nước ngoài, chỉ có gần 310 tỉ m3

mỗi năm được sản sinh trên lãnh thổ Việt Nam. Tổng trữ lượng tiềm năng nguồn nước dưới đất khoảng 63 tỷ m3/năm. Tổng lượng nước đang được khai thác, s d ng hàng năm khoảng 80,6 tỷ m3

, chiếm xấp xỉ 10% tổng lượng nước hiện có của cả nước. Trong đó, trên 80% lượng nước được s d ng cho m c đích nông nghiệp (khoảng 65 tỷ m3/năm). Nước dưới đất được khai thác s d ng chủ yếu cho cấp nước sinh hoạt và công nghiệp với gần 40% lượng nước cấp cho đô thị và khoảng gần 80% lượng nước s d ng cho sinh hoạt nông thôn (Lê Bắc Huỳnh, 2013). Thực tế này khiến Việt Nam khó có thể chủ động trong quản lý và khai thác tài nguyên nước cho các tiểu vùng trong nước, đặc biệt trong bối cảnh các quốc gia thượng nguồn tích cực triển khai các công trình thủy điện lớn, các dự án chuyển nước và lấy nước như hiện nay.

2.3.2.3. Vấn ề về h nh s h về t i ngu n n Vi t N m

Đây là một trong những nguyên nhân khiến nguồn tài nguyên này bị khai thác, s d ng thiếu kiểm soát. Năm 2009, Chính phủ ra quyết định Phê duyệt chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 tuy nhiên m c tiêu c thể đưa ra đối với phần Về khai thác, s d ng tài nguyên nước mới chỉ đưa ra các yêu cầu và chưa có giải pháp về chiến lược s d ng nước c thể cho các đối tượng s d ng nước trên các lưu vực sông, đặc biệt các lưu vực sông liên tỉnh tại Việt Nam. Trong

những năm sau, hệ thống văn bản pháp luật về TNN đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường tập trung xây dựng, từng bước hoàn thiện, tạo lập hành lang pháp lý cơ bản cho công tác quản lý TNN từ trung ương đến địa phương. Năm 2012 Quốc Hội đã thông qua Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 (sau đây gọi tắt là Luật TNN năm 2012) để bảo đảm tính đồng bộ, đáp ứng yêu cầu quản lý tài nguyên nước trong tình hình mới. Đến năm 2015 ban hành thông tư số 42/2015/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật quy hoạch tài nguyên nước. Tuy nhiên, những giải pháp để thực hiện m c tiêu của các quy hoạch thành phần trong quy hoạch tài nguyên nước vẫn chưa được đưa ra rõ ràng và c thể.

Song song với các thách thức về chính sách tài nguyên nước, việc chia sẻ một cách hài hòa trong s d ng nguồn nước giữa các cấp, các bên (Trung ương - địa phương, địa phương - địa phương, địa phương – doanh nghiệp) cũng là vấn đề đáng suy ngẫm. Trường hợp tranh chấp nguồn nước tại lưu vực sông liên tỉnh Vu gia - Thu Bồn giữa Quảng Nam và Đà Nẵng là ví d điển hình trong việc phân bổ hài hòa nguồn nước. Chuyện tranh chấp nguồn nước giữa hai địa phương Quảng Nam - Đà Nẵng âm ỉ từ lâu, đó là chưa kể tranh chấp giữa các đơn vị trong cùng địa phương với nhau, giữa các địa phương với các nhà máy thủy điện ở thượng du hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn... Dường như, đã đến lúc cần một quyết sách, chứ không phải những cuộc tranh luận, để giải quyết tận gốc mọi vấn đề. Đối với các lưu vực sông liên quốc gia tại Việt Nam thì vấn đề này còn nghiệm trọng hơn, ảnh hưởng lớn tới ANNN do hầu hết các lưu vực sông đều nằm phía hạ lưu của lưu vực, các tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn xảy ra gần như không thể kiểm soát. Điển hình lưu vực sông Mekong phần hạ du, c a ra nằm trên lãnh thổ Việt Nam. Mùa khô 2015-2016, Đồng bằng sông C u Long (ĐBSCL) phải hứng chịu một đợt hạn - mặn lịch s chưa từng có, gây thiệt hại nặng nề cho 9/13 tỉnh ven biển. Hàng loạt thủy điện mọc lên ở thượng nguồn sông Mekong, chặn dòng chảy khiến nước từ sông Mekong về khu vực Đồng bằng sông C u Long thiếu h t, xuống mức thấp lịch s dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn duy trì ở mức cao và hết sức nghiêm trọng năm 2016.

Tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu cũng là một trong những yếu tố quan trọng khiến an ninh nguồn nước bị đe dọa. Tác động của biến đổi khí hậu lên tài nguyên nước biểu hiện chủ yếu dưới hai dạng: nước biển dâng và hiện tượng cực đoan của thiên tai, bao gồm cả lũ, bão, hạn, kiệt. Việt Nam lại là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH, Cùng với đó, mỗi năm đất nước ta phải hứng chịu ảnh hưởng của nhiều loại hình thiên tai có nguồn gốc khí tượng thủy văn gây ra như: bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, ngập l t, lũ quét, hạn hán … với tần suất và cường độ ngày càng gia tăng. Cũng theo số liệu thống kê, năm 2017 được biết đến với những kỷ l c về thiên tai với 16 cơn bão, 4 áp thấp nhiệt đới, nhiều đợt mưa lớn gây lũ, lũ quét sạt lở đất ở nhiều nơi trên cả nước gây thiệt hại lớn đến tài sản và tính mạng của nhân dân (https://magazine.vov.vn/20171230/thientai/index.html).

Vấn đề tài nguyên nước đang đứng trước nguy cơ suy giảm do hạn hán ngày một tăng ở một số vùng, miền. Khó khăn này sẽ ảnh hưởng đến nông nghiệp, cung cấp nước ở nông thôn, thành thị và sản xuất điện. Việt Nam nằm ở hạ lưu hai sông liên quốc gia lớn là sông Hồng và sông C u Long. So với hiện nay, năm 2070, dòng chảy năm của sông Hồng biến đổi từ +5,8 đến -19% và của sông Mê Kông từ +4,2 đến -14,5%; dòng chảy mùa cạn của sông Hồng biến đổi từ -10,3 đến -14,5%, của sông Mê Kông từ -2,0 đến -24%; dòng chảy lũ biến động tương ứng là +12 đến - 5,0% và +5 đến +7,0%. Như vậy, trên cả 2 sông lớn, tác động của BĐKH làm cho dòng chảy năm của sông Hồng và sông C u Long giảm đi. Điều đó có nghĩa là khả năng lũ trong mùa mưa và cạn kiệt trong mùa khô đều trở nên khắc nghiệt hơn (chưa tính đến khả năng khai thác nước ở thượng nguồn các sông này tăng lên do BĐKH (Nguyễn Đức Ngữ, 2009).

2.4. Một số chỉ số về an ninh nguồn nƣớc

Chỉ số an ninh nguồn nước được xây dựng dựa trên 5 khía cạnh bao gồm con người, xã hội, kinh tế, môi trường và an ninh sẽ giúp các chính phủ và cộng đồng xã hội đánh giá được tiến độ thực hiện an ninh nguồn nước ở cấp độ quốc gia, khu vực. Chỉ số an ninh nguồn nước được xây dựng bằng cách coi mức độ đạt m c tiêu an ninh nguồn nước như là một chỉ số tổng hợp đặc trưng cho cả 5 khía cạnh trên. Để

thu được kết quả chỉ số an ninh nguồn nước quốc gia tổng hợp, cần phải tính toán các chỉ số an ninh nguồn nước cho cả 5 khía cạnh. Các khía cạnh của chỉ số an ninh nguồn nước bao gồm:

- Chỉ số an ninh nguồn nước hộ gia đình; - Chỉ số an ninh nguồn nước kinh tế; - Chỉ số an ninh nguồn nước đô thị; - Chỉ số an ninh môi trường nước;

- Chỉ số an ninh nguồn nước về khả năng ứng phó với các thảm họa liên quan đến nguồn nước.

2.4.1. Chỉ số an ninh nguồn nước hộ gia đình

Nền tảng của an ninh nguồn nước là những vấn đề xảy ra ở cấp độ hộ gia đình. Việc cung cấp cho tất cả người dân dịch v nước đảm bảo vệ sinh, an toàn và đáng tin cậy phải là ưu tiên hàng đầu của các nhà quản lý. An ninh nguồn nước hộ gia đình là nền tảng cơ bản cho những nỗ lực nhằm xóa đói giảm nghèo và hỗ trợ phát triển kinh tế.

Chỉ số an ninh nguồn nước hộ gia đình bao gồm khả năng tiếp cận của người dân với nguồn nước tập trung, mức độ cải thiện tình trạng vệ sinh, và tình trạng vệ sinh. Nói cách khác, chỉ số an ninh nguồn nước hộ gia đình cho biết mức độ đáp ứng của chính phủ về nhu cầu nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và vệ sinh ở tất cả các cộng đồng dân cư. Chỉ số an ninh nguồn nước hộ gia đình là chỉ số tổng hợp của 3 chỉ số ph , bao gồm:

- Tỉ lệ các hộ gia đình được tiếp cận với nguồn nước cấp tập trung (%), - Tỉ lệ các hộ gia đình sở hữu các công trình vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn (%), - Tình trạng sức khỏe của các thành viên trong hộ gia đình do không được tiếp cận đầy đủ với nguồn nước và s d ng các công trình vệ sinh đảm bảo chất lượng (được tính toán thông qua tỉ lệ mắc bệnh tiêu chảy trên 100.000 người khảo sát - chỉ số DALYs).

2.4.2. Chỉ số an ninh nguồn nước kinh tế

quốc gia trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và năng lượng. Chỉ số an ninh nguồn nước kinh tế đưa ra cách đánh giá việc s d ng nguồn nước cung cấp cho sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế trong các lĩnh vực sản xuất lương thực, thực phẩm, công nghiệp và năng lượng. Chỉ số này là tổng hợp của ba chỉ số ph , bao gồm:

- Chỉ số ph an ninh nguồn nước nông nghiệp, gồm: Năng suất tưới tiêu; Sự độc lập tách khỏi sự ph thuộc vào nguồn nước và nông sản nhập khẩu; Khả năng ph c hồi (tỷ lệ phần trăm nguồn nước tái tạo được trữ trong các đập lớn).

- Chỉ số ph an ninh nguồn nước công nghiệp, gồm: Hiệu quả sản suất (giá trị kinh tế của các mặt hàng công nghiệp liên quan đến tiêu th nước); Tốc độ tiêu th nước (lượng nước tiêu th cho sản xuất công nghiệp).

- Chỉ số ph an ninh nguồn nước năng lượng, bao gồm: Mức độ s d ng tiềm năng thủy điện; Tỷ trọng s d ng năng lượng từ thủy điện trên tổng các nguồn cung cấp năng lượng khác.

2.4.3. Chỉ số an ninh nguồn nước đô thị

Chỉ số an ninh nguồn nước đô thị đánh giá việc các nước đang tạo ra những dịch v về nước và đã quản lý nguồn nước đô thị tốt hơn như thế nào để phát triển các thành phố, đô thị với các dịch v đời sống cao, xa xỉ. Việc tập trung vào an ninh nguồn nước của các thành phố có liên hệ với ba giai đoạn đầu tiên trong khuôn khổ bất kỳ một dự án nào về nước của thành phố, đó là cấp nước, vệ sinh và thoát nước. An ninh nguồn nước của một thành phố phải được xem xét trong phạm vi quản lý của một lưu vực sông hoặc nhiều lưu vực sông, mà thành phố đó đang đóng tại. Để phản ánh mối liên kết này, chỉ số an ninh nguồn nước đô thị được điều chỉnh và bổ sung thêm một yếu tố, có giá trị bằng 0 hoặc 1, đó là chỉ số sức khỏe dòng sông. Tốc độ đô thị hóa cũng được đưa vào để phản ánh những thách thức về an ninh nguồn nước mà các thành phố lớn, phát triển nhanh phải đối mặt.

Chỉ số an ninh nguồn nước đô thị là tổng hợp của ba chỉ số ph , bao gồm: - Tỉ lệ phần trăm nguồn nước cấp được đến tay người dân (%);

- Tỉ lệ phần trăm nước thải đô thị được qua x lý (%);

2.4.4. Chỉ số an ninh môi trường nước

Chỉ số an ninh nguồn nước môi trường được xác định để ph c hồi sức khỏe của các dòng sông và hệ sinh thái, là một phép đo nhằm xác định các nước đang khôi ph c lại sức khỏe của các lưu vực sông và hệ sinh thái trên quy mô toàn quốc như thế nào. Sức khỏe dòng sông là khả năng con sông duy trì được các chức năng tự nhiên của nó. Sức khỏe của các dòng sông thường bị đe dọa nhiều nhất bởi bốn yếu tố áp lực: sự xáo trộn đầu nguồn, sự ô nhiễm, sự phát triển nguồn tài nguyên nước (tăng trữ lượng và nắn dòng làm thay đổi dòng chảy tự nhiên), và các yếu tố sinh học.

Chỉ số an ninh môi trường nước đánh giá tình trạng của môi trường liên quan đến nước của các lưu vực sông bằng cách s d ng các chỉ số sức khỏe dòng sông. Chỉ số sức khỏe dòng sông là một tập hợp của bốn chỉ số thành phần và các chỉ số ph của các chỉ số thành phần, bao gồm:

- Sự xáo trộn đầu nguồn: Đất canh tác; Sự không thấm nước; Mật độ chăn nuôi; Sự mất kết nối với các vùng đất ngập nước.

- Sự ô nhiễm: Sự xâm nhập mặn vào đất liền; Nitrogen; Phosphorous; Thủy ngân; Thuốc trừ sâu; Tổng chất rắn lơ l ng; Tải lượng chất hữu cơ; Sự acid hóa; Các tác động nhiệt từ hệ thống làm mát của nhà máy điện.

- Sự phát triển tài nguyên nước: Mật độ các đập nước; Quá trình phân vùng mạng lưới sông; Sự tiêu th nước so với nguồn nước cấp; Áp lực về nước tại các khu vực nông nghiệp; Thay đổi thời gian lưu giữ nước ở phía hạ lưu của các đập.

- Các yếu tố sinh học: Các loài không tự nhiên; Sự gia tăng các loài không tự nhiên; Áp lực đánh bắt; Nuôi trồng thủy sản.

2.4.5. Chỉ số an ninh nguồn nước về kh năng ứng phó với các th m họa liên quan đến nguồn nước

Chỉ số an ninh nguồn nước về khả năng ứng phó với các thảm họa liên quan đến nguồn nước được s d ng để đánh giá mức độ xây dựng các cộng đồng bền vững có khả năng thích ứng với các thay đổi. Đây là một chỉ số tổng hợp bao gồm các đánh giá về ba dạng thiên tai liên quan đến nước, gồm: gió bão, hạn hán, sóng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các nhân tố tác động đến an ninh nguồn nước khu vực dòng chính sông đà (Trang 62 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)