Khung lý thuyết của nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các nhân tố tác động đến an ninh nguồn nước khu vực dòng chính sông đà (Trang 81)

3.3. Các nhóm nguy cơ gây mất an ninh nguồn nƣớc

3.3.1. hóm nguy cơ dẫn đến mất an ninh nguồn nước do yếu tố tự nhiên

Trên cơ sở các nhóm yếu tố đã tổng hợp đã tổng hợp và đề xuất, cộng với

Thủy điện Sinh hoạt Nông nghiệp Công nghiệp Du lịch, dịch v Dòng chảy môi trường

Chính trị, ngoại giao Giáo d c, truyền thống Chính sách, pháp luật Tội phạm, khủng bố An ninh nguồn nước Cơ chế, chính sách Yếu tố tự nhiên Nhu cầu s d ng

Biến đổi khí hậu Thảm phủ

Địa hình, địa mạo Nước ngầm Nước mặt Tai biến địa chất

điều kiện c thể của Việt Nam, 06 nhóm yếu tố có nguy cơ dẫn đến mất an ninh nguồn nước do yếu tố tự nhiên được xem xét (0).

Bảng 3.1. Nguy cơ dẫn đến mất an ninh nguồn nƣớc do yếu tố tự nhiên

No Nhóm yếu tố Ký hiệu

1 Nước mặt Nmat

2 Nước ngầm Nngam

3 Địa hình, địa mạo DHDM

4 Thảm phủ Tphu

5 Biến đổi khí hậu BDKH

6 Tai biến địa chất, thiên tai TBDC

3.3.2. hóm nguy cơ dẫn đến mất an ninh nguồn nước do yếu tố nhu cầu s dụng nước

Trên cơ sở các nhóm yếu tố đã tổng hợp đã tổng hợp và đề xuất, cộng với điều kiện c thể của Việt Nam, 06 nhóm yếu tố có nguy cơ dẫn đến mất an ninh nguồn nước do yếu tố nhu cầu s d ng nước được xem xét (như trong 0).

Bảng 3.2. Nguy cơ dẫn đến mất an ninh nguồn nƣớc do yếu tố nhu cầu sử dụng nƣớc No Nhóm yếu tố Ký hiệu 1 Thủy điện TD 2 Sinh hoạt SH 3 Nông nghiệp NN 4 Công nghiệp CN 5 Du lịch, dịch v DLDV

6 Dòng chảy môi trường DCMT

3.3.3. hóm nguy cơ dẫn đến mất an ninh nguồn nước do cơ chế chính sách:

Trên cơ sở các nhóm yếu tố đã tổng hợp đã tổng hợp và đề xuất, cộng với điều kiện c thể của Việt Nam, 04 nhóm yếu tố có nguy cơ dẫn đến mất an ninh

Bảng 3.3. Nguy cơ dẫn đến mất an ninh nguồn nƣớc do yếu tố cơ chế, chính sách

No Nhóm yếu tố Ký hiệu

1 Chính sách, ngoại giao CTri

2 Giáo d c, truyền thông GDTT

3 Chính sách, phát luật CSPL

4 Tội phạm, khủng bố TPKB

1.3. Các giả thuyết của nghiên cứu

Từ bảng 3.4 ta thấy được có 19 sự liên kết giữa các bộ yếu tố và giữa các nhóm yếu tố với bộ yếu tố, tương ứng với 19 giả thuyết của nghiên cứu. Bảng 3.4 tổng hợp các giả thuyết cũng như mối quan hệ dự kiến giữa các bộ yếu tố.

Bảng 3.4. Các giả thuyết của nghiên cứu

Gi

thuyết Diễn t gi thuyết

H1 Có mối liên hệ khẳng định giữa yếu tố tự nhiên và an ninh nguồn nước

H2 Có mối liên hệ khẳng định giữa yếu tố nhu cầu s d ng và an ninh nguồn nước

H3 Có mối liên hệ khẳng định giữa yếu tố cơ chế chính sách và an ninh nguồn nước

H4 Có mối liên hệ khẳng định giữa yếu tố nước mặt và yếu tố tự nhiên H5 Có mối liên hệ khẳng định giữa yếu tố nước ngầm và yếu tố tự nhiên H6 Có mối liên hệ khẳng định giữa yếu tố địa hình địa mạo và yếu tố tự nhiên H7 Có mối liên hệ khẳng định giữa yếu tố thảm phủ và yếu tố tự nhiên

H8 Có mối liên hệ khẳng định giữa yếu tố biến đổi khí hậu và yếu tố tự nhiên H9 Có mối liên hệ khẳng định giữa yếu tố địa chất thiên tai và yếu tố tự nhiên

H10 Có mối liên hệ khẳng định giữa yếu tố thủy điện và yếu tố nhu cầu s d ng nước

H11 Có mối liên hệ khẳng định giữa yếu tố sinh hoạt và yếu tố nhu cầu s d ng nước

Gi

thuyết Diễn t gi thuyết

H12 Có mối liên hệ khẳng định giữa yếu tố nông nghiệp và yếu tố nhu cầu s d ng nước

H13 Có mối liên hệ khẳng định giữa yếu tố công nghiệp và yếu tố nhu cầu s d ng nước

H14 Có mối liên hệ khẳng định giữa yếu tố du lịch, dịch v và nhu cầu s d ng nước

H15 Có mối liên hệ khẳng định giữa yếu tố dòng chảy môi trường và yếu tố nhu cầu s d ng nước

H16 Có mối liên hệ khẳng định giữa yếu tố chính trị ngoại giao và cơ chế chính sách

H17 Có mối liên hệ khẳng định giữa yếu tố giáo d c truyền thông và cơ chế chính sách

H18 Có mối liên hệ khẳng định giữa yếu tố chính sách, pháp luật và cơ chế chính sách

H19 Có mối liên hệ khẳng định giữa yếu tố tội phạm, khủng bố và cơ chế chính sách

3.4. Ứng dụng mô hình cấu trúc mạng cho việc đánh giá các yếu tố tác động tới an ninh nguồn nƣớc

3.4.1. Xây dựng b ng hỏi

M c tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định các nhóm yếu tố (nguy cơ) ảnh hưởng tới ANNN và mối quan hệ giữa các nhóm yếu tố. Để thực hiện việc thu thập dữ liệu, tác giả thiết kế bảng hỏi dựa trên tổng quan các nghiên cứu liên quan tới các nhóm nguy cơ mất ANNN. Bảng hỏi bao gồm các phần chính sau (chi tiết trong ph l c 1 và 2):

- Phần 1: Phần mở đầu. Phần này giới thiệu cho m c đích nghiên cứu, cam kết về tính bảo mật thông tin và m c đích s d ng thông tin thu thập được; thuyết

ph c đối tượng được hỏi tham gia trả lời bảng hỏi.

- Phần 2: Thông tin cá nhân của đối tượng khảo sát. Thông tin cần thu thập của phần này liên quan đến cá nhân từng người dân tham gia trả lời bảng hỏi.

- Phần 3: Các câu hỏi liên quan đến nhận thức của người dân và nhà quản lý về ANNN trên dòng chính Sông Đà và hiện trạng s d ng tài nguyên nước trên dòng chính Sông Đà.

Thang đo của bảng hỏi được s d ng trong luận án là thang đo Likert 5 điểm, với 1 là hoàn toàn không đồng ý đến 5 là hoàn toàn đồng ý. Đây là mức thang đo được s d ng phổ biến trong điều tra khảo sát lĩnh vực kinh tế.

3.4.2. Phương pháp lấy mẫu

M c tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định các nhóm yếu tố (nguy cơ) ảnh hưởng tới ANNN và mối quan hệ giữa các nhóm yếu tố. Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện, một trong các hình thức chọn mẫu phi xác suất. Trong nghiên cứu này, tác giả đã khảo sát 600 phiếu (40 phiếu trong khảo sát sơ bộ và 560 phiếu trong khảo sát chính thức) với đối tượng là cán bộ quản lý ở Ủy ban nhân dân và Công an xã, Trung tâm nước sạch và Sở Tài Nguyên và Môi trường và người dân sinh sống tại tỉnh Lai Châu.

Theo Hair và các cộng sự (1998), để thực hiện được phân tích yếu tố EFA thì số lượng mẫu tối thiểu phải là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Nghiên cứu đã phân tích và xác định được 92 biến quan sát, như vậy số mẫu tối thiểu là 92*5 = 460; Đối với phân tích hồi quy đa biến: cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công thức là 50 + 8*m (m: số biến độc lập) (Tabachnick và Fidell, 1996). Nghiên cứu có 19 biến độc lập, do vậy kích thước mẫu tối thiểu là: 50+8*19 = 202 quan sát. Như vậy, tổng số mẫu trong nghiên cứu là 500 (500 phiếu hợp lệ trong 560 phiếu của khảo sát chính thức) hoàn toàn phù hợp với yêu cầu được đặt ra và đảm bảo tính đại diện cho tổng thể.

3.4.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo

3.4.3.1. C ng th ng k v vi ph n t h ộ tin ậ ữ li u a) C ng th ng k :

Phần mềm SEM được nhiều phần mềm hỗ trợ trong quá trình thống kê, phân tích và xác định mô hình SEM như: AMOS, LISREL, EQS, MPLUS,… được các nhà nghiên cứu s d ng rất phổ biến trong các đề tài nghiên cứu. Phần mền AMOS với ưu điểm là: (a) dễ s d ng nhờ module tích hợp chung với phần mềm phổ biến là SPSS và (b) dễ dàng xây dựng các mối quan hệ giữa các biến, yếu tố (phần t mô hình) bằng trực quan hình học nhờ chức năng AMOS Graphics. Kết quả được biểu thị trực tiếp trên mô hình hình học, nhà nghiên cứu căn cứ vào các chỉ số để kiểm định các giả thuyết, độ phù hợp của tổng thể mô hình một cách dễ dàng, nhanh chóng. Do đó, luận án s d ng phần mềm AMOS 21 để hỗ trợ cho các phân tích.

b) nh gi ộ tin ậ ữ li u:

Để đánh giá độ tin cậy Cronbach‟s alpha, s d ng để xác định độ tin cậy của các thành phần thang đo và của mỗi biến đo lường. Dựa trên hệ số Cronbach‟s alpha, các tiêu chuẩn (biến) không phù hợp sẽ bị loại bỏ trước khi tiến hành phân tích yếu tố. Các biến có hệ số tương quan biến tổng (Corrected item total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Chỉ số đánh giá có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng [0,70 - 0,80]. Chỉ số đánh giá Cronbach‟s alpha > = 0,60 là chỉ số đánh giá có thể chấp nhận được về mặt tin cậy (Nunnally và Berstein, 1994).

3.4.3.2. nh gi ếu t kh m ph (E plor tor F tor An l sis - EFA)

Đánh giá yếu tố khám phá được s d ng để xác định các nhóm nguy cơ mất ANNN. Phương pháp phân tích EFA thuộc nhóm phân tích đa biến ph thuộc lẫn nhau (interdependence techniques), nghĩa là không có biến ph thuộc và biến độc lập mà nó dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau. Phân tích EFA được tiến hành theo kiểu khám phá để xác định xem phạm vi, mức độ quan hệ giữa các biến quan sát và các yếu tố cơ sở như thế nào, làm nền tảng cho một tập hợp các phép đo để rút gọn hay giảm bớt số biến quan sát tải lên các yếu tố cơ sở.

với các biến quan sát. Các biến có trọng số (factor loading) nhỏ hơn 0,40 trong EFA sẽ bị tiếp t c loại (Gerbing và Anderson, 1988). Phương pháp trích hệ số s d ng là principal axis factoring với phép quay promax và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue = 1 cho các thang đo trong mô hình nghiên cứu. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% (Gerbing và Anderson, 1988).

3.4.3.3. Kiểm ịnh ộ tin ậ v gi trị th ng o

Phân tích yếu tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis) là một trong các kỹ thuật thống kê của mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). CFA cho chúng ta kiểm định các biến quan sát đại diện cho các yếu tố tốt đến mức nào. CFA là bước tiếp theo sau EFA. Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp truyền thống MTMM. Lý do là CFA cho phép kiểm định cấu trúc lý thuyết của các thang đo lường như mối quan hệ giữa một khái niệm nghiên cứu với các khái niệm khác mà không bị chệch do sai số đo lường. Hơn nữa, phương pháp này cho phép chúng ta kết hợp các khái niệm tiềm ẩn với đo lường của chúng và có thể xem xét các đo lường độc lập hay kết hợp chung với mô hình lý thuyết cùng một lúc.

Để kiểm định độ tin cậy đo lường mức độ phù hợp của mô hình với thông tin thực tế, nghiên cứu này s d ng các chỉ tiêu Chi-bình phương, Chi-bình phương điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df), chỉ số thích hợp so sánh CFI (comparative fit index), chỉ số TLI (Tucker&Lewis index) và chỉ số RMSEA (root mean square error approximation), GFI (Goodness of fit index). Mô hình được gọi là thích hợp khi phép kiểm định Chi-bình phương có P value >0,05 (Joreskog và Sorbom, 1993). Điều này thực tế rất khó xảy ra bởi vì Chi-bình phương rất nhạy cảm với kích thước mẫu lớn và độ mạnh của kiểm định, nên thực tế người ta dung chỉ số Chi-bình phương điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df) để đánh giá.

Chỉ số Chi-bình phương điều chỉnh theo bậc tự do để đo mức độ phù hợp một cách chi tiết hơn của cả mô hình. Một số tác giả đề nghị 1 < Chi-bình phương/bậc tự do < 3 (Hair và các cộng sự, 1998); một số khác đề nghị chỉ số này càng nhỏ các tốt (Segar, 1993). Ngoài ra, một số nghiên cứu thực tế phân biệt ra 2

trường hợp: Chi-bình phương/bậc tự do < 5 (với mẫu N >= 200) hay < 3 (khi cỡ mẫu N <=200) thì mô hình được xem là phù hợp tốt (Kettinger và Lee, 1995).

Các chỉ số liên quan khác: GFI, AGFI, TLI,… có giá trị > 0,9 được xem là mô hình phù hợp tốt. Nếu các giá trị này bằng 1, ta nói mô hình là hoàn hảo (Segar, 1993). GFI: độ phù hợp tuyệt đối (không điều chỉnh bậc tự do) của mô hình cấu trúc (chỉ rõ mối quan hệ giữa các biến tiềm ẩn với nhau) và mô hình đo lường (chỉ rõ quan hệ giữa các biến quan sát với biến tiềm ẩn) với bộ dữ liệu khảo sát. AGFI: điều chỉnh giá trị GFI theo bậc tự do trong mô hình. RMSEA: là một chỉ tiêu quan trọng, nó xác định mức độ phù hợp của mô hình so với tổng thể. Trong tạp chí nghiên cứu IS, các tác giả cho rằng chỉ số RMSEA yêu cầu < 0,05 thì mô hình phù hợp tốt. Trong một số trường hợp, giá trị này <= 0,08 mô hình được chấp nhận (Taylor và các cộng sự, 1993).

CHƢƠNG 4

THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN AN NINH NGUỒN NƢỚC DÒNG CHÍNH SÔNG ĐÀ: TRƢỜNG HỢP TỈNH LAI CHÂU 4.1. Tổng quan về lƣu vực sông Đà

4.1.1.Hiện trạng nguồn nước lưu vực sông Đà

Sông Đà chảy chủ yếu theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với tổng chiều dài dòng chảy chính của sông Đà tính đến Trung Hà là 1.010 km, trong đó 440 km trên lãnh thổ Trung Quốc và 570 km trên lãnh thổ Việt Nam (56%). Độ cao thượng nguồn của sông Đà là 1.500 m và tại hạ lưu (vị trí hợp lưu với sông Hồng) là 13 m, độ dốc trung bình khoảng 0,15%.

Trên lãnh thổ Việt Nam, sông Đà chảy qua vùng Tây Bắc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đổ vào sông Hồng tại Trung Hà (Phú Thọ), trở thành ph lưu lớn nhất của sông Hồng, cùng với sông Lô, sông Thao tạo nên hệ thống sông lớn nhất ở miền Bắc Việt Nam.

Địa hình dòng chính sông Đà có thể phân định như sau:

- Đoạn thượng lưu sông Đà trên lãnh thổ Trung Quốc có tên là sông Lý Tiên. Trong đoạn này sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, lòng sông hẹp, độ dốc lớn, nhiều đoạn quanh co và có nhiều thác ghềnh.

- Đọan trung lưu từ Pắc Ma tới Suối Rút sông chảy giữa hai bờ núi rất cao, lòng sông rộng trung bình 90  100 m trong mùa cạn. Độ dốc lòng sông giảm rõ rệt, khoảng 3840 cm/km nhưng vẫn còn nhiều thác ghềnh, ước tính có khoảng trên 50 thác trong đoạn này.

- Đoạn hạ lưu sông Đà từ Suối Rút đến c a nhập lưu với sông Hồng (Trung Hà) lòng sông mở rộng rõ rệt, độ rộng trung bình khoảng 200m trong mùa cạn, độ dốc lòng sông giảm không nhiều. Từ Hòa Bình đến Trung Hà, độ dốc lòng sông giảm còn khoảng 42 cm/km. Ngoài Thác Bờ ra thì đoạn này không còn thác nữa, bãi bồi khá nhiều.

Nhìn chung, sông suối trong lưu vực sông Đà thuộc loại sông trẻ, thung lũng sông hẹp, nhiều đoạn có dạng hẽm vực sâu chứng tỏ địa hình mới được nâng lên

mạnh, phần lớn lòng sông cao hơn mặt biển từ 100  500 m. Vì vậy, sông đang trong tình trạng đào lòng mạnh, mặt cắt hẹp, bồi t ít và lắm thác ghềnh.

Hình 4.1. Lƣu vực sông Đà

Ngu n: Nh uất b n B n (2015).

4.1.2. Đặc điểm dòng ch y năm và phân phối dòng ch y năm

Lượng dòng chảy trung bình nhiều năm hay chuẩn dòng chảy năm, là trị số trung bình của lượng dòng chảy năm của chuỗi số liệu quan trắc trong trường hợp số liệu quan trắc đủ dài, được biểu thị dưới dạng lưu lượng Q0, modun dòng chảy M0, tổng lượng dòng chảy W0 hay độ sâu dòng chảy Y0. Chuẩn dòng chảy năm là một trong những đặc trưng thủy văn chủ yếu, nó biểu thị khả năng tiềm tàng của nguồn nước nên giá trị của nó rất cần thiết để đánh giá tài nguyên nước của lưu vực sông.

Bảng 4.1. Thông số thống kê chuỗi dòng chảy năm lƣu vực sông Đà

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các nhân tố tác động đến an ninh nguồn nước khu vực dòng chính sông đà (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)