mực đạo đức xã hội .
Nhƣ đã nói ở trên, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc và tôn giáo, có tôn giáo ngoại nhập, có tôn giáo nội sinh. Các tôn giáo ngoại nhập nhƣ Nho, Phật, Đạo đƣợc du nhập vào Việt Nam từ những thế kỷ đầu công nguyên. Trải qua quá trình tồn tại lâu dài cùng dân tộc, ngoài mặt tiêu cực vốn có, các tôn giáo còn có đóng góp nhất định trong việc hình thành nền đạo đức xã hội. Trong lịch sử, tôn giáo đã từng góp phần bổ sung vào hệ thống giá trị đạo đức của dân tộc những nội dung mới. Trên cơ sở nền tảng văn hoá bản địa của dân tộc mình, ngƣời Việt đã tiếp thu và cải biến một số chuẩn mực của đạo đức tôn giáo, biến chúng thành chuẩn mực chung của toàn xã hội. Có thể thấy rõ điều đó qua trƣờng hợp của Phật giáo, Đạo giáo thời kỳ đầu khi mới du nhập vào Việt Nam. Trƣớc khi các tôn giáo này du nhập, ngƣời Việt có một số tín ngƣỡng nhƣ thờ cúng tổ tiên, thờ Thành hoàng, Thổ địa…thể hiện đạo lý uống nƣớc nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, khi xã hội phát triển, các tín ngƣỡng này không đủ thoả mãn nhu cầu nhận thức của con ngƣời. Các tôn giáo vào Việt Nam phần nào đó đã giúp cho ngƣời dân Việt lý giải đƣợc những vấn đề liên quan đến cuộc sống của con ngƣời và xã hội nhƣ vấn đề ý nghĩa cuộc sống, vấn đề sinh tử, họa phúc, vấn đề hạnh phúc của con ngƣời…Ngƣời Việt đã tìm thấy ở Phật giáo lý thuyết khổ, tập, diệt, đạo, nghiệp chƣớng, luân hồi, vô thƣờng, vô ngã, từ bi hỷ xả.v.v…
Bên cạnh việc bổ sung những nội dung mới cho nền đạo đức của dân tộc, một số chuẩn mức đạo đức tôn giáo khi đƣợc ngƣời Việt tiếp nhận, cải biến trên nền tảng văn hoá bản địa của mình đã góp phần làm sâu sắc, phong phú thêm những giá trị đạo đức vốn có của dân tộc. Phật giáo với nhân sinh quan giàu tính nhân văn đã mang theo vào Việt Nam những quan niệm đạo đức khá phong phú. Hệ thống đạo đức Phật giáo trải rộng trong tam tạng kinh điển và biểu hiện tập
73
trung trong Ngũ giới, Lục độ, Lục hoà, Thập thiện, Tứ ân…không những đã làm phong phú thêm các quan niệm đạo đức của ngƣời Việt mà còn có sự lý giải các quan niệm đó trên bình diện lý luận.
Tƣơng tự nhƣ vậy, Nho giáo với các chuẩn mực đạo đức của nó đã đƣợc cha ông ta tiếp nhận làm phong phú thêm các giá trị đạo đức của mình. Tƣ tƣởng “ái nhân” của Khổng Tử đƣợc mở rộng thành tình yêu đồng bào, hay thành kế sách trị nƣớc của vua chúa quan lại. Phạm trù “tình nghĩa” của Nho giáo đƣợc mở rộng cho cả mối quan hệ cha-con; vợ-chồng; vua-tôi; bằng-hữu. Nó trở thành giá trị đạo đức cơ bản của xã hội trong một thời kỳ dài.
Bên cạnh các chuẩn mực của Phật giáo và Nho giáo, những tƣ tƣởng của Đạo giáo cũng đƣợc ngƣời dân Việt vận dụng, phát triển một cách sáng tạo thành các thủ thuật saman, bùa trú, thể hiện khát vọng sức mạnh cần thiết cho việc duy trì trật tự đạo đức xã hội ở những vùng dân cƣ có điều kiện sống khó khăn bất ổn.
Trong xã hội Việt Nam hiện nay, đạo đức tôn giáo vẫn đang tiếp tục góp phần làm phong phú các quan niệm, chuẩn mực đạo đức xã hội. Sở dĩ chúng ta có thể khẳng định điều đó là vì
Thứ nhất: Trong bản thân mỗi tôn giáo đều chứa đựng những giá trị tƣơng
hợp ở những mức độ khác nhau với nền đạo đức xã hội hiện nay, trong đó nhiều giá trị đã trở nên phổ biến và trở thành những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.
Thứ hai: Ngày nay chúng ta đang tiến hành xây dựng một nền đạo đức
XHCN. Nền đạo đức ấy khác về chất so với nền đạo đức trong thời kỳ trƣớc kia nhƣng đó không phải là sự cắt đứt, đoạn tuyệt hoàn toàn với các giá trị của nền đạo đức cũ mà ngƣợc lại, nền đạo đức mới XHCN chỉ có thể phát triển đƣợc trên
74
cơ sở kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, trong đó không thể phủ nhận có những đóng góp nhất định của các tôn giáo.
Thực tế, trong quá trình tồn tại và phát triển cùng dân tộc, nhiều giá trị đạo đức tôn giáo đã tham gia vào nền đạo đức xã hội. Nhiều quy phạm, chuẩn mực và lễ nghi tôn giáo đã đƣợc ngƣời Việt dựa trên cơ tầng văn hoá của mình lựa chọn, tiếp nhận, nâng cao và sử dụng ở các mức độ và phƣơng diện khác nhau. Cho đến ngày nay những quy phạm, chuẩn mực và các lễ nghi đó phần nào đã trở thành những giá trị, thành tình cảm và niềm tin đạo đức truyền thống của ngƣời dân Việt, nó vẫn góp phần phát huy tác dụng, điều chỉnh ý thức và hành vi của con ngƣời hiện đại. Chẳng hạn nhƣ các giá trị đạo đức vô ngã từ bi của Phật giáo, đạo đức bác ái của Kitô giáo…
Nhiều phạm trù đạo đức tôn giáo tham gia vào nền đạo đức của dân tộc trong lịch sử giờ đây đã trở thành lời ăn tiếng nói, trở thành phƣơng tiện diễn đạt quan niệm đạo đức truyền thống của dân tộc. Ví dụ, các phạm trù nhƣ: “Từ bi, hỉ xả”, “Cứu nhân độ thế”, “Tu nhân tích đức”, “Sống nhân từ để phúc cho đời sau”…đã không còn là những thuật ngữ nguyên nghĩa của riêng Phật giáo mà trở thành một phần trong lẽ sống của ngƣời Việt, trở thành ngôn ngữ của đạo đức thực tiễn. Hay hình ảnh Đức Phật đƣợc hoá thân thành ông Bụt nhân từ, đôn hậu trong văn học dân gian Việt Nam từ lâu đã thấm đƣợm vào nếp sống, nếp nghĩ của ngƣời dân Việt và ngày nay nó vẫn có ý nghĩa giáo dục đạo đức rất lớn cho nhiều thế hệ ngƣời Việt Nam. Hoặc thuyết nhân quả, nghiệp báo của Phật gặp gỡ với tín ngƣỡng thác sinh của ngƣời Việt từ lâu đã lan toả thành nếp sống, nếp nghĩ “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”, “nhân nào quả ấy”…trong nhân dân. Tuy có những hạn chế nhất định là đã tạo ra ý thức về định mệnh, nhƣng xét dƣới góc độ đạo đức, lý thuyết này của nhà Phật là sự đề cao việc tu dƣỡng, rèn luyện đạo đức cá nhân, hƣớng mọi ngƣời đến những ý nghĩ và hành động thiện,
75
bài trừ cái ác, cái xấu, đề cao ý thức trách nhiệm của mỗi ngƣời với bản thân và xã hội.v.v..
Bên cạnh đó, nhiều vấn đề mà xã hội hiện đại đang đặt ra cũng đƣợc các tôn giáo quan tâm đề cao, chẳng hạn nhƣ vấn đề bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, vấn đề bảo vệ các giá trị đạo đức gia đình, vấn đề môi trƣờng sinh thái…
Đảng ta trong nghị quyết 24- NQ/TW ngày 16/10/1990 của Bộ chính trị về tăng cƣờng công tác tôn giáo trong tình hình mới đã viết “Đạo đức tôn giáo có
nhiều điểm phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”. Thật vậy, ta có thể
nhận thấy trong tôn giáo nhiều giá trị đạo đức phù hợp với xã hội hiện đại. Đặc biệt tôn giáo nào cũng kêu gọi tình yêu thƣơng, chống lại ách áp bức bất công, tôn giáo nào cũng hƣớng con ngƣời đến cái thiện, tránh xa cái ác, tôn giáo nào cũng khuyên con ngƣời tu dƣỡng rèn luyện bản thân... Đây là những giá trị đạo đức mà xã hội ta đang đòi hỏi phải xây dựng.
Có thể nói, những giá trị đạo đức mà các tôn giáo đề cao như tình yêu thương con người, tôn trọng sự sống, yêu thiên nhiên, hướng thiện, tránh ác…đã và đang đáp ứng được nhu cầu của con người Vịêt Nam hiện nay. Nó giúp cho một bộ phận quần chúng nhân dân tìm thấy ý nghĩa cuộc sống của mình và giúp họ vươn tới cái thiện.
Phật giáo với một hệ thống các quan niệm về vô ngã, từ bi khuyên mọi ngƣời tự tu tâm dƣỡng tính bởi vạn pháp chỉ là “vô thƣờng” cái “tôi” chỉ là sự hợp tan của “ngũ uẩn”. Hạnh vô ngã giúp cho mỗi con ngƣời thoát ra khỏi cái tôi ích kỷ, là động lực để mỗi ngƣời biết đặt cái chung lên cái riêng, biết sống vì mọi ngƣời, biết mở rộng tình yêu thƣơng rộng lớn đến cả muôn loài. Có thể nói vô ngã là phƣơng tiện để mỗi ngƣời thực hiện đạo hạnh từ bi. Những quan niệm này của Phật giáo đã góp phần bổ sung thêm ý nghĩa cho chuẩn mực đạo đức thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân của dân tộc Vịêt Nam.
76
Những nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức trong Ngũ giới và Thập thiện của Phật giáo nhằm hƣớng con ngƣời đến chân, thiện, mỹ nhƣ, không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không gian tham…cũng chính là các nguyên tắc đạo đức mà cuộc sống hiện tại của chúng ta đang đặt ra. Việc xây dựng một nếp sống cộng đồng và một thế ứng xử hoà hợp nhƣ trong Lục hoà của Phật giáo (Thân hoà cùng trụ tức hoà hợp cùng giúp đỡ nhau trong cộng đồng; khẩu hoà vô tranh tức hoà dịu, an ủi và khích lệ nhau không tranh giành trong cuộc sống; giới hoà đồng dự tức cùng đồng tâm chấp hành nghiêm giới luật; kiến hoà đồng giải tức ý kiến hoà hợp, nhất trí giải quyết chung mọi việc; ý hoà đồng tu tức cùng thực hiện quy luật và thuần phong mỹ tục xã hội; lợi hoà đồng quân tức công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ) cũng là mục tiêu mà xã hội ta đang phấn đấu để đạt đƣợc.
Đối với đạo Công giáo, vấn đề cốt tủy trong đạo đức Công giáo là kính Chúa yêu ngƣời. Đức bác ái của đạo Công giáo cũng giống nhƣ đức từ bi của đạo Phật- là sự thể hiện tình yêu thƣơng rộng lớn và sự đòi hỏi công bằng, tính bao dung độ lƣợng, hƣớng con ngƣời tới nhân lành.
Trong đạo Công giáo cũng có những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức có nguồn gốc từ đạo đức xã hội, không thuần tuý mang tính tôn giáo nhƣ các giới răn: thảo kính cha mẹ, không đƣợc giết ngƣời, không đƣợc gian dâm, không đƣợc trộm cƣớp, không làm chứng gian và không ham muốn vợ ngƣời. Việc thảo kính với cha mẹ đƣợc đạo Công giáo đặc biệt quan tâm với những quy định cụ thể phù hợp với lối ứng xử truyền thống của ngƣời Việt. Bên cạnh đó những quy định về quan hệ hôn nhân một vợ một chồng của đạo Công giáo thực sự là quan niệm tiến bộ, phù hợp với quan niệm đạo đức của xã hội mới mà chúng ta đang xây dựng.
Bên cạnh đó, những vấn đề mang tính toàn cầu hiện nay cũng đƣợc Phật giáo và Công giáo hết sức quan tâm. Từ việc đề cao tình yêu thƣơng, Phật giáo
77
và Công giáo, không chấp nhận bất cứ điều gì làm phƣơng hại đến danh dự, sự sống của con ngƣời. Chính vì vậy, hai tôn giáo này đã tham gia rất tích cực vào các hội nghị quốc tế về giải trừ quân bị với mong muốn đem lại nền hoà bình thịnh vƣợng chung cho toàn nhân loại. Đồng thời, cũng không đồng tình với những gì làm tổn hại đến nhân cách, phẩm hạnh và sự sống của con ngƣời. Việc can thiệp vào sự sống của con ngƣời nhƣ cấy thai, nạo phá thai, sinh sản vô tính hay những vấn đề nhƣ toàn cầu hoá, vấn đề bảo vệ môi trƣờng sống của con ngƣời…là những vấn đề đƣợc hai tôn giáo này hết sức quan tâm và có những luận giải mang tính nhân bản sâu sắc. Tuy có những hạn chế nhất định, song không thể phủ nhận được rằng, trên phương diện đạo đức, những lý giải của tôn giáo về các vấn đề nêu trên đã và đang góp phần làm phong phú thêm quan
niệm đạo đức của dân tộc Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh hai tôn giáo lớn là Phật giáo và Công giáo, đạo Cao Đài và Phật giáo Hoà Hảo cũng có ảnh hƣởng đáng kể trong lòng dân tộc Việt Nam. Ra đời trong điều kiện kinh tế xã hội Nam Bộ đầu thế kỷ XX, đạo Cao Đài và Phật giáo Hoà Hảo là sự phản ánh khát vọng của tầng lớp lao động nghèo khổ. Đây là hai tôn giáo nội sinh, ra đời trên cơ sở kết hợp giá trị của các tôn giáo lớn đã có mặt ở Việt Nam. Chính vì vậy, hai tôn giáo này không có hệ thống triết lý cao siêu mà chỉ là sự kế thừa đơn giản giáo lý của các tôn giáo khác. Do vậy ta có thể dễ dàng nhận ra trong đó nhiều yếu tố tích cực của các tôn giáo lớn đã có mặt ở Việt Nam.
Với Phật giáo Hoà Hảo, những quan niệm đạo đức có tính nhân văn đƣợc tập trung trong giáo lý Tu Nhân, Học Phật. Phật giáo Hoà Hảo yêu cầu tín đồ của mình phải tự tu dƣỡng rèn luyện mình để trở thành ngƣời có tâm, đức đó là những con ngƣời có lòng thƣơng yêu rộng lớn, thuận thảo, hiếu nghĩa, khoan dung hƣớng thiện…Đạo yêu cầu tín đồ của mình phải thực hiện “Bát nhẫn” trong lối ứng xử gia đình và xã hội nhằm củng cố sự bền chặt của các mối quan
78
hệ cộng đồng. Đồng thời đạo cũng yêu cầu mỗi tín đồ phải Học Phật tức là noi theo tấm gƣơng từ bi của Phật, thực hiện Ngũ giới và Thập thiện, lo trau dồi trí lực, gạt bỏ vô minh đạt giác ngộ. Bên cạnh đó, mỗi tín đồ phải luôn thực hiện Tứ ân: ân tổ tiên cha mẹ; ân đất nƣớc; ân Tam bảo; ân đồng bào nhân loại.
Với đạo Cao Đài, tiếp thu những giá trị của Phật giáo, Nho giáo và các tín ngƣỡng bản địa, đạo đƣa ra chủ trƣơng bình đẳng nam, nữ và cố kết cộng đồng, chủ trƣơng mọi ngƣời cùng giúp đỡ nhau thông qua việc làm từ thiện, và coi đây nhƣ là trách nhiệm của mỗi ngƣời với đồng loại. Những giá trị này của đạo là phù hợp với truyền thống “Thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân”, “Lá lành đùm lá rách” của dân tộc. Đạo đƣa ra những quy định cụ thể để hình thành đạo đức, lối sống cho tín đồ đó là các quy tắc thể hiện trong “Tứ đại điều quy” (4 điều trau dồi đạo đức): ôn hoà; cung kính; khiêm tốn; nhƣờng nhịn. Trên thực tế, những quy định này của đạo đã góp phần hình thành nếp sống mềm mỏng, ôn hoà của một bộ phận dân cƣ theo đạo.v.v…
Điểm qua một vài nét sơ bộ nhƣ vậy có thể thấy, trong các tôn giáo lớn ở nƣớc ta có nhiều điểm tƣơng đồng với những giá trị của nền đạo đức xã hội. Nhiều điểm mà các tôn giáo khởi xƣớng và đề cao cũng nằm trong mục đích và mục tiêu mà chúng ta đang hƣớng tới. Chủ tich Phidel Castro trong cuộc trao đổi với linh mục Frei Betto đã nói:
Nếu giáo hội dạy đừng trộm cắp, chúng tôi cũng áp dụng triệt để nguyên tắc không trộm cắp. Một trong những đặc tính của cuộc cách mạng của chúng tôi là xoá bỏ trộm cắp, biển thủ, hối lộ. Nếu giáo hội dạy hãy yêu tha nhân nhƣ chính mình thì đó cũng chính là điều chúng tôi khuyến khích thông qua tình liên đới giữa ngƣời với ngƣời, các điều này nằm trong bản chất của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội [9, tr 225]. Nhƣ vậy, có thể nói, mặc dù có những hạn chế nhất định, nhƣng với những giá trị mà các tôn giáo đã đóng góp cho nền đạo đức của dân tộc trong
79
lịch sử và những giá trị mà các tôn giáo đang đề cao nhƣ khuyến khích việc tu dƣỡng, rèn luyện đạo đức cá nhân, kêu gọi tình yêu con ngƣời, tình yêu thiên nhiên, hƣớng thiện tránh ác, chống áp bức, bất công….đạo đức tôn giáo đã và đang góp phần làm phong phú các quan niệm, chuẩn mực cho nền đạo đức xã