Trong một số trường hợp đạo đức tôn giáo làm xói mòn, phá vỡ các chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong xã hội việt nam hiện nay luận án TS chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử 62 22 80 05 (Trang 125 - 131)

các chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc

Bên cạnh một số quy phạm, chuẩn mực và lễ nghi tôn giáo đã đƣợc Việt hoá, kết hợp với tình cảm đạo đức, phong tục, tập quán của cộng đồng đã có những đóng góp đáng kể cho việc duy trì các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, thì một số quy phạm, chuẩn mực và lễ nghi tôn giáo một phần do tự bản thân nó, một phần do bị lợi dụng bởi các thế lực xấu đang làm lung lay, xói mòn các giá trị, chuẩn mực đạo đức truyền thống, làm giảm sút niềm tin và tình cảm của con ngƣời vào các giá trị đạo đức đã có từ ngàn đời của dân tộc. Trên nhiều phƣơng diện, một số chuẩn mực đạo đức tôn giáo còn xung đột với hệ tƣ tƣởng đạo đức xã hội.

Sự phát triển đột biến của đạo Tin lành trong vùng đồng bào các dân tộc ít ngƣời ở Việt Nam những năm gần đây đã tạo nên những biến đổi cực kỳ phức tạp gây ảnh hƣởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội. Những ảnh hƣởng đó rất đa dạng đan xen những yếu tố tích cực lẫn tiêu cực. Một mặt đạo Tin lành góp phần xoá bỏ những tập tục lạc hậu trong ma chay cƣới xin, góp phần làm thay đổi nếp sống của đồng bào theo chiều hƣớng tiến bộ, văn minh nhƣ không để ngƣời chết ở lâu trong nhà, không uống rƣợu, hút thuốc, tảo hôn, ngoại tình…những ngƣời theo đạo đƣợc khuyến khích yêu thƣơng đùm bọc lẫn nhau, đƣợc khuyến khích học tập nâng cao tri thức…Song mặt khác, đạo Tin lành cũng

124

đem lại những ảnh hƣởng tiêu cực không nhỏ cho đời sống kinh tế, văn hoá, chính trị, đạo đức lối sống của đồng bào các dân tộc.

Sự phát triển đột biến của đạo Tin lành đã làm giảm sút niềm tin của đồng bào vào cuộc sống hiện tại, vào chế độ XHCN, vào sự lãnh đạo của Đảng. Các thế lực phản động đã lợi dụng đạo để lừa bịp đồng bào, chiếm đoạt tài sản, ruộng đất, xúi dục họ tự phá huỷ tƣ liệu sản xuất, thậm chí có nơi tín đồ còn sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình để chờ đón vua, đón Chúa.

Trên lĩnh vực văn hoá, đạo đức, lối sống, đạo Tin lành đã làm xói mòn, băng hoại các giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc. Tự bản thân nó, đạo Tin lành là một tôn giáo có tính toàn cầu, nó không công nhận những giá trị dân tộc. Do vậy, khi xâm nhập vào vùng đồng bào các dân tộc, nó đã phá vỡ các nếp sống cũ, thay vào đó là nếp sống theo kiểu phƣơng Tây. Sự phát triển của đạo Tin lành đã kéo theo sự xáo trộn văn hoá đặc biệt mạnh mẽ, làm biến dạng các giá trị văn hoá truyền thống, tạo ra những phản văn hoá, chạy theo, tôn thờ những giá trị ngoại lai, phá vỡ sự cố kết cộng đồng, gây nên nhiều xáo trộn trong gia đình cũng nhƣ những chuẩn mực đạo đức xã hội truyền thống. Những phong tục đƣợc coi là những giá trị đạo đức trong gia đình và cộng đồng ngƣời Việt đang dần bị đạo Tin lành xem nhẹ hoặc xoá bỏ nhƣ tục khóc thƣơng khi ngƣời thân chết, tục thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ và việc tổ chức các lễ hội truyền thống của dân tộc…Điều đó đã làm phƣơng hại không nhỏ đến nền đạo đức xã hội, làm giảm niềm tin của đồng bào vào các giá trị văn hoá truyền thống.

Chẳng hạn, khi đạo Tin lành xâm nhập vào cộng đồng đồng bào dân tộc Bana, Xê đăng, Êđê… ở khu vực Tây nguyên thì phong tục tập quán truyền thống của đồng bào đã bị thay đổi hẳn. Nếu nhƣ trƣớc đây đồng bào các dân tộc thƣờng ăn tết và tổ chức lễ hội lớn nhất trong năm vào dịp cuối mùa gặt, thì giờ đây, khi đạo Tin lành du nhập vào, truyền thống này đã bị xoá bỏ. Lễ Noen và lễ Phục sinh trở thành những ngày lễ lớn nhất trong năm, tục đâm trâu cổ truyền

125

với nhiều nghi lễ đƣợm màu sắc dân tộc nay không còn nữa. Trong nhiều làng đồng bào dân tộc, hệ thống thần thoại cổ truyền về nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển của dân tộc mang ý nghĩa giáo dục ý thức cội nguồn đã bị xuyên tạc, giải thích lại cho phù hợp với ý nghĩa của đạo Tin lành. Hệ thống tín ngƣỡng đa thần trong đó chứa đựng nhiều giá trị đạo đức đã dần dần biến thành độc thần mà vị Yàng tối cao chính là Chúa Giêsu.

Bên cạnh đó, sự phát triển đột biến của đạo Tin lành cũng gây chia rẽ sâu sắc trong nội bộ đồng bào các dân tộc, giữa những ngƣời theo đạo và ngƣời không theo đạo, trong từng dòng họ, từng gia đình, anh em, cha con, chồng vợ. Trong các bản làng cũng có sự bất hoà, mất đoàn kết, gặp nhau không thèm chào hỏi, ốm đau, hoặc thậm chí có ngƣời chết, ăn tết, ăn cƣới cũng không đến thăm hỏi nhau.Vai trò của già làng, trƣởng bản bị hạ thấp.v.v… Những điều này hoàn toàn trái ngƣợc với truyền thống của đồng bào các dân tộc. Gây nên những hậu quả nghiêm trọng, làm rạn nứt tình đoàn kết trong cộng đồng dân tộc và giữa các cộng động dân tộc, làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nƣớc.

Trong một số trƣờng hợp, đạo đức tôn giáo còn cản trở quá trình kế thừa, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam. Có thể thấy rõ điều đó qua trƣờng hợp của đạo Công giáo trong lịch sử, với việc ngăn cấm tín đồ thực hiện hành vi thờ cúng tổ tiên - một hành động thể hiện đạo hiếu của ngƣời dân Việt. Quy định này của đạo đã gây nên phản ứng tâm lý cho tín đồ và không giành đƣợc thiện cảm của ngƣời dân Việt trong một thời gian dài. Trong con mắt ngƣời dân Việt Nam, đạo Công giáo nhƣ là một tác nhân phá vỡ các giá trị văn hoá, đạo đức truyền thống của dân tộc. Một sử gia ngƣời Pháp khi nghiên cứu đạo Công giáo trong lịch sử dân tộc Việt Nam cũng đã viết:

Thực ra đạo Thiên chúa đã đảo lộn một cách rõ rệt tất cả các phong tục, tập quán bản xứ, nó làm hƣ hại nền tảng của đạo chính là sự tôn sùng

126

trời đất mà nhà vua là một ngƣời đại diện tối cao, đạo thờ Thành Hoàng và đạo thờ cúng tổ tiên. Nó làm rung chuyển và đe dọa làm tan rã nền móng của nhà nƣớc, của gia đình và của xã hội Việt Nam [116, tr77-78]. Trong một thời gian dài, những ngƣời Công giáo Việt Nam đã không đƣợc thực hiện nghi lễ tƣởng nhớ ông bà, cha mẹ, tổ tiên. Điều ngăn cấm đó của giáo hội Công giáo tất yếu ảnh hƣởng đến quá trình giáo dục thái độ biết ơn và tôn kính đối với tổ tiên, dòng tộc trong các gia đình giáo dân Việt Nam, làm cản trở quá trình trao truyền phát huy giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc qua các thế hệ. Qua các số liệu khảo sát thực tế của Trung tâm Khoa học về Tín ngƣỡng vàTôn giáo- Học viện Chính trị quốc gia đã nêu ở phần trên cho thấy, số lƣợng tín đồ Công giáo thực hiện hành vi thờ cúng tổ tiên ít hơn khoảng 10% so với tín đồ các tôn giáo khác (Phật giáo 99,2%; Phật giáo Hoà Hảo 99,3%; Công giáo 89,4%). Tình hình này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, song không thể loại trừ những ảnh hƣởng từ việc ngăn cấm tín đồ thực hiện hành vi thờ cúng tổ tiên của giáo hội Công giáo đã tồn tại một thời gian khá dài trong lịch sử.

Mặt khác, do cạnh tranh phát triển, các tôn giáo cũng ra sức khuếch trƣơng thanh thế bằng các hoạt động xã hội, từ thiện nhân đạo nhằm tranh giành ảnh hƣởng trong quần chúng không tôn giáo và lôi kéo tín đồ các tôn giáo khác, tạo nên mối nghi ngờ lẫn nhau trong quần chúng nhân dân ở nhiều vùng trên cả nƣớc, gây xáo trộn đời sống tình cảm, đạo đức truyền thống của dân tộc. Những việc làm nói trên đã đi ngƣợc lại truyền thống yêu thƣơng đùm bọc lẫn nhau trong đồng bào dân tộc Việt Nam, làm xói mòn những giá trị tinh, thần đạo đức mà cha ông ta đã dày công vun đắp và tạo dựng qua bao thế hệ.

Bên cạnh đó xu thế chính trị hoá tôn giáo, gắn vấn đề tôn giáo với vấn đề dân tộc nhiều khi đƣợc biểu hiện thành các hành vi thái quá dễ bị lợi dụng vào các mƣu đồ chính trị. Thực tế những năm vừa qua, nhân danh tôn giáo và đạo đức tôn giáo, nhiều tổ chức phản động nƣớc ngoài thông qua các hoạt động giao

127

lƣu văn hoá, từ thiện, nhân đạo… đã cấu kết, móc nối với các phần tử phản động trong nƣớc xúi dục, kích động quần chúng tín đồ chống phá chế độ. Các điểm nóng tôn giáo đã xảy ra ở nhiều nơi mà đằng sau đó là âm mƣu của các thế lực đế quốc thù địch.

Có thể nói, tôn giáo góp phần cố kết cộng đồng, củng cố tình đoàn kết dân tộc, giáo dục, phát huy tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc, con ngƣời, nhƣng tôn giáo cũng chứa đựng và tiềm ẩn trong nó những nhân tố tiêu cực làm rạn nứt khối đại đoàn kết toàn dân, tạo ra những đột biến chính trị bất lợi cho xã hội. Trong một số trƣờng hợp, đạo đức tôn giáo còn làm xói mòn, băng hoại các giá trị văn hoá đạo đức truyền thống của dân tộc.

Nhƣ vậy, bên cạnh những đóng góp tích cực cho nền đạo đức xã hội, đạo đức tôn giáo cũng có những tác động tiêu cực không nhỏ đối với con ngƣời và nền đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay. Nó đã và đang tạo ra những trở lực không nhỏ cho quá trình xây dựng và hoàn thiện nền đạo đức xã hội mới. Những trở lực này cần thiết phải đƣợc khắc phục trong quá trình xây dựng và phát triển đất nƣớc Việt Nam theo con đƣờng XHCN.

Kết luận chương 2

Tồn tại trong lòng dân tộc Việt Nam, các tôn giáo đã có tác động không nhỏ tới nền đạo đức của ngƣời Việt Nam trong lịch sử cũng nhƣ hiện nay. Trong nội dung của một số giáo lý, giáo luật tôn giáo có chứa đựng những giá trị đạo đức nhất định, những giá trị đó đã đƣợc ngƣời dân Việt từ xƣa đến nay luôn trân trọng, tiếp nhận cải tạo và sử dụng ở những mức độ khác nhau. Ngày nay, những giá trị đạo đức đó vẫn góp phần bổ sung làm phong phú thêm giá trị cho nền đạo đức của dân tộc, góp phần vào việc hoàn thiện đạo đức cá nhân không chỉ cho riêng các tín đồ tôn giáo mà còn cho cả một bộ phận quần chúng không tôn giáo. Những chuẩn mực, quy phạm đạo đức tôn giáo cùng với những thiết chế nghiêm ngặt đã giúp cho việc duy trì ở mức độ nhất định trật tự đạo đức xã hội, góp phần

128

bảo vệ, phát huy những giá trị đạo đức truyền thống đã có từ ngàn đời của dân tộc. Song bên cạnh đó, đạo đức tôn giáo cũng có những tác động tiêu cực không nhỏ cho việc xây dựng và phát triển nền đạo đức của con ngƣời Việt Nam trong lịch sử cũng nhƣ hiện nay. Đó là việc nó tạo dựng cho con ngƣời hệ tƣ tƣởng, niềm tin vào những điều mù quáng, ảo tƣởng, truyền bá lối sống thụ động, làm thui chột khả năng sáng tạo và hành động hiện thực của con ngƣời, làm cho con ngƣời nhẫn nhục cam chịu trƣớc những khó khăn của cuộc sống hiện thực. Nó không hƣớng lý tƣởng, mục đích của con ngƣời vào hiện thực để xây dựng một xã hội hiện thực mà hƣớng vào cõi hƣ vô không tƣởng. Bên cạnh đó, nó còn làm xáo trộn niềm tin của con ngƣời vào các giá trị văn hoá đạo đức truyền thống mà dân tộc Việt Nam đã góp công xây dựng và gìn giữ qua hàng ngàn thế hệ.

Do vậy, trân trọng những đóng góp của đạo đức tôn giáo cho nền đạo đức của dân tộc, đồng thời đấu tranh hạn chế, dần đi đến loại trừ những ảnh hƣởng tiêu cực của nó trong quá trình xây dựng nền văn hoá đạo đức mới XHCN là việc làm cần thiết trong xã hội Việt Nam hiện nay.

129

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong xã hội việt nam hiện nay luận án TS chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử 62 22 80 05 (Trang 125 - 131)