Xu hướng của đạo đức tôn giáo và ảnh hưởng nó đối với đạo đức xã hội Việt Nam trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong xã hội việt nam hiện nay luận án TS chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử 62 22 80 05 (Trang 131 - 144)

xã hội Việt Nam trong thời gian tới

Bƣớc sang thế kỷ XXI, nhân loại đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng trên mọi lĩnh vực do những tiến bộ của khoa học công nghệ đem lại. Trong thời đại mới, loài ngƣời có nhiều điều kiện và cơ hội để phát huy tiềm năng sáng tạo, thực hiện mơ ƣớc không chỉ giải thích thế giới, mà còn cải tạo một cách có hiệu quả thế giới hiện thực của mình. Nhƣng sự tiến bộ vƣợt bậc của khoa học công nghệ từ nửa sau thế kỷ XX cũng đã đem lại cho con ngƣời nhiều thách thức mới. Con ngƣời đang phải đứng trƣớc những biến động lớn lao không chỉ của môi trƣờng tự nhiên, mà còn cả của môi trƣờng xã hội.

Thế giới hiện đại ẩn chứa trong lòng nó đầy mâu thuẫn và nghịch lý. Nhiều nhà tƣơng lai học dự đoán thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của những cơ may, triển vọng và thách thức. Trong thế kỷ mới, con ngƣời tràn đầy hy vọng về tƣơng lai huy hoàng, nhƣng cũng luôn phải đối mặt với những thách thức mang tính toàn cầu đang nảy sinh ngày càng lớn.

Những thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ là một nhân tố quan trọng đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nắm trong tay những tiềm lực khoa học công nghệ hiện đại với một tiềm lực kinh tế khổng lồ, chủ nghĩa tƣ bản thông qua các công ty xuyên quốc gia đang chi phối sâu sắc quá trình toàn cầu hoá về kinh tế. Kết quả của quá trình toàn cầu hoá về

130

kinh tế, theo dự báo của các chuyên gia hàng đầu thế giới, sẽ là một quá trình tích luỹ cao của chủ nghĩ tƣ bản dựa trên sự bóc lột siêu hạng.

Toàn cầu hoá về kinh tế sẽ kéo theo nhiều vấn đề xã hội cũng mang tính toàn cầu. Nhiều giá trị quốc gia, dân tộc về truyền thống văn hoá, đạo đức, chủ quyền… đang bị đe doạ nghiêm trọng. Sự phát triển nhƣ vũ bão của cách mạng khoa học công nghệ đã đem lại cho con ngƣời những giá trị vật chất khổng lồ, nhƣng những giá trị vật chất đó không phải đƣợc chia đều cho tất cả mọi ngƣời. Bên cạnh một số ngƣời quá dƣ thừa của cải vật chất, thì một phần nhân loại vẫn bị kiệt sức vì đói nghèo, bệnh tật. Phân cực giàu nghèo ngày càng gia tăng. Con ngƣời vừa vui mừng, choáng ngợp trƣớc những thành tựu trên lĩnh vực vật chất do khoa học công nghệ đem lại chƣa đƣợc bao lâu, lại lo lắng về sự suy thoái của đạo đức, lối sống. Những bệnh dịch nan y vừa đƣợc giải quyết thì những bệnh tật mang tính thế kỷ lại đe dọa loài ngƣời. Khoa học công nghệ càng phát triển, thì môi trƣờng sống ngày càng bị suy thoái. Con ngƣời vƣơn lên tìm hiểu và khám phá những hành tinh xa xôi, nhƣng lại thất bại trƣớc việc ngăn chặn các hiện tƣợng tự nhiên nhƣ hạn hán, lũ lụt bão táp, động đất, núi lửa…xảy ra ngay trên hành tinh mình đang sống.

Trong xã hội hiện đại, ngƣời ta nói nhiều đến hoà bình, khoan dung hữu nghị, nhƣng những xung đột sắc tộc, tôn giáo đẫm máu vẫn xảy ra liên tục ở nhiều nơi. Thế giới đang chuyển vần với những biến cố khó lƣờng, tạo nên những cú sốc tâm lý dữ dội làm cho con ngƣời luôn cảm thấy bất an trong cuộc sống.

Có thể nói, xã hội hiện đại đang làm gia tăng sự mất cân bằng giữa một bên là sức mạnh vật chất, phƣơng tiện, thiết bị vật chất, với một bên là nhu cầu hoàn thiện tinh thần. Đây là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự tái sinh tôn giáo với nhiều biểu hiện ngày càng mang dáng vẻ phức tạp hơn.

131

Một thời kỳ dài ngƣời ta hy vọng vào sức mạnh vạn năng của khoa học, kỹ thuật, nhƣng rồi niềm tin đó cũng dần bị đổ vỡ. Khoa học phát triển, dân trí ngày càng đƣợc nâng cao, con ngƣời hiểu đƣợc rằng, những bí ẩn của tự nhiên là vô cùng. Tham vọng một đời ngƣời, một thế hệ có thể khám phá tất cả những bí ẩn đó là một ảo tƣởng. Con ngƣời nhận ra mình trở nên quá hữu hạn trong dòng chảy lịch sử vô tận của nhân loại. Điều này đã làm cho một số nhà khoa học tên tuổi cũng tìm đến với niềm tin tôn giáo.

Có một thời kỳ một bộ phận lớn của nhân loại đã đặt niềm tin vào chủ nghĩa xã hội. Ngƣời ta hy vọng có thể xây dựng một “ Thiên đƣờng” ngay trên trần gian, và “Thiên đƣờng” hƣ ảo của các tôn giáo sẽ bị đẩy lùi về quá khứ, những khiếm khuyết của chủ nghĩa tƣ bản sẽ đƣợc khắc phục. Nhƣng chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ đã tạo nên sự khủng hoảng niềm tin, sự bế tắc trong suy nghĩ của một bộ phận ngƣời về con đƣờng đi lên của xã hội. Không ít ngƣời cho rằng, một xã hội lý tƣởng dƣờng nhƣ khó giành giật đƣợc bằng sức mạnh của con ngƣời, rằng xã hội đó không tồn tại ở thế giới hiện hữu, và ngƣời ta đặt niềm tin vào sức mạnh siêu nhiên, thần thánh. Song đa phần các tôn giáo truyền thống đã không thể trở thành ngọn cờ để đại diện cho một đức tin trong thời kỳ mới, và hàng loạt các tôn giáo mới ra đời từ những năm 50 của thế kỷ XX là nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của con ngƣời.

Trƣớc những biến đổi sâu sắc, mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ khoa học công nghệ cho đến kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội đã dẫn đến sự biến thiên của các hình thái ý thức xã hội, trong đó có ý thức tôn giáo cũng nhƣ tôn giáo nói chung với tƣ cách là một tiểu hệ thống kiến trúc thƣợng tầng. Sự biến đổi của tôn giáo trong xã hội hiện đại diễn ra theo nhiều chiều hƣớng khác nhau, có khi trái ngƣợc nhau, có chiều hƣớng phân ly tách biệt, thậm chí cá thể hoá tôn giáo, có chiều hƣớng hoà hợp, liên tôn để khẳng định sức mạnh liên

132

kết cộng đồng, có chiều hƣớng quốc tế hoá tôn giáo, lại có chiều hƣớng tìm về với những giá trị văn hoá của từng dân tộc…

Cùng với xu thế chung của toàn nhân loại, Việt Nam cũng đang bƣớc vào thời kỳ đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Chủ trƣơng phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hƣớng XHCN với việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế đã dần đƣa nƣớc ta vào thế ổn định và phát triển. Chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng, dƣới sự tác động tự phát của cơ chế kinh tế mới đã làm gia tăng sự phân hoá giầu nghèo. Sự cạnh tranh may rủi của cơ chế thị trƣờng đã làm cho ngƣời ta luôn lo lắng, và tâm lý mong chờ sự trợ giúp của một đấng siêu nhiên ngày càng lớn.

Trên lĩnh vực văn hoá- xã hội, đang nổi lên nhiều vấn đề bức xúc nhƣ phân cực giàu nghèo, tình trạng thất nghiệp, sự bất hợp lý trong cơ hội, khả năng tiếp cận các nguồn lực và hƣởng thụ phúc lợi xã hội giữa các nhóm dân cƣ, các vùng, miền.

Phải nói rằng, kinh tế thị trƣờng đã đem lại những thành tựu quan trọng cho sự phát triển đất nƣớc, nhƣng cũng làm xuất hiện và ngày càng gia tăng các hiện tƣợng tiêu cực trên lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, đặc biệt là sự suy thoái của đạo đức, lối sống. Chủ nghĩa thực dụng cực đoan hoá vai trò của đồng tiền, lối sống gấp xa rời lý tƣởng của một bộ phận quần chúng nhân dân, trong đó có cả các cán bộ Đảng, Nhà nƣớc và tầng lớp thanh niên, sinh viên đã và đang nhƣ một thứ bệnh dịch làm xói mòn lòng tin của quần chúng nhân dân, làm tha hoá tƣ tƣởng đạo đức của dân tộc. Bên cạnh đó, khuynh hƣớng làm giàu bằng bất cứ giá nào kể cả lừa đảo bất chính, gây tội ác ,vi phạm pháp luật, sẵn sàng chà đạp lên lƣơng tâm và nhân phẩm con ngƣời ở một số cá nhân vị kỷ đã và đang tạo nguy cơ làm băng hoại các giá trị văn hoá, đạo đức và luật pháp. Đảng ta trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã thẳng thắn chỉ ra rằng:

133

Tình trạng quan liêu tham nhũng, suy thoái về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng. Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy của hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ lớn đe doạ sự sống còn của chế độ ta. Tình trạng lãng phí quan liêu còn khá phổ biến [22,tr76]

Những thực trạng về kinh tế, văn hoá- xã hội nói trên không thể khắc phục đƣợc trong ngày một ngày hai mà đòi hỏi phải đƣợc giải quyết bằng cả quá trình cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Hơn nữa, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc và tôn giáo. Các tôn giáo ở Vịêt Nam qua hàng ngàn năm lịch sử đã từng chung sống hoà bình với nhau. ở Vịêt Nam không có những xung đột tôn giáo nhƣ ở các nƣớc Phƣơng Tây nhƣng bên trong chúng không phải không tiềm ẩn những vấn đề phức tạp. Thực tế những năm vừa qua cho thấy, một mặt trong bản thân từng tôn giáo đều có sự phân hoá nhất định, mặt khác, giữa các tôn giáo cũng ra sức khuyếch trƣơng thanh thế, tranh giành ảnh hƣởng trong quần chúng nhân dân, tạo nên những phức tạp cho đời sống xã hội. Sự phát triển của đạo Công giáo và Tin lành trong khu vực đồng bào các dân tộc ít ngƣời ở Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ những năm gần đây là một ví dụ.

Thêm vào đó là sự tác động của các thế lực thù địch, với âm mƣu thực hiện chiến lƣợc diễn biến hoà bình nhằm lật đổ chế độ XHCN ở Việt Nam, mà trong đó tôn giáo đƣợc coi nhƣ một công cụ hữu hiệu. Những năm vừa qua các thế lực đế quốc thù địch ráo riết lợi dụng vấn đề dân tộc- tôn giáo, gắn vấn đề dân tộc với vấn đề tôn giáo để chống phá sự nghiệp cách mạnh của dân tộc mà cụ thể nhƣ vấn đề Vàng Chứ- Tin lành với dân tộc Hmông ở các tỉnh phía Bắc, Vấn đề Hồi Giáo với dân tộc Chăm ở khu vực Miền Trung, vấn đề Tin lành Đề ga dân tộc Bana, Giarai, Ê đê… khu vực Tây nguyên, vấn đề Phật giáo với dân tộc Khơ me khu vực Tây Nam bộ….

134

Có thể nói, tất cả những điều kiện nói trên là mảnh đất hiện thực để các tôn giáo tiếp tục duy trì, tái sinh. Hơn nữa, trong điều kiện xã hội mới, những nhu cầu của ngƣời dân trong đó có nhu cầu tín ngƣỡng tôn giáo ngày càng có điều kiện thể hiện hơn.

Tóm lại, xã hội Việt Nam ngày nay vẫn còn điều kiện cho sự tồn tại của tôn giáo, tôn giáo đã, đang và sẽ là nhu cầu của một bộ phận quần chúng nhân dân đúng nhƣ Đảng ta trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân”[22, tr128].

Trong điều kiện hiện thực của thế giới và dân tộc đòi hỏi phải có những dự báo chính xác xu hƣớng vận động của đạo đức tôn giáo và ảnh hƣởng của nó đối với đạo đức xã hội để có thể có đƣợc những chính sách hợp lý đối với tôn giáo nhằm đảm bảo sự ổn định xã hội, tránh những xung đột về mặt đạo đức. Tuy nhiên, đạo đức tôn giáo không phải là một thực thể độc lập, tách rời khỏi hiện tƣợng tôn giáo. Đạo đức tôn giáo chỉ là một yếu tố phụ thuộc trong hệ thống, nó vận động, phát triển trong sự vận động, phát triển chung của cả hệ thống. Do vậy, bàn về xu hƣớng của đạo đức tôn giáo và ảnh hƣởng của nó đối với đạo đức xã hội không thể tách rời vời việc với việc dự báo xu hƣớng vận động của tôn giáo trong tình hình mới.

Trong bối cảnh mới của dân tộc và thời đại, các tôn giáo ở Việt Nam đang có sự điều chỉnh để thích nghi với các điều kiện hiện thực. Sự điều chỉnh của các tôn giáo ở Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật chung của các tôn giáo trên thế giới. Trong quá trình tự điều chỉnh để thích nghi đó, tôn giáo và đạo đức tôn giáo vẫn sẽ tiếp tục phát huy ảnh hƣởng của mình tới xã hội nói chung, tới nền đạo đức xã hội nói riêng. Xin đƣa ra một số dự báo về sự biến đổi của đạo đức tôn giáo và ảnh hƣởng của nó đối với đạo đức xã hội Việt Nam trong thời gian tới thông qua các xu hƣớng cơ bản của tôn giáo nhƣ sau:

135

*Xu hƣớng các tôn giáo tăng cƣờng hội nhập với xã hội thế tục

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trƣờng, giống nhƣ các tôn giáo trên thế giới, hƣớng đi chủ yếu của các tôn giáo ở Việt Nam sẽ là xu thế hội nhập với xã hội thế tục. Có thể hiểu xu thế hội nhập với xã hội thế tục là một trào lƣu mà tín đồ tôn giáo do bị đời sống xã hội, văn hoá của trần thế hấp dẫn nên lạnh nhạt với tôn giáo. Điều đó đã làm cho giá trị tôn giáo trở nên suy yếu, tính thần thánh trong các tôn giáo giảm đi, các tôn giáo từ xuất thế trở thành nhập thế, từ thế giới bên kia trở về thế giới bên này, từ theo đuổi thiên quốc vĩnh hằng và kiếp sau hƣ ảo chuyển thành theo đuổi việc xây dựng hiện thực cuộc sống và quan tâm đến hạnh phúc của kiếp này.

Hƣớng chủ yếu của xu thế này là những hành vi nhập thế của các tôn giáo bằng cách tham gia vào các hoạt động trần tục phi tôn giáo trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, đạo đức…nhằm góp phần xây dựng hiện thực, giúp ích cho con ngƣời, cho cuộc đời ở ngay thế giới hiện tồn.

Cùng với những biến đổi quan trọng của xã hội và sự phát triển từng bƣớc của xây dựng hiện đại hoá, các tôn giáo ngày càng nhấn mạnh giáo lý của mình là phải quan tâm đến việc xây dựng một cuộc sống công bằng, bình đẳng và tốt đẹp trên trần thế, gắn kết chặt chẽ những tƣ tƣởng cơ bản của tôn giáo với việc cải thiện tình trạng xã hội hiện thực, cải thiện đời sống của quần chúng. Giáo hội các tôn giáo đang nỗ lực tham gia vào các hoạt động xã hội nhƣ phản đối phân biệt chủng tộc, phản đối chiến tranh, bóc lột, tham gia tích cực vào các hoạt động từ thiện, giáo dục, y tế, dân số, môi trƣờng…Bên cạnh đó họ còn đề xuất chủ trƣơng “tốt đời đẹp đạo” xây dựng “Thiên đƣờng” của các tôn giáo ngay trên trần gian. Xu hƣớng hội nhập với xã hội thế tục của các tôn giáo ở Việt Nam trong những năm tới sẽ biểu hiện rõ nét trên những khía cạnh sau:

Thứ nhất: Các tôn giáo chú trọng hơn đến đời sống hiện thực, quan tâm

hơn đến lợi ích thế tục và sẽ cùng nhập cuộc mạnh mẽ với sự phát triển kinh tế

136

của đất nƣớc. Chức sắc, tín đồ các tôn giáo quan tâm hơn đến việc làm giàu nhằm đem lại những lợi ích thiết thực cho bản thân, cho gia đình và cho tôn giáo của mình. Ý thức về hàng hoá, về thị trƣờng sẽ trở thành ý thức chung của mọi ngƣời không kể là tín đồ tôn giáo hay không tôn giáo. Các tôn giáo sẽ trở nên sôi động hơn, nhộn nhịp hơn trong sinh hoạt. Các nhà thờ, chùa chiền, thánh thất

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong xã hội việt nam hiện nay luận án TS chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử 62 22 80 05 (Trang 131 - 144)