Nhận diện những giá trị và những phản giá trị trong đạo đức tôn giáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong xã hội việt nam hiện nay luận án TS chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử 62 22 80 05 (Trang 152 - 154)

xã hội, từ yêu cầu của việc xây dựng nền đạo đức xã hội mới, xin đƣa ra một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của đạo đức tôn giáo trong quá trình xây dựng nền đạo đức mới XHCN ở nƣớc ta nhƣ sau.

3.2.1. Nhận diện những giá trị và những phản giá trị trong đạo đức tôn giáo. giáo.

Trong đạo đức tôn giáo có rất nhiều yếu tố đan xen lẫn nhau. Các yếu tố này có vai trò khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau. Thông thƣờng, một giá trị đạo đức tôn giáo đƣợc xem là tích cực hay tiêu cực không chỉ phụ thuộc vào chân giá trị ấy mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhƣ phụ thuộc chủ thể tiếp nhận, thời điểm tiếp nhận nó… Do vậy, để phát huy đƣợc những giá trị văn hoá đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo, đồng thời hạn chế đƣợc những tác động tiêu cực của nó đối với đạo đức xã hội, trƣớc tiên chúng ta cần phải nhận diện đƣợc đâu là những giá trị tích cực của đạo đức tôn giáo cần phát huy và đâu là những tiêu cực cần hạn chế loại bỏ dần.

Trong điều kiện nƣớc ta hiện nay, việc nhận diện và phát huy những giá trị đạo đức tích cực của tôn giáo có ý nghĩa nhiều mặt. Nhƣ đã biết, trong xã hội ta hiện nay nền đạo đức xã hội đang chịu những tác động tiêu cực rất lớn từ mặt trái của cơ chế thị trƣờng, vì vậy, nhận diện và khuyến khích phát huy những giá trị đạo đức tích cực của tôn giáo chính là tìm kiếm và gia tăng nhân tố cho quá trình hoàn thiện nền đạo đức xã hội mới. Mặt khác, việc khuyến khích phát huy những giá trị tích cực của đạo đức tôn giáo sẽ góp phần hạn chế mặt tiêu cực của nó trong đời sống đạo đức của con ngƣời Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, trong khi nhận diện và khuyến khích phát huy những giá trị đạo đức tích cực của tôn giáo chúng ta cũng không đƣợc quên rằng, tôn giáo là một lĩnh vực dễ bị lợi dụng bởi mục đích xấu và bản thân đạo đức tôn giáo cũng có nhiều tiêu cực. Do vậy, đồng thời với việc nhận diện và khuyến khích phát huy những giá trị đạo

151

đức tích cực của tôn giáo, cũng cần phải nhận diện những phản giá trị và tìm biện pháp hạn chế những tác động tiêu cực của nó. Nhận thức đƣợc điều đó, Đảng ta trong Hội nghị Trung Ƣơng lần thứ V Ban chấp hành Trung Ƣơng khoá VIII đã khẳng định, “ khuyến khích những ý tưởng công bằng, bác ái, hướng

thiện… trong tôn giáo”[21, tr8], đồng thời cũng khẳng định việc cần thiết phải

tuyên truyền giáo dục, khắc phục mê tín dị đoan, chống việc lợi dụng tôn giáo

tín ngưỡng”[21, tr8]. Đây là nhận thức khách quan, phù hợp với biện chứng của

sự phát triển xã hội.

Để có thể nhận diện đƣợc những giá trị và những phản giá trị trong tôn giáo và đạo đức tôn giáo, trƣớc hết Đảng, Nhà nƣớc cần quan tâm đẩy mạnh nghiên cứu lý luận và đánh giá cụ thể thực tiễn ảnh hƣởng của từng tôn giáo trong đời sống xã hội nói chung, trong đời sống đạo đức nói riêng. Từ đó thấy đƣợc giá trị nào của tôn giáo và đạo đức tôn giáo có ảnh hƣởng tích cực đối với xã hội cần ủng hộ, phát huy và những mặt nào của nó có ảnh hƣởng tiêu cực cần phê phán, hạn chế.

Muốn nhận diện chính xác những giá trị tích cực và tiêu cực của đạo đức tôn giáo, theo chúng tôi cần dựa trên nguyên tắc sau: Lấy những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc và sự phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới làm tiêu chí để nhận diện một giá trị đạo đức tôn giáo có phải là tích cực hay không, từ đó xem xét giá trị nào nên khuyến khích phát huy và những phản giá trị nào cần hạn chế dần đi đến loại trừ.

Đồng thời với việc nhận diện những giá trị đạo đức tôn giáo, cũng cần thiết phải thống nhất nhận thức trong toàn hệ thống chính trị về tôn giáo và vai trò của đạo đức tôn giáo, làm cơ sở cho việc phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp của tôn giáo trong đời sống xã hội đƣợc diễn ra thuận lợi. Cần đả phá các quan niệm một chiều hoặc quá đề cao vai trò của đạo đức tôn giáo, không thấy

152

mặt tiêu cực của nó, hoặc đánh giá quá thấp vai trò của đạo đức tôn giáo, cho nó chỉ toàn là ảnh hƣởng tiêu cực đối với đạo đức xã hội.

Trên cơ sở nhận diện đƣợc những giá trị và phản giá trị trong đạo đức tôn giáo, đồng thời có sự thống nhất nhận thức trong toàn hệ thống chính trị ta có thể có đƣợc những cơ chế phù hợp để khuyến khích phát huy những giá trị tích cực của nó trong đời sống xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong xã hội việt nam hiện nay luận án TS chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử 62 22 80 05 (Trang 152 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)