Yêu cầu của việc xây dựng nền đạo đức xã hội mớ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong xã hội việt nam hiện nay luận án TS chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử 62 22 80 05 (Trang 144 - 152)

Nhân loại đã trải qua các hình thái kinh tế xã hội khác nhau từ chế độ cộng sản nguyên thuỷ sang chế độ chiếm hữu nô lệ, sang chế độ phong kiến, sang chế độ tƣ bản chủ nghĩa, rồi chế độ XHCN. Ngay từ chế độ cộng sản nguyên thuỷ, ý thức đạo đức của con ngƣời mông muội đã đƣợc hình thành, từ đó nó đƣợc phát triển và hoàn thiện trên cơ sở của các hình thái kinh tế xã hội nối tiếp nhau từ thấp lên cao.

Từ nền đạo đức xã hội công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến, tƣ bản chủ nghĩa đến đạo đức XHCN là những nấc thang đánh dấu những bƣớc tiến của đạo đức trong lịch sử loài ngƣời. Quá trình phát triển của đạo đức qua các hình thái kinh tế xã hội là quá trình phủ định biện chứng của các hình thái sau đối với các hình thái trƣớc, đồng thời có sự biến đổi cho phù hợp với điều kiện của xã hội tƣơng ứng. Do vậy, ở mỗi hình thái kinh tế xã hội, đạo

143

đức mang những đặc điểm riêng do sự quy định của các điều kiện kinh tế, xã hội của mỗi giai đoạn lịch sử.

Đạo đức XHCN là giai đoạn thấp của đạo đức cộng sản chủ nghĩa, nên bản thân nó phải là hình thái chứa đựng những lý tƣởng, yêu cầu chƣa đầy đủ của đạo đức cộng sản. Mặt khác, xã hội XHCN là xã hội vừa thoát thai từ xã hội cũ, do vậy, bản thân nó còn chứa đựng nhiều tàn dƣ của các hình thái đạo đức cũ. Có thể nêu ra đặc trƣng của nền đạo đức XHCN nhƣ sau:

Đạo đức XHCN là nền đạo đức tiến bộ nhất trong quá trình phát triển của lịch sử loài ngƣời từ trƣớc tới nay. Sự tiến bộ đó đƣợc thể hiện ở quá trình giải phóng xã hội, giải phóng con ngƣời. Lao động từ chỗ bị coi rẻ, bị khinh miệt trong các xã hội trƣớc giờ trở thành chuẩn mực cao nhất của đạo đức trong xã hội mới.

Xã hội XHCN là xã hội trong đó còn sự tồn tại lâu dài của nền kinh tế nhiều thành phần gồm cả kinh tế cá thể, kinh tế tƣ bản tƣ nhân, đi liền với nó là các giai cấp, các tầng lớp xã hội khác nhau. Trong nền kinh tế nhiều thành phần ấy, kinh tế Nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo. Sự cách biệt giữa các giai cấp, dần đƣợc thu hẹp, mâu thuẫn giai cấp từng bƣớc đƣợc khắc phục. Nhân dân lao động là ngƣời làm chủ đất nƣớc, đây là cơ sở cho sự hoà hợp giúp đỡ lẫn nhau giữa những ngƣời lao động trong tất cả các dân tộc để phấn đấu vì hoà bình hạnh phúc cho toàn nhân loại. Nhƣ vậy, đạo đức XHCN là nền đạo đức thống nhất giữa lý tƣởng các dân tộc và thời đại. Trong xã hội XHCN con ngƣời tích cực lao động sáng tạo, phục vụ sự nghiệp tiến bộ xã hội với mục tiêu tất cả vì con ngƣời.

Nền đạo đức XHCN là nền đạo đức lấy con ngƣời làm trung tâm sáng tạo mọi giá trị đạo đức, đồng thời cũng là chủ nhân hƣởng thụ ngày càng tốt hơn những giá trị của dân tộc và thời đại. Đảng ta trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định, Đảng, Nhà nƣớc “Tạo điều kiện để nhân

144

dân ngày càng nâng cao trình độ thẩm mỹ và thưởng thức nghệ thuật, trở thành những chủ thể sáng tạo văn hoá, đồng thời là người hưởng thụ ngày càng nhiều

các thành quả văn hoá”[22, tr38]

Trong nền đạo đức XHCN có sự kết hợp chặt chẽ giữa lý tƣởng và hiện thực, làm cho mọi thế hệ ngƣời đang sống có một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc hơn. Chủ nghĩa xã hội bằng nhiều chính sách cụ thể, tạo điều kiện cho mỗi ngƣời có thể tham gia tích cực vào sự nghiệp vì hạnh phúc của bản thân, của gia đình và xã hội.

Trong điều kiện xã hội XHCN đòi hỏi đạo đức phải thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, đến môi trƣờng môi sinh. Điều đó cũng có nghĩa là trong điều kiện xã hội XHCN đòi hỏi mỗi con ngƣời phải tự giác tuân thủ các chuẩn mực và giá trị đạo đức ở mức độ ngày càng cao.

Đạo đức XHCN là nền đạo đức có giá trị phổ biến và nhân đạo. Trong các xã hội có giai cấp, những giá trị đạo đức nhân loại thƣờng bị bóp méo, bị xuyên tạc để phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị. Trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội, khi giai cấp công nhân đại diện cho lợi ích của toàn thể nhân dân lao động nắm đƣợc chính quyền, thì lợi ích của ngƣời lao động, của toàn xã hội thống nhất với lợi ích của Nhà nƣớc. Mọi giá trị mang ý nghĩa nhân văn cao cả của nhân loại đƣợc khai thác, phục hồi nhằm phục vụ lợi ích cho con ngƣời.

Trong các xã hội cũ, những sáng tạo của nhân dân lao động hoặc không đƣợc biết đến, hoặc bị vùi dập vì nó mâu thuẫn với lợi ích của giai cấp thống trị. Vì vậy, sự sáng tạo các giá trị đạo đức chỉ có ở một số ít ngƣời. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, nhân dân lao động là ngƣời tham gia tích cực vào việc sáng tạo xã hội, đồng thời cũng tham gia ngày càng nhiều vào quá trình sáng tạo các giá trị tinh thần, đạo đức. Đảng ta trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX

145

đã khẳng định rằng: “Đảm bảo tự do dân chủ cho mọi sáng tạo văn hoá, văn học

nghệ thuật…”[22, tr38]

Những đặc điểm của nền đạo đức XHCN nói trên đƣợc thể hiện qua hàng loạt các yêu cầu đạo đức trong xã hội mới, đó là những nguyên tắc, quy tắc cơ bản sau:

- Trung thành và nguyện cống hiến cho lý tƣởng XHCN- Lý tƣởng xây dựng một chế độ xã hội mà trong đó con ngƣời có đƣợc những điều kiện tốt nhất để phát triển mọi tiềm năng sáng tạo của mình.

- Lao động sáng tạo nhằm cống hiến ngày càng nhiều cho xã hội. Thông qua lao động tự giác, tự nguyện mỗi cá nhân con ngƣời tự hoàn thiện mình.

- Ý thức cao về nghĩa vụ xã hội, về chủ nghĩa tập thể.

- Xây dựng tình yêu thƣơng giữa con ngƣời với con ngƣời, hình thành và phát triển chủ nghĩa nhân đạo, trong đó mỗi ngƣời đều có nghĩa vụ tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề xã hội phục vụ con ngƣời.

- Xây dựng môi trƣờng văn hoá từ trong gia đình đến ngoài xã hội.

- Xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc, các quốc gia, đấu tranh vì hoà bình, vì sự giải phóng con ngƣời và vì sự tiến bộ chung của xã hội.

- Bảo vệ môi trƣờng, môi sinh cho mỗi quốc gia, dân tộc và cho toàn cầu.v.v...

Nƣớc ta đang trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ này nền kinh tế còn tồn tại nhiều thành phần khác nhau, vì vậy, vấn đề phân hoá giầu nghèo trong xã hội còn tồn tại. Tuy nhiên, bằng những chính sách cụ thể Đảng, Nhà nƣớc ta đang từng bƣớc nâng cao đời sống chung của toàn thể nhân dân. Cùng với việc khuyến khích nhân dân làm giàu, tạo động lực cho nền kinh tế, Nhà nƣớc cũng đƣa ra nhiều chính sách nhằm xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ cho những bộ phận nhân dân còn khó khăn để nâng cao mức sống của họ lên ngang mức sống chung của toàn xã hội. Cùng với những chính sách kinh tế, hàng loạt

146

các chính sách xã hội khác cũng đƣợc ban hành nhằm giúp đỡ các nhóm đối tƣợng thiệt thòi trong xã hội, tạo điều kiện cho họ hƣởng thụ thành tựu văn hoá xã hội, giáo dục, y tế.

Trong quá trình thực hiện mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, Đảng, Nhà nƣớc ta luôn đặt con ngƣời vào vị trí trung tâm, lấy việc phát triển con ngƣời cả về thể chất và tinh thần làm mục tiêu phấn đấu. Tại Hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành Trung Ƣơng Đảng khoá VII, đồng chí Tổng bí thƣ Đỗ Mƣời đã nêu rõ “Con người là vốn quý nhất, chăm lo cho hạnh

phúc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta”[19, tr5]. Tại

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, đƣờng lối đó tiếp tục đƣợc duy trì. Đảng ta khẳng định: “… hướng mọi hoạt động văn hoá vào việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hoá, quan hệ hài hoà trong gia đình, cộng đồng

xã hội” [22, tr38].

Đảng và Nhà nƣớc ta luôn phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho toàn dân tham gia vào quá trình xây dựng đất nƣớc và quá trình sáng tạo những giá trị văn hoá tinh thần, đạo đức cho xã hội.

Sau gần 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nƣớc ta đã thu đƣợc những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống. Nhiều nét mới trong giá trị văn hoá và chuẩn mực đạo đức từng bƣớc đƣợc hình thành. Tính năng động và tính tích cực của công dân đƣợc phát huy, sở trƣờng và năng lực cá nhân đƣợc khuyến khích. Không khí dân chủ trong xã hội tăng lên. Thế hệ trẻ tiếp thu nhanh những kiến thức mới có ý chí vƣơn lên lập thân lập nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Những việc làm thiết thực hƣớng về cội nguồn cách mạng và kháng chiến tƣởng nhớ các anh hùng dân tộc. Quý trọng các danh nhân văn hoá, đền ơn đáp

147

nghĩa những ngƣời có công, giúp đỡ những ngƣời hoạn nạn…trở thành phong trào quần chúng [21, tr 42-43].

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu quan trọng đã đạt đƣợc trong lĩnh vực tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống cũng đã xuất hiện và gia tăng ngày càng nhiều những biểu hiện tiêu cực trên nhiều lĩnh vực của đời sống tinh thần, đặc biệt trong lĩnh vực đạo đức.

Tệ sùng bái nƣớc ngoài, coi thƣờng những giá trị văn hoá dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng cá nhân vị kỷ…đang gây hại đến thuần phong, mỹ tục của dân tộc, không ít trƣờng hợp vì đồng tiền và danh vị mà trà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thày trò, đồng chí, đồng nghiệp. Buôn lậu và tham nhũng phát triển. Ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác gia tăng. Nạn mê tín, dị đoan khá phổ biến. Nhiều hủ tục cũ và mới lan tràn, nhất là trong việc cƣới, việc tang, lễ hội.v.v…

Nghiêm trọng hơn là sự suy thoái về đạo đức, lối sống ở một bộ phận cán bộ đảng viên, trong đó có cả cán bộ có chức, có quyền. Nạn tham nhũng dùng tiền của Nhà nƣớc ăn chơi xa đọa không đƣợc ngăn chặn có hiệu qủa, hiện tƣợng quan liêu cửa quyền sách nhiễu nhân dân, kèn cựa địa vị, cục bộ địa phƣơng, bè phái mất đoàn kết khá phổ biến…

Nhiều biểu hiện tiêu cực trong giáo dục đào tạo làm cho xã hội lo lắng nhƣ sự suy thoái đạo đức trong quan hệ thày trò, bạn bè, môi trƣờng sƣ phạm xuống cấp; lối sống thiếu lý tƣởng hoài bão, ăn chơi nghiện ma tuý…ở một bộ phận học sinh, sinh viên; việc coi nhẹ giáo dục đạo đức thẩm mỹ và các bộ môn chính trị, khoa học xã hội và nhân văn [21, tr 46-47].

Những biểu hiện tiêu cực đó đã kìm hãm sự phát triển của kinh tế, xã hội làm giảm uy tín của Đảng và Nhà nƣớc, làm gia tăng nguy cơ đối với vận mệnh của dân tộc.

148

Sự suy thoái của nền đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, từ trình độ kinh tế xã hội của ta còn thấp, từ những tác động mặt trái của cơ chế thị trƣờng, từ sự buông lỏng quản lý, giáo dục đạo đức của Đảng và Nhà nƣớc, sự buông lơi đức hạnh của cá nhân mỗi con ngƣời, bên cạnh đó, ý thức bổn phận cá nhân với xã hội chƣa đƣợc nâng cao, những chuẩn mực đạo đức mới chƣa đƣợc định hình cụ thể, rõ ràng….

Từ thực trạng nêu trên, vấn đề đặt ra cho thời kỳ quá độ ở nƣớc ta là làm sao vừa phát triển đƣợc nền kinh tế, đồng thời xây dựng và phát triển nền văn hoá, đạo đức tiên tiến, khắc phục đƣợc những biểu hiện suy thoái của đạo đức xã hội. Để đáp ứng đòi hỏi của đất nƣớc trong giai đoạn mới, nền đạo đức xã hội Việt Nam thời kỳ quá độ phải đƣợc xây dựng theo định hƣớng XHCN với những yêu cầu cơ bản nhƣ sau:

Thứ nhất: Nền đạo đức xã hội mới phải là sự kết tinh, kế thừa những giá

trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Đó là lòng yêu nƣớc, ý chí tự lực tự cƣờng, tinh thần đoàn kết dân tộc, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân- gia đình- dòng tộc- làng xã- tổ quốc, là lòng nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, là đức tính cần cù sáng tạo trong lao động, là sự giản dị trong lối sống, sự tinh tế trong ứng xử v.v… Trong quá trình xây dựng nền đạo đức mới, đi liền với việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống nói trên, phải kiên quyết đấu tranh loại trừ những lạc hậu lỗi thời trong phong tục, tập quán, lề thói cũ.

Thứ hai: Trên cơ sở nền tảng là những giá trị đạo đức truyền thống của

dân tộc, nền đạo đức xã hội trong thời kỳ mới cần phải đƣợc bổ sung thêm những giá trị của thời đại phù hợp với xu hƣớng phát triển của đất nƣớc nhƣ: Tính trung thực trong kinh doanh; yêu chuộng công lý và hoà bình; tôn trọng, bảo vệ môi trƣờng sinh thái v.v…

Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội cùng nền văn hoá, đạo đức XHCN đòi hỏi phải có những con ngƣời mới mang phẩm chất đạo đức tiến bộ. Điều này đã

149

đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm. Ngƣời cho rằng “ Bồi dưỡng thế hệ

cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết”[33, tr510].

Ngƣời chỉ rõ rằng, con ngƣời mới là con ngƣời có mục đích cao đẹp, có bản lĩnh chính trị vững vàng. Ngƣời nói tới việc xây dựng con ngƣời XHCN có những phẩm chất nhƣ có ý thức làm chủ, tinh thần tập thể XHCN, cần kiệm xây dựng đất nƣớc, có lòng yêu nƣớc, có tinh thần quốc tế vô sản. Ngƣời đặc biệt quam tâm tới việc bồi dƣỡng đạo đức cách mạng, bồi dƣỡng về trình độ khoa học kỹ thuật, ngoại ngữ, trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tế cho thế hệ mới. Ngƣời chỉ ra rằng con ngƣời mới cần có cả sức khoẻ với đầy đủ ý nghĩa của quan niệm : vật chất và tinh thần, thể xác và tâm hồn.

Tiếp tục tƣ tƣởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta trong công cuộc đổi mới đã chỉ ra rằng, mục tiêu mà xã hội ta hƣớng tới là phát triển con ngƣời toàn diện, hài hoà cả mặt thể chất cũng nhƣ tinh thần. Con ngƣời Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới phải là con ngƣời có thế giới quan khoa học và nhân sinh quan tiến bộ, phải có tinh thần yêu nƣớc, tự cƣờng dân tộc, có ý chí vƣơn lên đƣa đất nƣớc thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, có ý thức tập thể đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung, đấu tranh cho hoà bình độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cƣơng phép nƣớc, quy ƣớc của cộng đồng, có ý thức bảo vệ và cải thiện

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong xã hội việt nam hiện nay luận án TS chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử 62 22 80 05 (Trang 144 - 152)