Nội dung Mức độ (Tỉ lệ %) ĐTB ĐLC
1 2 3 4
Khi đặt ra quy định, cha mẹ em trao đổi với em lý do vì sao lại quy định như thế.
13,8 23,8 21,9 40,5 2,89 1,08
Cha mẹ em luôn khuyến khích em trao đổi về các quy định trong gia đình nếu em nghĩ chúng không hợp lý
18,4 26,6 21,9 33,1 2,69 1,11
Cha mẹ em luôn chỉ bảo cho em làm những điều hợp lý.
3,9 6,6 19,7 69,8 3,55 0,78
Cha mẹ em mong em làm theo ý của họ nhưng cha mẹ cũng sẵn sàng lắng nghe và trao đổi các ý kiến của em.
Cha mẹ em định hướng rất rõ ràng việc em phải làm, nhưng cha mẹ thông cảm nếu em không đồng ý với họ.
14,3 26,6 28,7 30,4 2,75 1,04
Nếu cha mẹ em đưa ra một quyết định làm em bị tổn thương, thì họ sẵn lòng trao đổi với em về quyết định đó.
18,0 16,2 24,1 41,7 2,89 1,13
ĐTB chung 2,99 0,91
(Chú thích: mức độ 1: Hoàn toàn không đúng, 2: Một chút đúng, 3: Phần lớn đúng và 4: Hoàn toàn đúng)
Quan điểm cho rằng: “Cha mẹ em mong em làm theo ý của họ nhưng cha mẹ cũng sẵn sàng lắng nghe và trao đổi các ý kiến của em” có ĐTB = 3,18 và ĐLC = 1,04. Đây được xem là cách ứng xử đặc trưng của cha mẹ có PCGD dân chủ với con của họ. Cha mẹ có kiểu PCGD dân chủ thường cởi mở với con, tôn trọng quan điểm của con, mong muốn cách cư xử trưởng thành nơi con và biết đặt ra các chuẩn mực rõ ràng, đặt ra kỷ luật và giới hạn của con, biết khuyến khích con tư duy độc lập và phát triển cá nhân.
Ý kiến của học sinh N.T.V.A: “Nhà em có hai chị em, em 11 tuổi, bố mẹ
luôn trao đổi với chúng em khi bàn bạc một vấn đề gì đó liên quan đến chuyện học tập của chúng em, lắng nghe ý kiến của con chứ không bắt ép. Nếu các cúng em không muốn thì bố mẹ ngồi lại nói rõ lý do vì sao lại như vậy và đưa ra quyết định làm sao tốt nhất cho chúng em. Vì vậy, hai chị em khá thoải mái chia sẻ với cha mẹ về các việc ở trường, lớp cũng như chuyện ở nhà, chính điều này mà em cảm thấy ít khi bị áp lực” (học sinh nữ, lớp 9).
Các nghiên cứu của Baumrind (1967, 1991), Darling và Steiberg (1994) đều cho thấy những cha mẹ có PCGD dân chủ thì con cái được phát triển tâm lý tốt, có năng lực xã hội, có khả năng tự kiểm soát, tự quyết định, làm việc độc lập và có tinh thần trách nhiệm cao, có lòng tự trọng cao, mạnh khỏe cả thể xác lẫn tinh thần, không lo lắng thái quá, không bị căng thẳng hay trầm cảm. Kết
quả nghiên cứu cũng chỉ ra, có đến 77,4% học sinh đánh giá cha mẹ có PCGD dân chủ ở mức cao và chỉ có 22,6% học sinh đánh giá cha mẹ có PCGD dân chủ ở mức thấp.
Kết quả từ bảng 4.1 cũng cho thấy, cùng đánh giá ở mức cao, tuy nhiên mệnh đề “Cha mẹ em luôn khuyến khích em trao đổi về các quy định trong gia đình nếu em nghĩ chúng không hợp lý” được học sinh cho ĐTB thấp nhất (ĐTB = 2,69; ĐLC = 1,11), trong các cha mẹ sử dụng PCGD dân chủ, việc khuyến khích con của họ trao đổi về các quy định trong gia đình nếu con nghĩ chúng không hợp lý là thấp nhất và sự phân tán các phương án lựa chọn lớn chứng tỏ mức độ này không giống nhau trong cảm nhận của các học sinh THCS khác nhau. Tìm hiểu sâu vấn đề này cho thấy, các cha me sử dụng PCGD dân chủ đang cho con của họ nhiều quyền hơn trong quyết định các vấn đề liên quan đến các em, nhất là các vấn đề ở lớp, ở trường, tuy nhiên trong phạm vi gia đình, đôi khi bố mẹ vì quá bận hay vì ý thức về người lớn trong gia đình nên đôi khi ít khuyến khích con chia sẻ, ít có thời gian ngồi nghe con cái chia sẻ những quy định trong gia đình nếu chúng nghĩ không hợp lý, như ý kiến của em N.H.L chia sẻ: “Bố mẹ cho em tự do lựa chọn học thêm hay không, được chọn các môn năng khiếu theo sở thích, được chia sẻ, trao đổi nếu thấy điều gì đó mà em không đồng ý về cách giáo áp đạt của cha mẹ, nhưng chủ yếu là việc học, việc vui chơi bên ngoài, còn ở nhà, cha mẹ thường phân công nhiệm vụ và ít khuyến khích chia sẻ, hầu như ít có thời gian nghe em chia sẻ” (học sinh nữ, lớp 7).
Nhìn chung, học sinh THCS đánh giá cao PGCD dân chủ của cha mẹ mình. Kết quả đó thể hiện rõ thông qua 6 nội dung đánh giá khác nhau, tuy mỗi nội dung không tương đồng nhau về ĐTB và độ tập trung các phương án trả lời. Điều này phản ánh sự đa dạng về cảm nhận của các em liên quan đến PCGD dân chủ vốn đã được áp dụng khác nhau của các bậc cha mẹ. Kết quả này, sẽ ảnh hưởng thế nào đến tự đánh giá của các em, chúng tôi sẽ tiến hành ở phần sau của luận án.
- Đánh giá của học sinh về PCGD độc đoán của cha mẹ
Số liệu từ bảng 4.2 cho kết quả, học sinh THCS đang đánh giá PCGD độc đoán của cha mẹ ở mức thấp (ĐTB = 2,23; ĐLC = 0,70). Điều này cho thấy, trong quan niệm của học sinh, cha mẹ hiện nay ít coi trọng việc sử dụng PCGD độc đoán trong quá trình giáo dục con.