Các khía cạnh tự đánh giá của học sinh THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đánh giá về phong cách giáo dục của cha mẹ và tự đánh giá của học sinh trung học cơ sở (Trang 105 - 108)

Số liệu từ biểu đồ 4.4 cho thấy, mức độ tự đánh giá của học sinh đang ở mức cao (ĐTB = 2,72). Trong đó, học sinh tự đánh giá về gia đình ở mức cao nhất (ĐTB = 3,15), tiếp đến là tự đánh giá cảm xúc (ĐTB = 2,79) và tự đánh giá tương lai ở mức thấp nhất (ĐTB = 2,22).

Tự đánh giá của học sinh về cảm xúc

Tự đánh giá cảm xúc được cấu thành từ những đánh giá của học sinh về trạng thái cảm xúc của bản thân theo các khía cạnh khác nhau. Đó là cách học sinh cảm thấy cuộc sống của các em luôn tích cực hay luôn buồn phiền, căng thẳng, bực mình. Tự đánh giá cảm xúc thể hiện khả năng kiểm soát cảm xúc như kìm nén việc khóc hay thể hiện những cảm xúc tiêu cực, giữ bình tĩnh làm mọi việc trở nên đơn giản hay bày tỏ sự phản đối thông qua sự bực mình, sợ hãi khi bị người khác làm phiền, trách móc. Số liệu ở bảng 4.5 cho thấy, học sinh tự đánh giá cảm xúc ở khía cạnh tích cực (ĐTB = 2,64; ĐLC = 0,55) cao hơn khía cạnh tiêu cực (ĐTB = 2,08; ĐLC = 0,63). Trong việc nhìn nhận bản thân, học

sinh có thái độ tích cực về mặt cảm xúc đánh giá cao những item thể hiện sự kiểm soát cảm xúc tốt như: “Ngay cả khi em muốn khóc thì em vẫn biết kìm nén” (ĐTB = 2,88); “Em là người thường nhìn mọi thứ theo hướng tích cực” (ĐTB = 2,83). Một số ý kiến của học sinh cũng chỉ ra: “Mọi thứ của em đều ổn, mọi việc đều có hướng giải quyết nên em chẳng nghĩ trước làm gì cho mệt”, “Em rất ít khóc trước mặt người khác vì em kìm chế được, nếu không các bạn sẽ cười mình”, “Kết quả học tập của em chỉ đạt loại khá, nhưng em tin mình sẽ thành công và có thể làm được mọi việc nếu như em cố gắng”.

Bảng 4.5: Tự đánh giá cảm xúc của học sinh THCS

Tự đánh giá cảm xúc ĐTB ĐLC

Khía cạnh tích cực 2,64 0,55

1. Ngay cả khi em muốn khóc thì em vẫn biết kìm nén. 2,88 1,02

2. Em không cảm thấy sợ khi phải làm một việc khó. 2,75 1,01

3. Em biết làm mọi việc trở nên hài hước khi em bị chỉ trích 2,01 1,05 4. Khi có người làm phiền, em luôn biết cách giữ bình tĩnh. 2,74 1,01

5. Em là người thường nhìn mọi thứ theo hướng tích cực. 2,83 0,93

Khía cạnh tiêu cực 2,08 0,63

6. Em thường xuyên cáu giận*. 2,07 0,91

7. Em thường xuyên căng thẳng, bực mình*. 2,05 0,98

8. Em thường xuyên lo lắng*. 2,17 0,99

9. Em dễ phật ý nếu người khác không đồng tình với em*. 1,96 0,96

10. Em luôn cảm thấy buồn*. 1,86 1,02

11. Em sợ khi người ta la mắng em*. 2,39 1,07

Ở khía cạnh cảm xúc tiêu cực, các mệnh đề được học sinh đánh giá cao như: “Em sợ khi người ta la mắng em” (ĐTB = 2,39); “Em thường xuyên lo lắng” (ĐTB = 2,17), “Em thường xuyên cáu giận” (ĐTB = 2,07); “Em thường xuyên căng thẳng, bực mình” (ĐTB = 2,05). Như vậy, có thể thấy học sinh THCS thường xuyên có những cảm xúc tiêu cực như: lo lắng, dễ nổi giận, bực bội,... Các ý kiến phỏng vấn sâu từ học sinh cho thấy: “Em hay cáu gắt với các bạn khi họ nói không đúng ý của em”, “Em luôn cảm thấy buồn và cô

đơn vì không ai hiểu mình, mọi người cho rằng em lập dị”, “Em lo lắng về việc học không được như cha mẹ mong muốn, về cách mọi người nhận xét em”… Những ý kiến của học sinh cho thấy, về cảm xúc các em dễ bị kích động, bị chi phối bởi những ý kiến đánh giá của người khác, nhìn nhận tiêu cực về bản thân. Điều này có thể được lý giải từ góc độ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi. Ở lứa tuổi THCS, quá trình hưng phấn chiếm ưu thế rõ rệt. Sự ức chế phân biệt bị kém đi, hưng phấn mang tính chất lan tỏa hơn (Vũ Thị Nho, 2003). Do vậy, nhiều khi các em không làm chủ được cảm xúc của mình, không kiềm chế được những xúc động mạnh. Chính vì vậy, các em dễ bị kích động, dễ bực tức, cáu kỉnh, mất bình tĩnh…

Tự đánh giá của học sinh về tương lai

Tự đánh giá của học sinh về tương lai là cách nhìn nhận của cá nhân về bản thân mình trong tương lai. Tự đánh giá về lĩnh vực này được cấu thành từ những nhận định của bản thân về cuộc sống tương lai, trong đó bao hàm những thành tố gia đình, xã hội, nghề nghiệp, cảm xúc và sức khỏe. Việc học sinh hình dung về tương lai của mình liên quan đến vấn đề con cái hay gia đình mình sẽ tự hào về mình hay không? Liệu sau này mình sẽ luôn là người bạn tốt hay mình không có bạn bè? Liệu mình có khả năng thành công trong công việc, làm được việc lớn hay chối bỏ, không muốn nghĩ đến cuộc sống về sau? Liệu mình có sẵn sàng đón nhận sự trưởng thành hay muốn mãi là thiếu niên? Đối với mỗi câu hỏi của các em về tương lai sẽ là hai phương án mà các em lựa chọn, đó là hướng tích cực hay tiêu cực.

Theo đó, hướng tích cực là hướng các em nghĩ về những thành quả, những lợi ích hay giá trị sẽ đạt được trong tương lai, chính điều này thôi thúc các em nỗ lực vươn lên nhằm đạt tới các kết quả đó. Trong khi đó, theo hướng đánh giá tiêu cực bản thân về tương lai là những suy nghĩ, những trăn trở của học sinh về những thất bại giả tương trong tương lai nếu xảy ra và cách thức các em suy nghĩ, thái độ và hành vi với những thất bại đó. Theo hướng này, các em sẽ có xu hướng né tránh tương lai, né tránh việc đề cập đến tương lai và làm giảm đi hoài bão, ước mơ của học sinh, tác động tiêu cực đến nỗ lực học tập, vươn lên của các em.

Tìm hiểu tự đánh giá cái tôi tương lai tích cực của học sinh, số liệu nghiên cứu thể hiện ở biểu đồ 4.5 dưới đây:

2.6 2.7 2.8 2.9 3 3.1 3.2 3.3 Em cố gắng hết khả năng để sau này làm được việc lớn Em nghĩ rằng em sẽ luôn là người bạn tốt Em nghĩ rằng em sẽ thành công trong cuộc sống Em nghĩ rằng các con em sau này sẽ tự hào về em Em nghĩ là em luôn có khả năng tìm được 1 công việc ĐTB chung tự đánh giá cái tôi tương lai

tích cực 3.26 3.1 3.06 2.99 2.88 3.04

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đánh giá về phong cách giáo dục của cha mẹ và tự đánh giá của học sinh trung học cơ sở (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)