Đánh giá của học sinh về PCGD độc đoán của cha mẹ

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đánh giá về phong cách giáo dục của cha mẹ và tự đánh giá của học sinh trung học cơ sở (Trang 95 - 98)

Nội dung Mức độ (Tỉ lệ %) ĐTB ĐLC

1 2 3 4

Cha mẹ sẵn sàng sử dụng quyền lực để bắt các con cư xử theo ý cha mẹ

57,3 19,2 11,6 11,8 1,77 1,05

Cha mẹ đặt ra các yêu cầu và nếu em không làm theo thì em sẽ bị trừng phạt

40,6 31,9 14,5 13,0 1,99 1,04

Khi cha mẹ bảo em làm điều gì, họ mong đợi em làm ngay lập tức mà không cho em nói gì hết

40,5 26,8 15,0 17,7 2,10 1,12

Cha mẹ em rất bực nếu em không làm theo ý họ

21,4 40,3 18,2 20,1 2,37 1,03

Cha mẹ ép con làm theo cách mà cha mẹ cho là đúng vì theo cha mẹ đó là điều tốt nhất cho con

21,4 35,9 24,8 17,9 2,39 1,01

Cha mẹ em đòi hỏi em phải làm theo các mong đợi của họ vì đó chính là biểu hiện của sự kính trọng cha mẹ

23,9 32,0 24,6 19,4 2,39 1,05

Cha mẹ em nghiêm khắc với con cái khi con cái không làm theo những điều cha mẹ mong đợi

14,7 32,2 28,0 25,1 2,63 1,01

ĐTB chung 2,23 0,70

(Chú thích: mức độ 1: Hoàn toàn không đúng, 2: Một chút đúng, 3: Phần lớn đúng và 4: Hoàn toàn đúng)

Cụ thể, khi học sinh đánh giá về cha mẹ có PCGD độc đoán thì tình huống: “Cha mẹ em nghiêm khắc với con cái khi con cái không làm theo những điều như cha mẹ mong đợi” được các em đánh giá ở mức cao nhất (ĐTB = 2.63, ĐLC = 1.01). Kết quả này phù hợp với những chia sẻ của các em về những mong muốn đối với cha mẹ mình. Đó là: “Cha mẹ sẽ không bắt em làm những việc mà em không thích” (p.269), “Cha mẹ bớt chửi mắng, bớt đánh con hơn, hiểu và biết lắng nghe con mình muốn gì, chăm sóc và quan tâm con nhiều hơn” (p.290), “Cha mẹ hãy bớt kỉ luật với em” (p. 284)…

Trái ngược với cách dạy con của cha mẹ có PCGD dân chủ, đặc trưng của những cha mẹ có PCGD độc đoán thường dùng quyền lực của mình mà áp đặt lên con, không cho con có ý kiến và quyết định của riêng mình, sử dụng hình phạt khi con không vâng lời, đòi hỏi con phải vâng lời tuyệt đối, ít đáp ứng những nhu cầu của con, thậm chí đó là những nhu cầu chính đáng.

Trong nghiên cứu này, thực tế điều tra trên hai trường ghi nhận sự đánh giá của học sinh về mức độ thấp trong việc cha mẹ sử dụng trừng phạt hay quyền lực, khi có đến 40,6% học sinh lựa chọn “Hoàn toàn không đồng

ý” với ý kiến cho rằng: “Cha mẹ em đặt ra các yêu cầu và nếu em không làm

theo thì em sẽ bị trừng phạt” (ĐTB = 1,99; ĐLC = 1,03), trong khi đó 57,3% học sinh lựa chọn “Hoàn toàn không đồng ý” với ý kiến cho rằng: “Cha mẹ em sẵn sàng sử dụng quyền lực để bắt các con cư xử theo ý cha mẹ” (ĐTB = 1,77; ĐLC = 1,05). Đồng thời, bảng số liệu ở trên cũng cho thấy, hai chỉ báo này có ĐTB thấp nhất và ĐLC không chênh lệnh so với các nội dung khác được đo.

Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng, tỉ lệ học sinh đánh giá cha mẹ có PCGD độc đoán ở mức cao chỉ chiếm 33,1% (33%) trong khi có đến 66,9% (67%) tỉ lệ học sinh đánh giá cha mẹ có PCGD độc đoán ở mức thấp, xem biểu đồ 4.2:

PCGD độc đoán thấp, 67%

PCGD độc đoán cao, 33%

Biểu đồ 4.2: Phân bố tỉ lệ đánh giá của học sinh về PCGD độc đoán của cha mẹ

Nhìn chung, kết quả đánh giá của học sinh về PCGD độc đoán của cha mẹ ở mức thấp. Trong khi đó, những chỉ báo liên quan đến “hành vi trừng phạt” của cha mẹ đang ở mức thấp so với các chỉ báo khác. Đặc biệt, tỉ lệ học sinh cho rằng cha mẹ sử dụng PCGD độc đoán ở mức cao chỉ chiếm tỉ lệ thấp (33,1%/66,9% ≈ 1/2), đây là một tín hiệu khả quan từ phương diện nhìn nhận của con cái, hành vi trừng phạt có thể tạo nên, thúc đẩy những xung đột giữa cha mẹ và con.

Liên quan đến vấn đề này, các nghiên cứu của Chao (1994), Chen và cộng sự (1997) chỉ ra rằng cha mẹ châu Á thường dạy con theo phong cách độc đoán hơn. Nghiên cứu của Mimi Chang (2007), cũng chỉ ra sự khác biệt rất lớn về văn hóa trong cách sử dụng PCGD của cha mẹ người Mỹ gốc Trung Quốc với người Mỹ chính thống. Kết quả nghiên cứu cho biết những cha mẹ gốc Trung Quốc hay sử dụng uy quyền của mình để “quản lý” con cái và điều đó dẫn đến một kết quả là có sự xung đột về văn hóa giữa bố mẹ, con cái trong gia đình người Mỹ gốc Trung Quốc.

- Đánh giá của học sinh về PCGD tự do của cha mẹ

Kết quả từ bảng 4.3 dưới đây chỉ ra rằng các em học sinh đánh giá PCGD tự do/ dễ dãi của cha mẹ ở mức thấp nhất trong ba PCGD được đo (ĐTB = 1,97; ĐLC = 0,59), điều này thể hiện trên tất cả các tình huống ứng xử của cha mẹ.

Những cha mẹ có PCGD tự do thường có xu hướng nuông chiều con, họ không phản đối con vì cho rằng cần phải để con được sáng tạo, con cần

được động viên và khen ngợi, họ quan niệm rằng trẻ sẽ tự biết cách phải làm như thế nào, họ không đặt ra các quy định nào đối với trẻ mà để trẻ sống theo những thói quen, họ rất quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Còn với tính cách và hành vi của trẻ họ cho rằng “cha mẹ sinh con trời sinh tính”. Cha mẹ cho phép trẻ tự đưa ra những quy định cho bản thân, rất hay chuyện trò với trẻ và rất thân thiện với trẻ, đáp ứng quá so với nhu cầu của trẻ, ít đòi hỏi và yêu cầu trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đánh giá về phong cách giáo dục của cha mẹ và tự đánh giá của học sinh trung học cơ sở (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)