Việc thay đổi nhận thức và tư duy về dịch vụ hỗ trợ kinh doanh là điều mà chủ doanh nghiệp cần quan tâm thực hiện. Bên cạnh đó doanh nghiệp nên thay đổi thói quen sử dụng dịch vụ bằng cách bắt đầu từ những dịch vụ có quy mô nhỏ và chi phí thấp. Doanh nghiệp không nên chỉ tìm đến dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khi có những vấn đề rắc rối xảy ra trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy, giải pháp cụ thể mà doanh nghiệp sử dụng nên hướng đến bao gồm:
- Nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp về lợi ích của việc sử dụng dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Để thực hiện được điều này, doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch cụ thể trong việc tiếp cận các nguồn thông tin về dịch vụ
hỗ trợ kinh doanh. Cụ thể: thường xuyên tìm hiểu về dịch vụ hỗ trợ kinh doanh trên các phương tiện truyền thông đại chúng như ti vi, báo chí, tạp chí, và đặc biệt là internet; chủ động liên lạc với doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ hỗ trợ kinh doanh hiệu quả để tham khảo ý kiến; chủ động tham gia các diễn đàn, hội thảo hoặc buổi nói chuyện chuyên đề về dịch vụ hỗ trợ kinh doanh mà Trung tâm xúc tiến thị trường dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và các cơ quan, sở, ban, ngành tổ chức; tham gia vào các hiệp hội để tạo dựng mối quan hệ với cộng đồng doanh nghiệp qua đó tranh thủ sự hỗ trợ từ phía hiệp hội và có cơ hội tìm kiếm những nhà cung cấp có năng lực.
- Hoạch định chiến lược kinh doanh dài hạn, trên cơ sở đó hoạch định nhu cầu sử dụng dịch vụ hỗ trợ kinh doanh thường xuyên nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động trong dài hạn. Đầu tư ngân sách hàng năm cho việc sử dụng dịch vụ hỗ trợ kinh doanh theo thứ tự ưu tiên, tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh, nguồn lực và chiến lược kinh doanh dài hạn của mình. Bên cạnh đó, việc tranh thủ sự hỗ trợ từ các cơ quan ban ngành và dự án trợ giúp cũng rất hiệu quả đối với doanh nghiệp.
- Lựa chọn các dịch vụ để sử dụng. Căn cứ vào đặc điểm kinh doanh, khả năng nguồn lực và điều kiện thị trường, doanh nghiệp cần lựa chọn các dịch vụ miễn phí, dịch vụ được khuyến mãi, dịch vụ được hỗ trợ từ các tổ chức để sử dụng thử. Tất nhiên để thấy được hiệu quả của dịch vụ thuê ngoài thì doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá trước và sau khi sử dụng dịch vụ. Các chỉ tiêu đánh giá thường tập trung vào hai nhóm sau: chỉ tiêu định lượng và chỉ tiêu định tính. Các chỉ tiêu định lượng thường được đo theo số lượng khách hàng, doanh thu, lợi nhuận, số hợp đồng, thời gian thực hiện công việc…Các chỉ tiêu định tính như uy tín của sản phẩm, công ty, mối quan hệ giữa các nhân viên, đánh giá của xã hội đối với doanh nghiệp…
4.3 Nhóm giải pháp về phía nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ với tư cách là người bán hàng cần quan tâm đến chất lượng dịch vụ, chất lượng đội ngũ tư vấn, giá bán dịch vụ, cách thức cung cấp dịch vụ và quảng bá thông tin, thu thập thông tin phản hồi của khách hàng sau khi sử dụng. Các giải pháp cụ thể doanh nghiệp cung cấp cần hướng đến đó là:
- Phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị
thương hiệu cho doanh nghiệp. Để làm được điều này, nhà cung cấp dịch vụ
với tư cách là người bán phải nghiên cứu thị trường để phát hiện ra những nhu cầu khác biệt trong việc sử dụng dịch vụ hỗ trợ kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó phân đoạn thị trường và lựa chọn cho mình thị trường mục tiêu. Chẳng hạn, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ thường ít quan tâm đến dịch vụ đào tạo quản trị kinh doanh hay dịch vụ pháp lý mà chỉ quan tâm đến dịch vụ quảng cáo khuếch trương và dịch vụ kế toán kiểm toán.Điều này thực sự có ích đối với các nhà cung cấp dịch vụ trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh. Tiếp theo, doanh nghiệp cần tạo ra sự khác biệt cho thương hiệu bằng các chính sách marketing – mix hợp lý. Các nhân tố chủ yếu mà nhà cung cấp dịch vụ có thể sử dụng để tạo ra sự khác biệt cho thương hiệu là đặc tính sản phẩm/dịch vụ, cách thức cung cấp dịch vụ, đội ngũ nhân sự và hình ảnh/biểu tượng. Bên cạnh đó, việc đầu tư để xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu cũng rất hiệu quả trong kinh doanh ngày nay.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ: hiện nay, chất lượng dịch vụ hỗ trợ
kinh doanh của các nhà cung cấp tại huyện Từ Liêm còn rất hạn chế do đó việc nâng cao chất lượng dịch vụ là điều cần thiết và nhà cung cấp cần thực thông qua việc đáp ứng nhanh chóng, thuận lợi, có chất lượng, nhiệt tình, luôn cải tiến chất lượng theo nhu cầu của khách hàng, hỗ trợ nhanh, xử lý nhanh
các thủ tục để tăng sự hài lòng của khách hàng. Ngoài ra các doanh nghiệp cung cấp DVHTKD có thể thực hiện các giải pháp sau:
+ Khẳng định chất lượng đối với khách hàng thông qua việc đầu tư nâng cao đội ngũ nhân viên tư vấn và thiết bị liên quan;
+ Liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ cùng loại tại huyện hoặc ở nơi khác để học hỏi kinh nghiệm và đào tạo cho nhân viên;
+ Đưa ra những cam kết cụ thể với khách hàng, quy định rõ trách nhiệm của mỗi bên khi tham gia vào quá trình cung ứng dịch vụ và phải bảo mật thông tin cho khách hàng để tạo niềm tin.
+ Chủ động, tích cực giới thiệu và cung cấp thông tin dịch vụ đến khách hàng, nâng cao hoạt động marketing về dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, phát huy hết khả năng tư vấn trực tiếp về các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho doanh nghiệp, mang sản phẩm đến tận tay khách hàng.
Chỉ khi chất lượng dịch vụ được đảm bảo thì các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hỗ trợ kinh doanh mới có khả năng tồn tại và phát triển. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ sẽ không chấp nhận các dịch vụ chất lượng thấp kể cả với giá thành rất rẻ trong khi một dịch vụ chất lượng cao thì dù giá thành cao cũng vẫn được doanh nghiệp chấp nhận. Chất lượng dịch vụ chính là một trong số những nhân tố cốt lõi cho sự thành công của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Đối với từng loại hình dịch vụ khác nhau phải tập trung nâng cao những khía cạnh khác nhau, một số ví dụ cụ thể như:
+ Đối với dịch vụ tư vấn: cần đào tạo các nhân viên tư vấn giỏi, có trình độ, thường xuyên cập nhật thông tin, tư vấn kịp thời, có dịch vụ tư vấn kỹ thuật và tự vấn quản lý kỹ thuật tốt.
+ Đối với dịch vụ phân phối: chú trọng việc nâng cấp chất lượng dịch vụ giao nhận hàng đảm bảo nhanh chóng, chính xác và kịp thời. Hệ thống kho
bãi phải đảm bảo an toàn, chú trọng đầu tư nâng cấp trang thiết bị một cách thường xuyên.
+ Đối với dịch vụ nghiên cứu thị trường: thường xuyên cập nhật thông tin mới nhất, đảm bảo cung cấp cho khách hàng các thông tin cập nhật, chính xác, phù hợp thực tế. Các diễn biến chung tình hình thị trường tại từng huyện cũng cần phải nghiên cứu sâu hơn, nắm bắt thị hiếu của Khách hàng một cách tốt nhất.
+ Đối với dịch vụ hạch toán kế toán: nghiệp vụ cần chính xác; bồi dưỡng thêm nhiều nhân viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệp; thường xuyên tập huấn nâng cao kiến thức của nhân viên về thuế, hiểu rõ thuế và các thủ tục liên quan.
+ Đối với dịch vụ huấn luyện đào tạo: huấn luyện nhiều nhân viên thạo nghề, đảm bảo chất lượng yêu cầu của khách hàng; thường xuyên cập nhật, xây dựng các chương trình đào tạo mới với chất lượng và thời gian đào tạo phù hợp, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
+ Đối với dịch vụ pháp lý: thường xuyên cập nhật các văn bản luật, đảm bảo nắm vững, chính xác quy định để kịp thời cung cấp thông tin cho khách hàng một cách cụ thể, thấu đáo.
- Nâng cao năng lực lãnh đạo của người quản lý doanh nghiệp: thông
qua việc thường xuyên tham gia các khóa đào tạo dành cho lãnh đạo để nâng cao trình độ học vấn. Năng lực và phẩm chất của người làm dịch vụ cần được coi là khâu trọng tâm, cơ bản, mang tính quyết định cho thành công của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Cần xây dựng cơ chế thu hút những chuyên gia giỏi trong từng lĩnh vực tham gia vào hoạt động cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Ngoài ra, phối hợp với các trường đại học và các trung tâm đào tạo có uy tín thành lập các trung tâm đào tạo dành cho các nhà quản lý cũng là một trong những biện pháp nên được xem xét trong dài hạn.
- Chính sách giá cả: một số khách hàng không sử dụng dịch vụ hỗ trợ
kinh doanh vì lý do nguồn tài chính hạn hẹp do đó đơn vị cung cấp dịch vụ cần thiết lập chính sách giá cả phù hợp với từng thị trường, từng nhóm khách hàng trong từng thời kỳ nhất định. Về giải pháp giá cả, nhà cung cấp dịch vụ cần lưu ý: đối với doanh nghiệp chưa sử dụng dịch vụ, nhà cung cấp nên tạo điều kiện để khách hàng sử dụng miễn phí hoặc giá rẻ trong lần đầu; đối với những doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ, chính sách giá cả cần linh hoạt hơn về cách thức thanh toán, thời điểm thanh toán, giá chiết khấu…Nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cũng cần lưu ý đến việc cung cấp các gói dịch vụ với nhiều mức mức giá khác nhau để người sử dụng có thể dễ dàng lựa chọn tuy nhiên phải đảm bảo các gói dịch vụ chỉ khác nhau về số lượng đầu mục các dịch vụ được phục vụ còn chất lượng của từng đầu mục dịch vụ đều phải được đảm bảo.
- Chính sách phân phối dịch vụ: nhà cung cấp có thể sử dụng song
song kênh trực tiếp và gián tiếp. Kênh trực tiếp được thực hiện thông qua đội ngũ nhân sự của công ty tại đơn vị còn kênh gián tiếp thực hiện thông qua trung gian. Trung gian ở đây chính là các hiệp hội & Trung tâm xúc tiến thị trường dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Trên thực tế nhiều doanh nghiệp quá chú trọng vào kênh phân phối trực tiếp mà quên đi vai trò to lớn của kênh phân phối gián tiếp trong khi trình độ, năng lực của đội ngũ nhân sự tại công ty lại chưa thực sự tốt, đáp ứng được yêu cầu của kinh doanh dẫn đến việc bán hàng trở nên kém hiệu quả.
- Sử dụng hỗn hợp các công cụ xúc tiến: hiện tại các nhà cung cấp
chủ yếu thông qua các mối quan hệ cá nhân, quảng cáo trên đài truyền hình, tờ rơi…để cung cấp thông tin cho khách hàng và việc cung cấp thông tin thường chưa đa dạng và hiệu quả. Chính vì vậy nhà cung cấp dịch vụ cần nghiên cứu kỹ thị trường từng loại dịch vụ để có thể đưa ra cách thức thông
tin phù hợp. Bên cạnh đó, nhà cung cấp không nên chỉ sử dụng công cụ quảng cáo mà quên đi công cụ hữu ích khác đó là: khuyến mãi, marketing trực tiếp, bán hàng cá nhân và quan hệ công chúng.
- Nâng cao sự tin cậy cho khách hàng sử dụng dịch vụ: đây là một
trong những nhân tố rất quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Chỉ khi doanh nghiệp sử dụng dịch vụ hỗ trợ kinh doanh nâng cao được sự tin tưởng của khách hàng vào chất lượng dịch vụ cung cấp thì doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh mới có thể đạt đến sự hài lòng của khách hàng, từ đó đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển.Một nhân tố khác không kém phần quan trọng để nâng cao sự tin cậy cho khách hàng đó chính là chính sách bảo mật thông tin. Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay vấn đề bảo mật thông tin liên quan đến doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh, khách hàng là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp do đó nếu các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hỗ trợ kinh doanh không bảo mật được các thông tin của khách hàng thì dịch vụ của công ty đó sẽ không được khách hàng chấp nhận dù với bất kỳ mức giá nào. Hiện tại, rất nhiều công ty đã áp dụng hình thức ký cam kết bảo mật thông tin với các điều kiện, điều khoản rất chi tiết đảm bảo quyền lợi của khách hàng trong trường hợp thông tin doanh nghiệp bị rỏ ri (do lỗi của công ty cung cấp dịch vụ), các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cũng cần phải chú trọng công tác này để gây dựng và giữ vững lòng tin của khách hàng.