Vấn đề thị trường và biện pháp can thiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nghiên cứu điển hình tại huyện từ liêm (Trang 117)

Vấn đề của thị trường Những biện pháp can thiệp có thể áp dụng Các vấn đề về phía cầu

Khách hàng thiếu thông tin về dịch vụ

 Phát triển cuốn trang vàng BDS

 Mở một văn phòng hoặc trung tâm thông tin khách hàng BDS

 Giúp các nhà cung ứng nâng cao hoạt động marketing

Khách hàng không có khả năng xác định một cách có hiệu quả các vấn đề tồn tại trong kinh doanh của họ

 Phát triển một cuộc vận động nâng cao mức độ nhận biết về các vấn đề điển hình trong kinh doanh và các dịch vụ BDS có thể giúp giải quyết những vấn đề này

 Giúp các nhà cung ứng tạo ra các cuộc quảng cáo marketing để giúp các doanh nghiệp nhỏ xác định được các vấn đề tồn tại trong kinh doanh của họ

Khách hàng không có khả năng trả tiền trước khi mua dịch vụ

 Hỗ trợ nhà cung ứng phát triển các lựa chọn trong thanh toán

 Xúc tiến các dịch vụ kèm theo

 Xúc tiến các dịch vụ được tài trợ bởi các công ty lớn

 Giúp khách hàng hình thành các cụm doanh nghiệp để mua dịch vụ theo nhóm

Khách hàng sợ rủi ro khi thử dùng dịch vụ

 Hố trợ kỹ thuật cho các nhà cung ứng để nâng cao các chiến lược khuyến khích dùng thử dịch vụ

 Thực hiện một chương trình phiếu khuyến khích giảm giá

 Xúc tiến các mối liên kết kinh doanh cho các dịch vụ kèm theo

Khách hàng không nhận thấy được giá trị của các dịch vụ

 Giúp các nhà cung ứng thử nghiệm, trình bày và thu thập thông tin về chất lượng dịch vụ

 Hỗ trợ các nhà cung ứng nâng cao chất lượng quảng cáo

 Hỗ trợ các nhà cung ứng phát triển các chương trình giới thiệu khách hàng

 Quảng cáo chung về dịch vụ

Khách hàng muốn dịch vụ được cung cấp trọn gói

 Các thoả thuận mối giới giữa các nhà cung ứng để phát triển dịch vụ trọn gói

 Cung cấp vốn kinh doanh và hỗ trợ kỹ thuật cho các nhà cung cấp để đa dạng hoá sản phẩm

Các vấn đề về phía cung

đặc điểm mà khách hàng mong muốn

 Thu hút các nhà cung ứng từ các nước khác tới để áp dụng và cấp phép cho những sản phẩm phù hợp

Các nhà cung ứng ngại rủi ro khi tập trung vào các nhóm khách hàng mới, ví dụ như phụ nữ hay các doanh nghiệp siêu nhỏ

 Cung cấp cho nhà cung ứng thông tin về tính bền vững của việc bán dịch vụ cho các doanh nghiệp nhỏ

 Trợ cấp chi phí tập trung vào các nhóm khách hàng mới, ví dụ như thử nghiệm thị trường

 Sử dụng nghiên cứu thị trường để phát hiện những cơ hội mang tính hứa hẹn nhằm phục vụ các nhóm khách hàng mới

Các nhà cung ứng thiếu thông tin về thị trường

 Phát triển hoặc nâng cao các dịch vụ nghiên cứu marketing/các nhà cung ứng

 Cung cấp thông tin thị trường cho các nhà cung ứng

 Dạy các nhà cung ứng cách thu thập thông tin Nhà cung ứng thiếu kỹ

năng kỹ thuật hoặc kinh doanh

 Cung cấp đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cho nhà cung ứng

 Hỗ trợ đào tạo các nhà cung ứng trong việc phát triển và bán các sản phẩm thích hợp cho các nhà cung ứng BDS khác

Thiếu cung trên thị trường

 Cung cấp vốn kinh doanh cho các nhà cung ứng mở rộng hoạt động

 Thiết kể một chương trình hỗ trợ các nhà cung ứng mới khởi tạo doanh nghiệp

Chất lượng dịch vụ luôn thay đổi làm hại đến uy tín của nhà cung ứng

 Cung cấp các dịch vụ bảo đảm chất lượng

 Hỗ trợ nhà cung ứng nâng cao tính nhất quán trong việc cung cấp dịch vụ

 Giúp các nhà cung ứng hình thành các hiệm hội cấp chứng chỉ

Nhà cung ứng không thể quản lý tín dụng hoặc các cơ cấu bán hàng khác

 Xây dựng khả năng quản lý tín dụng cho nhà cung ứng

 Liên kết các doanh nghiệp nhỏ với MFI hoặc các nhà cung ứng dịch vụ tài chính khác

thể có khả năng mua dịch vụ

thứ ba như quảng cáo, hoặc với các dịch vụ kèm theo

Thiếu sự tin tường giữa các nhà cung ứng và người sử dụng; các nhà cung ứng nhất định muốn thanh toán trước; người sử dụng muốn thanh toán sau

 Hỗ trợ các nhà doanh nghiệp hoặc các tổ chức xã hội hình thành một hệ thống bảo lãnh hoặc bán buôn

 Thành lập một hệ thống bảo lãnh tạm thời cho tới khi trong thị trường đã có sự tin tưởng mạnh mẽ hơn giữa nhà cung ứng và người sử dụng

Không có cơ cấu trao đổi thanh toán hoặc nhờ thu do xa xôi, thiếu công nghệ hoặc hệ thống ngân hàng

 Giúp các doanh nghiệp nhỏ và các doanh nghiệp khác trong chuỗi cung ứng hình thành một tổ chức trung gian đủ độ phức tạp để tiếp cận hệ thống ngân hàng chính thức hoặc một hệ thống ngân hàng quốc tế đang hoạt động

 Xúc tiến các loại thẻ thông minh - thẻ ngân hàng điện tử

 Phát triển các dịch vụ chuyển tiền Người sử dụng bị tách

biệt khỏi các thị trường dịch vụ về mặt địa lý hoặc xã hội

 Giúp các doanh nghiệp nhỏ hình thành các cụm doanh nghiệp, các hiệp hội hoặc các hợp tác xã đóng vai trò trung gian để tiếp cận các nhà cung cấp dịch vụ ở xa

 Thành lập một tổ chức xã hội cung cấp các dịch vụ Các vấn đề về môi trường họat động của thị trường

Các dịch vụ miễn phí đang bóp méo thị trường BDS

 Hỗ trợ chính phủ và/hoặc các nhà tài trợ khác hợp lý hoá các khoản trợ cấp cho BDS

Các qui định ảnh hưởng xấu tới thị trường BDS

 Vận động thay đổi trong các qui định

 Tổ chức các nhà cung ứng doanh nghiệp nhỏ để họ vận động thay đổi những qui định có ảnh hưởng tới thị trường BDS

(Nguồn: Alexandra và Mary, 2003)

nhiệm vụ cốt lõi là quản lý do đó trong quá trình triển khai tại huyện Từ Liêm cần lưu ý tránh tình trạng này. Chính quyền huyện Từ Liêm tạo tiền đề để phát triển Trung tâm xúc tiến và Hiệp hội tuy nhiên vẫn cần tập trung chính vào nhiệm vụ quản lý, chuyển giao từng bước nhiệm vụ phát triển thị trường dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp.

4.1.2 Kích cầu dịch vụ hỗ trợ kinh doanh

Như kết quả nghiên cứu tại chương III, bản thân các doanh nghiệp cũng chưa có nhận thức đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của dịch vụ hỗ trợ kinh doanh với hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vẫn cho rằng việc sử dụng dịch vụ hỗ trợ kinh doanh hay không không làm ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến sự phát triển doanh nghiệp. Do đó, một giải pháp quan trọng cần đưa ra đó là : kích thích nhu cầu sử dụng dịch vụ hỗ trợ kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại huyện Từ Liêm. Để thực hiện được vấn đề này,Trung tâm Xúc tiến thị trường dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau:

- Tổ chức chương trình phiếu khuyến khích sử dụng dịch vụ hỗ trợ kinh doanh: hằng quý, Trung tâm Xúc tiến thị trường dịch vụ hỗ trợ kinh doanh phát phiếu đăng ký sử dụng dịch vụ cho các doanh nghiệp. Sau đó, những doanh nghiệp này sẽ mua dịch vụ chiết khấu từ các nhà cung cấp tại huyện. Tùy theo nhu cầu sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp và khả năng cung ứng dịch vụ của các đơn vị tại huyện, Trung tâm xúc tiến thị trường dịch vụ hỗ trợ kinh doanh sẽ đứng ra tổ chức các khóa cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng. Để đảm bảo tính khách quan và cạnh tranh trong việc tổ chức các khóa học, Trung tâm xúc tiến thị trường dịch vụ hỗ trợ kinh doanh nên lập dự án cụ thể và mời thầu các nhà cung cấp có uy tín. Trước mắt, sử dụng ngân sách của nhà nước và tranh thủ sự hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ, sau đó để thị trường vận động theo cơ chế của nó, tức là người mua trả tiền và người

- Thiết lập trang web để hỗ trợ cho khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh tại huyện Từ Liêm. Việc thiết lập trang web thật sự cần thiết đối với thị trường này do đây sẽ là phương tiện giao tiếp quan trọng, là nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua dịch vụ hỗ trợ kinh doanh trong tương lai. Bên cạnh đó, thông qua website này doanh nghiệp tại huyện Từ Liêm sẽ có cơ hội cập nhật thông tin về các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh mới trên thế giới và Việt Nam.

- Xây dựng mạng lưới những doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ. Một số doanh nghiệp có nhu cầu nhưng không có thói quen sử dụng dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Do đó, Trung tâm xúc tiến thị trường dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cần liên kết các doanh nghiệp này để tạo thành mạng lưới khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ. Việc xây dựng mạng lưới này đặc biệt phù hợp đối với một số dịch vụ có giá cao hoặc nhà cung cấp khó tìm, chẳng hạn như dịch vụ đào tạo quản trị kinh doanh, dịch vụ tư vấn quản lý chất lượng…

- Nâng cao vai trò của các hiệp hội ngành nghề trong thời kỳ hội nhập kinh tế nhằm thu hút các doanh nghiệp tham gia vào hiệp hội ngành nghề để tạo nhiều cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ hỗ trợ kinh doanh.

- Cung cấp thông tin cho người sử dụng và xã hội về dịch vụ hỗ trợ kinh doanh bao gồm các hoạt động cụ thể như: xuất bản chuyên san về dịch vụ hỗ trợ kinh doanh nhằm giúp doanh nghiệp quản bá về dịch vụ mình cung ứng cũng như giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm nhà cung cấp. Thời gian đầu, chuyên san nên phát hành miễn phí bằng cách sử dụng kinh phí nhà nước, sau đó thu phí các doanh nghiệp và thu phí quảng cáo trên chuyên san. Với số lượng rất lớn các doanh nghiệp hiện nay tại huyện Từ Liêm việc phát hành chuyên san có thể sẽ nhận được sự ủng hộ từ phía doanh nghiệp

4.1.3 Kích thích cung dịch vụ hỗ trợ kinh doanh

Song song với việc kích thích cầu DVHTKD, việc kích thích cung DVHTKD cũng rất quan trọng.Những giải pháp kích cung dịch vụ hỗ trợ kinh doanh là rất quan trọng trong giai đoạn đầu của thị trường, trước mắt nên tập trung vào các giải pháp cụ thể sau:

- Nâng cao kỹ năng marketing dịch vụ cho các nhà cung cấp: một trong những khó khăn lớn của nhà cung cấp dịch vụ là cách thức marketing dịch vụ do đó việc nâng cao marketing dịch vụ là điều cần thiết. Các giải pháp cụ thể gồm tổ chức tập huấn về marketing dịch vụ cho nhà cung cấp tại huyện, thu thập, dịch, biên soạn một số tài liệu về marketing dịch vụ và quy trình tiến hành marketing dịch vụ rồi phát miễn phí cho nhà cung cấp.

- Trợ giúp kỹ thuật cho nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Việc trợ giúp kỹ thuật cho nhà cung cấp nên tập trung vào các dịch vụ có rào cản gia nhập ngành cao và cần được thực hiện dưới các hình thức như tư vấn, đào tạo, cung cấp thông tin. Chương trình hỗ trợ kỹ thuật cho các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh là rất cần thiết trong giai đoạn đầu của thị trường qua đó cho phép chính quyền huyện Từ Liêm tập trung vào những dịch vụ cung ứng cần thiết nhất, đẩy nhanh sự phát triển thị trường nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian ngắn.

- Hỗ trợ phát triển và thương mại hóa sản phẩm cho nhà cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Chiến lược hỗ trợ phát triển và thương mại hóa sản phẩm trở nên phổ biến trên thế giới.Chiến lược này nhằm thúc đẩy phát triển nhanh những dịch vụ mà thị trường đang thiếu.Trong số nhiều các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh có thể nhận thấy dịch vụ pháp lý, dịch vụ đào tạo quản trị kinh doanh cần được tập trung hỗ trợ. Bên cạnh đó, các dịch vụ khác như tư vấn quản trị kinh doanh, tư vấn môi trường, dịch vụ thiết kế,…cũng cần được quan tâm vì các doanh nghiệp còn khá xa lạ với các dịch vụ này. Một số

phương pháp hỗ trợ phát triển và thương mại hóa sản phẩm thường được thế giới áp dụng bao gồm: chuyển nhượng quyền và công nghệ cung ứng sản phẩm, ví dụ: Trung tâm xúc tiến thị trường dịch vụ hỗ trợ kinh doanh có thể đặt hàng nghiên cứu và thiết kế một số dịch vụ sau đó chuyển giao công nghệ này cho các doanh nghiệp cung ứng; tiến hành nghiên cứu thị trường sau đó cung cấp các dữ liệu cho các nhà cung cấp. Căn cứ trên kết quả nghiên cứu này mà các nhà cung cấp cải tiến sản phẩm của mình.

- Tạo quỹ đầu tư mạo hiểm hỗ trợ doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khi khởi nghiệp. Qũy này ban đầu nên sử dụng nguồn vốn nhà nước sau đó xã hội hóa bằng cách kêu gọi các doanh nghiệp đóng góp cổ phần. Trung tâm xúc tiến thị trường dịch vụ hỗ trợ kinh doanh sẽ được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng quỹ này.Đối tượng mà quỹ đầu tư mạo hiểm cần hướng đến là các doanh nghiệp khởi nghiệp trong thị trường dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Đặc điểm khác biệt giữa quỹ này với các tổ chức tín dụng khác là song song với việc trợ giúp tài chính, Trung tâm xúc tiến thị trường dịch vụ hỗ trợ kinh doanh sẽ có sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho các doanh nghiệp về: kiến thức khởi nghiệp, quản trị doanh nghiệp, marketing, quản trị tài chính, xây dựng và quản trị thương hiệu…

- Phát triển thị trường dịch vụ hỗ trợ kinh doanh dựa trên cơ sở phát huy vai trò của thành phần kinh tế tư nhân và tăng cường năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp tư nhân. Thực tế cho thấy thị trường dịch vụ hỗ trợ kinh doanh tại huyện Từ Liêm đang trong giai đoạn phát triển ban đầu và vẫn còn manh mún, gặp nhiều hạn chế trong việc cung ứng và sử dụng dịch vụ. Vì vậy, tập trung vào hỗ trợ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh sẽ góp phần tạo ra một thị trường năng động hơn. Kinh nghiệp quốc tế cũng chỉ ra tằng các chương trình hỗ trợ truyền thống thường làm việc với các đơn vị nhà nước hoặc các tổ chức phi lợi nhuận nhưng hiệu quả mang lại không cao khi

chương trình kết thúc. Bên cạnh đó, môi trường cạnh tranh không bình đẳng giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước đã tạo ra những cản trở lớn đối với sự phát triển của khu vực tư nhân, nhân tố cần thiết cho việc hình thành một lĩnh vực dịch vụ mang tính cạnh tranh cao tại huyện Từ Liêm. Tuy nhiên, ngay cả khi thực hiện các biện pháp trên quy mô rộng để tạo ra môi trường bình đẳng, khu vực tư nhân non trẻ vốn chỉ dựa vào doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa thể cạnh tranh trong nhiều ngành yêu cầu kỹ năng cao và vẫn bị chi phối bởi doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, để tận dụng tối đa tiềm năng tăng trưởng của khu vực tư nhân cần phải củng cố khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp tư nhân.

4.1.4 Tham gia xây dựng, hoàn thiện bổ sung khung pháp lý và các văn bản liên quan đến thị trường dịch vụ hỗ trợ kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nghiên cứu điển hình tại huyện từ liêm (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)