Đánh giá chung và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của phật giáo theravada đến đời sống chính trị, xã hội và văn hóa thái lan (Trang 29)

1 .Lý do chọn đề tài

6. Bố cục của luận án

1.2 Đánh giá chung và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu

1.2.1 Đánh giá chung

Trong quá trình khảo sát những nghiên cứu có liên quan đến đề tài, chúng tôi đã có những phân tích và đánh giá theo từng nhóm nghiên cứu về những đóng góp cũng như những điểm chưa giải quyết hết được của các nghiên cứu đi trước. Những nghiên cứu này được chúng tôi chia thành ba nhóm gắn liền với nội dung của các chương trong luận án mà cụ thể ở đây chúng là những tư liệu phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu của đề tài. Nhìn chung có thể cho rằng vấn đề nghiên cứu về Phật giáo, Phật giáo Theravada, nhân sinh quan Phật giáo trên thế giới và ở Thái Lan tương đối nhiều. Tuy nhiên, những nghiên cứu về ảnh hưởng của Phật giáo Theravada đối với đời sống chính trị, văn hóa, xã hội của Thái Lan ở Việt Nam là chưa có, còn ở Thái Lan và các nước khác nếu có thì chỉ là những đề cập bổ trợ trong các công trình mà mục tiêu nghiên cứu chính là nghiên cứu các vấn đề về lịch sử, chính trị, văn hóa hoặc xã hội chứ không phải là những ảnh hưởng của Phật giáo vào những lĩnh vực ấy. Bởi vậy, luận án có nhiệm vụ là góp phần tiếp tục làm sáng rõ vấn đề ảnh hưởng của Phật giáo Theravada vào các lĩnh vực đời sống chính trị, văn hóa, xã hội của Thái Lan như thế nào, hay nói cách khác những gì có được

của lịch sử nền chính trị Thái Lan từ xưa đến nay, những gì có được trong xã hội và con người Thái Lan và những thành quả nào có được trong nền văn hóa truyền thống của Thái Lan đã thấm đượm ảnh hưởng của Phật giáo Theravada Thái Lan. Đây chính là đóng góp của luận án. Có thể nói luận ánlà công trình nghiên cứu về những ảnh hưởng của Phật giáo Theravada khá đầy đủ trên các mặt chính trị, văn hóa, xã hội của một nước lấy Phật giáo Theravada làm tôn giáo chính thức. Thế nhưng không phải chỉ có Thái Lan mới theo Phật giáo Theravada mà còn nhiều nước khác theo Phật giáo này như Srilanka, Myanma, Lào, Campuchia, v.v... Trong khi đó chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ những ảnh hưởng của Phật giáo Theravada vào các mặt chính trị, văn hóa và xã hội trong từng nước theo Phật giáo Theravada này. Luận án sẽ là tài liệu tham khảo rất hữu ích cho những công trình nghiên cứu tiếp theo khi nghiên cứu những nước chịu ảnh hưởng của Phật giáo Theravada như đã làm đối với Thái Lan. Tuy nhiên để làm được việc này tác giả luận án cần phải dựa vào các thành quả nghiên cứu trên đây của các nhà khoa học trong và ngoài nước, nhất là các học giả Thái Lan thông qua các nguồn tài liệu bằng tiếng Thái Lan cùng những thành quả nghiên cứu của các học giả Việt Nam đã công bố những công trình nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, xã hội Thái Lan bằng những cuốn sách và bài báo rất có giá trị. Trên cơ sở đó tác giả mới phát hiện và phân tích được những gì thuộc về chính trị, văn hóa và xã hội có liên quan, có chịu ảnh hưởng của Phật giáo Theravada. Cũng có thể coi những công trình nghiên cứu về chính trị, văn hóa, xã hội của các nhà nghiên cứu đi trước là những tài liệu rất cần thiết và liên quan đến đề tài luận án.

1.2.2 Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu

- Trên cơ sở tiếp thu và kế thừa các thành quả nghiên cứu trước đó, luận án tiếp tục nghiên cứu và làm sáng rõ thêm nội dung của Phật giáo Theravada nói chung và Phật giáo Theravada Thái Lan nói riêng - một Phật giáo bám sát vào những lời thuyết giảng của chính đức Phật khi Ngài còn tại thế, bám sát vào những vấn đề cốt lõi nhất của đạo Phật trong đó nhấn mạnh vào triết lý nhân sinh và quy

phạm đạo đức của Phật giáo, từ đó hiểu rõ thêm cốt cách tinh thần cũng như các thành tựu văn hoá của người Thái Lan.

- Làm sáng tỏ thêm những ảnh hưởng của Phật giáo Theravada Thái Lan tới các mặt chính trị, văn hóa, xã hội của Thái Lan từ khi lập nước cho đến ngày nay. Những ảnh hưởng đó đã góp phần tạo nên những thành tựu thuộc các lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội Thái Lan từ quá khứ đến hiện tại như thế nào.

CHƢƠNG 2. PHẬT GIÁO THERAVADA VÀ PHẬT GIÁO THERAVADA Ở THÁI LAN 2.1. Phật giáo Theravada

2.1.1. Một số bài pháp do chính đức Phật thuyết giảng

Như chương 1 đã nói Phật giáo Theravada là Phật giáo bám sát vào những lới thuyết giảng của chính đức Phật khi Ngài còn tại thế từ đó các chúng sinh chuyên tâm tu hành hoặc làm theonhững bài pháp cơ bản hàm chứa những nội dung về nhân sinh quan và các quy phạm đạo đức. Để hiểu về Phật giáo Theravada trước hết chúng ta phải thấm nhuần những bài pháp mà đức Phật đã thuyết giảng cho mọi chúng sinh từ căn cơ còn thấp cho đến căn cơ siêu đẳng và đây cũng chính là nội dung rất cơ bản của Phật giáo. Tuy là nội dung rất cơ bản nhưng không phải ai cũng biết và không phải ai cũng tu hành hoặc làm theo chỉ một kiếp là viên mãn. Ngay chính đức Phật cũng phải trải qua rất nhiều gian nan mới ngộ được những chân lý này.Vì vậy muốn hiểu về Phật giáo Theravada thì trước tiên phải hiểu về những điều cơ bản mà đức Phật đã thuyết giảng. Đó là những bài pháp có liên quan đến nhân sinh quan và các quy phạm đạo đức như sau:

1) Kinh Chuyển pháp luân

Sau khi đức Phật thành đạo, lần đầu tiên ngài tiến hành thuyết pháp đó là thuyết giảng giáo pháp mà ngài đã chứng được cho 5 anh em Kiều Trần Như vốn là những người bạn đồng tu với ngài khi ngài còn đang tu khổ hạnh. Bài Pháp đầu tiên mà đức Phật thuyết giảng cho 5 anh em Kiều Trần Như được gọi là “Kinh Chuyển Pháp Luân”. Nơi đức Phật thuyết giảng bài pháp đầu tiên là khu vườn Isipatana (Lộc Uyển) gần thành Benares.

Có thể nói ở Ấn Độ thời đức Phật tại thế có rất nhiều chủ thuyết triết học khác nhau nhưng tựu chung lại có 2 chủ thuyết chính đối lập nhau:

- Một chủ thuyết trái ngược hẳn với các trào lưu tín ngưỡng lúc bấy giờ là thuyết tuyệt diệt của những người chủ trương sống theo vật chất được gọi là thuyết Carvakas. Theo thuyết này thì con người sau khi chết là mất hết tất cả, chết là hết,

là chấm dứt tất cả, chỉ có thế gian hiện tại là có thực. Vì vậy sống chỉ có một lần nên hãy sống và hưởng thụ tất cả theo bản năng, không cần phải tu cái gì cả, vì chết là hết.

- Một chủ thuyết khác chủ trương rằng chỉ có đời sống khắt khe khổ hạnh mới có thể đưa con người đến chỗ giải thoát. Chính 5 anh em Kiều Trần Như thuộc về những người theo chủ thuyết này.

Trước khi chứng đắc quả Phật đức Phật đã từng theo chủ thuyết khổ hạnh, thực hành đúng theo tôn chỉ này và khép mình vào mọi hình thức khắc khổ. Sau 6 năm tu khổ hạnh, Ngài nhận ra rằng lối tu đó quả thật vô ích. Do đó Ngài thay đổi phương pháp theo hướng Trung Đạo, tức là không hướng theo hai con đường cực đoan trên mà trung dung cả hai hướng ở mức độ vừa đúng. Có thể nói Trung Đạo là tinh hoa của giáo lý Phật giáo. Mở đầu bài Pháp đức Phật đã khuyên 5 anh em Kiều Trần Như nên xa lánh hai lối tu cực đoan là lợi dưỡng và khổ hạnh vì cả hai đều không thể dẫn đến chính giác và giải thoát. Lợi dưỡng chỉ làm chậm trễ sự tiến bộ của tinh thần. Khổ hạnh thì lại làm cho suy giảm tri thức. Đức Phật chỉ trích cả hai vì bản thân Ngài đã từng sống theo hai lối cực đoan ấy và kinh nghiệm thấy rằng cả hai đều không dẫn đến mục tiêu giải thoát. Ngài đã vạch ra con đường Trung Đạo vô cùng thực tiễn, hợp lý và hữu ích. Đó là con đường duy nhất dẫn đến sự trong sạch hoàn toàn và giải thoát tuyệt đối. Như vậy Trung Đạo đã đem lại sự giác ngộ về mặt tinh thần và đem lại một trí tuệ minh mẫn thấy được thực tướng của mọi sự vật. Khi tinh thần lắng dịu được sáng tỏ và trí tuệ được khai thông thì mọi vật đều hiện ra một cách chân thực. Hơn nữa con đường Trung Đạo còn chế ngự được mọi thèm khát vật chất và do đó dẫn đến thấu hiểu được Tứ Diệu Đế, tức là bốn chân lý bất di bất dịch, chứng ngộ được mục tiêu tối hậu là Niết-bàn. Vậy Trung Đạo là gì? Đức Phật đã giải đáp rằng đó là “Bát Chính Đạo” tức là 8 con đường chân chính mà tất cả mọi chúng sinh phải làm theo và đó cũng nằm trong một chân lý trong bốn chân lý bất di bất dịch - Tứ Diệu Đế.

“Tứ Diệu Đế” có nghĩa là “Bốn Chân Lý Cao Thượng”. Chân lý là cái thật sự có, nó là sự kiện hiển nhiên không phải tranh luận, là những sự thật khách quan

hiển nhiên, bất di bất dịch, không thể thay đổi và tồn tại vĩnh cửu cho dù chư Phật có xuất hiện hay không thì các chân lý này vẫn cứ tồn tại.

Vậy bốn chân lý ấy là gì? Hay nói cách khác bốn Đế mà đức Phật nói ở đây là gì? Đó là:

- Khổ Đế: Thế gian là khổ, chúng sinh sống trong thế gian đang bị chìm ngập trong bể khổ, đang phải chịu đựng rất nhiều những nỗi khổ khác nhau.

- Tập Đế: Nguồn gốc sinh ra khổ, lý do vì đâu mà khổ. Trong các nguồn gốc sinh ra khổ có 3 thứ tai hại nhất được gọi là “Tam Độc”, đó là Tham, Sân, Si.

- Diệt Đế: Muốn thoát khổ phải diệt trừ nguồn gốc sinh ra khổ và khi đã diệt trừ được rồi thì sẽ được hưởng những cảnh giới ít khổ và không có khổ như thế nào.

- Đạo Đế: Các phương pháp tu hành để diệt khổ. “Bát Chính Đạo” chính là một trong những nội dung nằm trong Đạo Đế này. Nói cách khác “Bát Chính Đạo” chính là 8 phương pháp tu hành để diệt khổ đạt đến Niết Bàn. Có thể nói Bát Chính Đạo cũng đã thể hiện được đầy đủ các quy phạm đạo đức của Phật giáo. Bát Chính Đạo cũng được gọi là “Bát Thánh Đạo” vì đây là 8 con đường chân chính, ngay thẳng và cũng rất tuyệt vời nhằm đưa chúng sinh đến địa vị Thánh và Niết Bàn.

Cụ thể Bát Chính Đạo là như sau:

- Chính kiến: Tức là nhận biết chính xác, ngay thẳng, công minh, đúng với sự thật khách quan. Người có chính kiến thấy như thế nào thì nhận đúng như thế ấy, không lấy trắng thành đen, xấu thành tốt, dở thành hay và ngược lại. Người có chính kiến biết phân biệt thật giả và khi đã biết cái gì là giả rồi thì mắt không chăm chú vào, tâm không nghĩ tới nữa. Còn khi đã rõ được những gì là thật rồi thì hãy chuyên tâm vào sự thật ấy mà làm cho trí tuệ của mình bừng sáng.

- Chính tư duy: Tư duy là suy nghĩ, nghiệm xét; nó thuộc về ý thức. Chính tư duy là sự suy nghĩ và xem xét chân chính để có được một tư tưởng đúng với lẽ phải. Người có chính tư duy là người biết suy nghĩ, xem xét, đánh giá những hành vi nào là hành vi lỗi lầm, những ý nghĩ nào là ý nghĩ xấu xa để rồi từ đó mà thành

khẩn tự sửa mình, tìm cách tu thân để giải thoát không chỉ cho mình mà còn cho cả mọi người.

Khi nói đến chính tư duy tức là hướng tư duy đến những suy nghĩ như sau: * Phải khước từ những dục vọng trần tục, tạo lòng vị tha đối lập với tâm luyến ai, vị kỉ, bám víu vào những gì mình đang có.

* Phải tạo tâm từ ái, thiện chí hay hảo tâm đối lập với sự thù hận, ác ý, ghen ghét.

* Phải tạo tâm ôn hòa, hiền lương đối lập với sự hung bạo, tàn ác.

- Chính ngữ: Khi đã có Chính tư duy thì sẽ dẫn đến có Chính ngữ. Chính ngữ là lời nói chân chính, không nói dối, không nói lời châm chọc làm cho người này phiền giận người kia, không nói lời thô bỉ, không nói lời nhảm nhí.

- Chính nghiệp: Chính nghiệp là hành động chân chính, là hành động tạo nên thiện nghiệp. Hành động chân chính tức là không sát sinh, không trộm cắp và không tà dâm. Người không tham, không sân, không si ắt hẳn cũng không thể sát sinh, trộm cắp, tà dâm.

- Chính mệnh: Chính mệnh là sinh sống chân chính bằng nghề nghiệp lương thiện, trong sạch của mình. Người có chính mệnh là người sống một cuộc đời ngay thật, không gian tham, không làm giầu trên mồ hôi nước mắt của người khác, không làm cho người và vật phải đau khổ vì nghề nghiệp của mình. Người có chính mệnh là người cố gắng sống đời trong sạch, lánh xa 5 nghề kiếm sống có thể tạo ra những nghiệp xấu đó là: Sản xuất và buôn bán vũ khí, buôn bán nô lệ, nuôi thú vật để bán cho người khác ăn thịt, làm nghề đồ tể, bán vật thực có chất say chất nghiện và buôn bán độc dược. Người sống có chính mệnh cũng là người phải sống đúng theo chính pháp, không mê tín dị đoan và làm nghề mê tín dị đoan.

- Chính tinh tấn: Chính tinh tấn là chuyên cần, siêng năng thực hiện và thẳng tiến đến mục đích đã được định sẵn không vì một lý do gì mà lùi bước. Chính tinh tấn là chuyên cần, siêng năng làm việc chính nghĩa, lợi lạc cho mình cũng như cho người và vật. Người theo đúng Chính tinh tấn là người luôn hăng hái sửa mình, cương quyết bài trừ những điều ác, quyết tâm phát triển mọi hạnh lành.

- Chính niệm: Chính niệm là sự suy niệm chân chính, là ghi nhớ đến những điều hay lẽ phải, những điều lợi lạc cho mình cho người, những đạo lý chân chính quý trọng cao siêu.

- Chính định: Chính định là tập trung tư tưởng vào một vấn đề chính đáng đúng với chân lý, có ích lợi cho mình và cho người khác.

2) Luật Nhân Quả

Đức Phật đã khẳng định với chúng ta rằng vũ trụ và vạn vật trong vũ trụ vận hành và biến dịch không phải là ngẫu nhiên mà tuân theo một quy luật chung, đó là Luật Nhân Quả. Luật này không do một đấng toàn năng nào đặt ra mà là do quy luật của tự nhiên rất âm thầm, lặng lẽ nhưng đúng đắn và mạnh mẽ vô cùng. Với thực tế đó đức Phật đã truyền dạy cho chúng ta về Luật Nhân Quả để chúng ta hiểu một cách đúng đắn về sự vận hành và biến dịch của vũ trụ cũng như vạn vật trong vũ trụ trong đó có mỗi một chúng ta. Hiểu được vậy thì chúng ta mới có những hành động đúng đắn, có trách nhiệm, có ích lợi, đem lại hạnh phúc cho chính ta và cho mọi người.

Vấn đề rất quan trọng đầu tiên của luật Nhân Quả đó là Nghiệp. Nghiệp là sự tạo tác do tác ý mà khởi phát. Nói như vậy có nghĩa là tất cả mọi việc làm, lời nói, tư tưởng (tức là Thân, Khẩu, Ý) thường do ý muốn (tức là Tâm) làm động cơ để khởi phát. Chính ý muốn hay ý chí ấy là tác ý. Tất cả những hành động có tác ý biểu hiện bằng thân, khẩu, ý đều tạo Nghiệp hay nói cách khác đều tạo ra Nhân. Tất cả những hành động có tác ý dù cho là thiện hay bất thiệt đều tạo Nghiệp tức là tạo ra Nhân mà Nhân ấy là Nhân lành hay Nhân xấu phụ thuộc vào hành động mà chúng ta tạo ra ấy là thiện hay bất thiện.

Vấn đề quan trọng tiếp theo đó là Quả. Khi chúng ta đã rạo ra Nhân thì chắc chắn chúng ta sẽ phải nhận lấy Quả. Nghiệp và Quả đều tùy thuộc ở Tâm. Hành

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của phật giáo theravada đến đời sống chính trị, xã hội và văn hóa thái lan (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)