Sự du nhập và phát triển Phật giáo nói chung và Phật giáo Theravada nó

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của phật giáo theravada đến đời sống chính trị, xã hội và văn hóa thái lan (Trang 49 - 58)

1 .Lý do chọn đề tài

6. Bố cục của luận án

2.2. Phật giáo Theravada ở Thái Lan

2.2.1. Sự du nhập và phát triển Phật giáo nói chung và Phật giáo Theravada nó

Theravada nói riêng ở Thái Lan

Theo Ðại Niên Sử của Srilanka (Mahavamsa) ghi rằng Phật giáo được truyền từ Ấn Ðộ vào Kim Địa (Suwanaphumi) là vùng Đông Nam Á ngày nay trong đó có Thái Lan dưới thời vua Asoka, do hai đại đức Sona và Uttara vào khoảng năm 241 trước Công nguyên. Như chúng ta đã biết sau khi vua Asoka bảo trợ việc kết tập Kinh tạng lần thứ III, ngài liền phái các vị sư truyền giáo chia làm 9 đường đi về

các vùng khác nhau để hoằng pháp. Những cuộc khảo cổ học gần đây đã phát hiện nhiều di tích, di chỉ Phật giáo được truyền bá vào Thái Lan có niên đại năm 241 trước Công nguyên, tức là thời kỳ kết tập kinh điển lần thứ III. Đại Tháp Phật Thống (nay gọi là Tháp Na-khon Pa-thổm) tại tỉnh Na-khon Pa-thổm của Thái Lan là di tích thuộc thời kỳ này.

Có giả thuyết khác lại cho rằng đạo Phật du nhập Thái Lan do các thương gia và di dân Ấn Ðộ trước kia thường lui tới các bờ biển Myanma, Mã Lai, Indonesia, Thái Lan, và Campuchia. Những di dân và thương gia đầu tiên này truyền vào Thái Lan cả Phật giáo lẫn Hindu giáo. Bằng chứng là có nhiều pho tượng Vishu, Siva (Ấn giáo) và tượng Phật đã được đào thấy tại các thắng tích xưa ở Thái Lan. Tại Lop-bu-ri, Pi-mai và các nơi khác hiện còn thấy nhiều chùa thờ tượng thần Siva do những người Môn đầu tiên xây cất bằng đá thạch anh và đá ong. Tuy vậy đây cũng chỉ là những di tích hình thành từ những thế kỷ sau Công nguyên mà thôi.

Phật giáo Đại thừa đã xâm nhập vào phía Nam Thái Lan từ thế kỷ VIII dưới vương triều Srivijaya. Các tượng Phật và các công trình kiến trúc được tìm thấy trên dải đất này đều thể hiện rõ nét phong cách của Phật giáo Đại thừa Mật tông. Cũng bắt đầu từ cuối thế kỷ X, miền Trung và miền Bắc Thái Lan đã thuộc quyền thống trị của đế chế Angkor, do vậy Phật giáo Đại thừa của người Khơme cũng tỏa rộng ảnh hưởng tại đây.

Sang thế kỳ XI, Phật giáo bước vào thời kỳ phát triển tại vùng Đông Nam Á. Năm 1057, Vua Anarata của Vương triều Pagan Myanma từng yêu cầu triều đình của người Môn ở Thaton cung cấp bộ Tam tạng kinh điển Phật giáo, nhưng đã bị vua người Môn khước từ liền đem quân sang đánh Thaton, cướp bộ Tam Tạng kinh và đón một số sư tăng về Pagan. Lúc bấy giờ vương quốc Thaton của người Môn tin theo Phật giáo Theravada và Phật giáo này ngày càng phát triển. Người Môn tập trung ở lưu vực sông Me-nam Chao-phra-gia (Thái Lan ngày nay) cũng đã thành lập được nhà nước Tharavadi. Nhà nước Tharavadi của người Môn trên đất Thái Lan đã trở thành một nhà nước lớn mạnh tin theo Phật giáo Theravada và Phật giáo cũng rất phát triển. Người Môn Tharavadi đã tiếp thu nền văn hoá và nghệ thuật

Phật giáo của Ấn Độ. Những di vật khai quật cho thấy nghệ thuật ở đây rất gần gũi với phong cách Gupta của Ấn Độ. Ngoài ra người ta còn tìm thấy: pháp luân, toà Phật, phục lộc đồ, tháp cổ, ấn song túc... xung quanh khu vực chùa Phật Thống (Na-khon Pa-thổm ngày nay). Những nhà khảo cổ học nhấn mạnh rằng những cổ vật tìm thấy ở chùa Phật Thống cho thấy nghệ thuật tạo hình của triều đại Tharavadi tuy mô phỏng theo nghệ thuật Phật giáo tại Ấn Độ, tuy nhiên các nghệ nhân thời đó cũng đã sáng tạo ra phong cách mới mang tính bản địa.

Như phần trên chúng đã trình bày, sau cuộc kết tập kinh Phật do vua Asoka tổ chức vào thế kỷ III trước Công nguyên, tuân theo lệnh của vua, các vị đại sư đã lên đường hoằng dương Phật pháp. Trong số đó có người con trai của vua Asoka là vị đại sư Mahinda đã đem Phật giáo Theravada vào truyền bá tại Srilanka. Vua Srilanka Devanampiya đã tin theo đạo Phật Theravada và nhờ có sự giúp đỡ rất nhiệt thành của vua Devanampiya mà đại sư Mahinda đã cho xây dựng một ngôi chùa lớn lấy tên là Mahavihara (Đại Tự) tại kinh đô Srilanka lúc đó là Anurâdhapura. Trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sử của Srilanka Phật giáo Theravada cũng phải chịu ảnh hưởng của những thăng trầm ấy và tồn tại dài lâu trên hòn đảo Srilanka tới tận thế kỷ XI mới bị suy tàn do địch họa. Nhưng các vị sư Srilanka cũng đã kịp tổ chức ghi chép kinh điển bằng tiếng Pali để có được bộ Tam Tạng kinh điển Phật giáo rất quý giá của Phật giáo Srilanka và cả Phật giáo vùng Đông Nam Á sau này. Nhưng đến năm 1155 Phật giáo Theravada được chấn hưng và phát triển mạnh trở lại tại Srilanka. Thời kỳ này Phật giáo Theravada Srilanka đã nhanh chóng lan tỏa ảnh hưởng của mình tới vương triều Pagan của Myanma. Không ít các vị sư ở Pagan đã lên đường sang Srilanka du học và thụ giới tỳ-khiêu, rồi trở về đất nước truyền bá Phật giáo Theravada Srilanka. Từ đó Phật giáo Theravada nơi đây đã nhanh chóng lan tỏa ảnh hưởng tới miền Trung và miền Bắc Thái Lan.

Thời kỳ này tộc người Thái chưa có mặt trên đất Thái Lan. Theo các nhà sử học Thái Lan thì trước khi người Thái có mặt trên đất Thái Lan thì tộc người Thái đã có một lịch sử phát triển rất dài lâu trên toàn bộ vùng lưu vực sông Hoàng Hà và

sông Dương Tử với những nhà nước Thái độc lập rất thịnh vượng và lớn mạnh. Sau này khi người Trung Quốc xây dựng được các nhà nước riêng đầu tiên của mình thì mới bắt đầu có những cuộc đụng độ tranh giành đất đai giữa người Thái với người Trung Quốc. Người Thái bị người Trung Quốc đẩy dần về phương Nam và đến thể kỷ VII thì đọng lại ở vùng cực Nam của Trung Quốc ngày nay và thành lập vương quốc Nam Chiếu. Người Trung Quốc đã nhiều lần đánh chiếm vương quốc Nam Chiếu nhưng đều bị thất bại. Dùng vũ lực không được người Trung Quốc đã chuyển sang sử dụng mối quan hệ thông gia với Nam Chiếu mới thu phục và Hán hóa được Nam Chiếu. Vào thế kỷ X- XI, Người Thái ở Nam Chiếu đã rời bỏ quê hương của mình tiếp tục ồ ạt kéo xuống phía Nam chia ra thành nhiều nhánh xâm nhập vào vùng Đông Nam Á lục địa. Một nhánh tộc người Thái đã định cư tại Chiêng Xẻn là vùng cực Bắc của Thái Lan ngày nay và sau đó thành lập được tiểu vương quốc Lán Na. Những người Thái này khi sống trên đất Nam Chiếu đã biết đến Phật giáo Đại Thừa nên đã đem theo Phật giáo Đại Thừa vào Lán Na. [13]

Như vậy, từ thế kỷ X, trên đất Thái Lan có Phật giáo Đại thừa phương Nam vốn đã hình thành từ lâu và sau đó cộng thêm Phật giáo Đại thừa phương Bắc do người Thái từ Nam Chiếu mang đến. Mặt khác Phật giáo Theravada Pagan lúc này cũng đã xâm nhập vào Bắc Thái Lan qua Myanma và sau đó lại có thêm Phật giáo Theravada Srilanka xâm nhập vào miền Nam Thái Lan cũng qua con đường Myanma. Các tông phái tôn giáo này cùng tồn tại trên đất Thái Lan trong thời kỳ chưa hình thành các nhà nước Thái đầu tiên.

Tại Srilanka vào nửa sau thế kỷ XII, đúng vào thời điểm tiểu vương quốc Lán Na của người Thái được hình thành đã có một cuộc kết tập kinh Phật lớn được tổ chức và Phật giáo Theravada được hồi sinh và phát triển trở lại ở đất nước này. Phật giáo Theravada của Srilanka đã có ảnh hưởng lớn và sau đó lan truyền ra toàn vùng Đông Nam Á, đặc biệt là Myanma và Thái Lan. Sự cải cách Phật giáo và sự thắng thế của phái Theravada Srilanka đã là cơ sở cho việc hình thành một hệ thống thực hành đạo đức tôn giáo của tiểu vương quốc Thái đầu tiên. Sau này khi Người

Thái thành lập được nhà nước Thái đầu tiên của mình là nhà nước Xụ-khổ-thay vào thế kỷ XIII thì người Thái đã lựa chọn và tin theo Phật giáo Theravada Srilanka.

Phật giáo chỉ thực sự đặt lại nền móng, phát triển và ảnh hưởng sâu rộng vào xã hội Thái Lan từ triều đại Xụ-khổ-thay (1237-1456). Ngay từ thời kỳ đầu dựng nước, vua Ram Khăm Hẻng đã cho truyền bá Phật giáo Theravada Srilanka và xây dựng rất nhiều công trình kiến trúc Phật giáo, ông mở mang bờ cõi, và Thái Lan trở thành quốc gia hùng mạnh vùng lưu vực sông Mékong. Nhà vua trong việc củng cố văn hoá nước nhà, cũng tích cực phát huy Phật giáo. Văn hoá và Phật giáo Ấn Độ và Srilanka cũng được du nhập vào Thái Lan kể từ đó. Nhiều nhà tu hành vùng Lục Khôn đã sang du học ở Srilanka để trở về nước tổ chức tăng đoàn Phật giáo. Nhà vua cũng cho cung thỉnh các cao tăng từ Srilanka đến kinh đô Xụ-khổ-thay để thuyết giảng. Nhà vua cho kiến tạo nhiều chùa chiền. Ngôi chùa lớn nhất là Aranik ở phía tây thành Xụ-khổ-thay là trung tâm Phật giáo quan trọng nhất trong thời kỳ này. Tăng đoàn Phật giáo Srilanka truyền bá Tam Tạng Kinh điển bằng tiếng Pali, đồng thời cũng tiến hành chú giải những kinh văn trọng yếu. Bia ký ghi lại rằng dưới triều Xụ-khổ-thay, tín đồ trì giới nghiêm minh, cúng dường quy củ. Nhà vua, triều đình, quan lại và dân chúng đều theo đạo Phật. Việc trì giới, dịch kinh, tổ chức giới đàn trọng thể. Như thế, Phật giáo Theravada bành trướng mạnh mẽ dưới triều Xụ-khổ-thay. Bia ký Ram Khăm Hẻng có đoạn viết: “Đức vua Ram Khăm Hẻng, vị chúa tể xứ Xụ-khổ-thay này, cùng các hoàng thân, công chúa, quý tộc, tướng lĩnh, đàn ông cũng như đàn bà chẳng trừ một ai, không phân biệt ngôi thứ đều thờ Phật và đi nghe thuyết pháp vào mùa kết hạ” [17, tr. 63].

Sau thời Ram-khăm-hẻng, các vua đã ra sức củng cố và phát triển Phật giáo. Thời kỳ con của Ram-khăm-hẻng là Lê Thay lên ngôi vua (1318-1347) thì Xụ-khổ- thay đã có mối quan hệ rất chặt chẽ với Srilanka - vốn là một trong những trung tâm Phật giáo lớn nhất. Vua Lê Thay đã thể hiện sự mộ đạo của mình bằng những hoạt động rất tích cực, nhờ vậy vị vua này được phong là “Dharma Raja” (người uyên thâm về Pháp như một vị Bồ tát). Đến đời vua Li Thay thì các hoạt động Phật giáo càng mạnh mẽ hơn. Li Thay là ông vua rất sùng đạo Phật. Khi nói đến Li Thay

thì trước hết phải coi ông là một vị sư, sư và vua là một. Nhà vua không những là một nhà chính trị tài ba, mà còn là một học giả vĩ đại. Ông tinh thông Phật học, triết học, địa lý, thiên văn. Nhiều sử liệu đã cho rằng chính vua Li Thay đã viết bộ sách khổng lồ về vũ trụ quan, về luân lý đạo đức của Phật giáo Thái Lan. Đó là bộ Tray Phum (Tam Thế Giới). Bộ sách của ông là sự khẳng định địa vị của đạo Phật đối với nhân dân Thái cũng như trí tuệ, đạo đức của vua Li Thay. Bộ “Tam Thế Giới” đã trở thành tác phẩm triết học và văn học quan trọng cổ điển bằng tiếng Thái.

Năm 1362, nhà vua xuất gia ở chùa Ana Bavannarama trong một thời gian hạn định. Đây là vị vua đầu tiên trong lịch sử Thái Lan xuất gia quy Phật. Điều này làm khuôn mẫu cho nhân dân Thái, tác động đến các thế hệ con trai Thái sau này, trong đời ít nhất phải một giai đoạn xuất gia, tiếp thu rèn luyện đạo đức Phật giáo.

Khi vua Li Thay trị vì, nhà vua đã cho kiến tạo nhiều pho tượng Phật lớn rất nổi tiếng. Đáng kể nhất là tượng Phật bằng đồng Thanh La Rạc (Buddhajinanarai) ở chùa Đại Xá Lợi (Wat Phrarinat Namabadhatu) và pho tượng Phật bằng đồng khác tại chùa Thiện Kiến (Wat Sadassana) tại Băng cốc. Cả hai còn được bảo lưu cho đến nay dù trải qua bao nhiêu cuộc biến động. Trong giai đoạn này, người Thái đã biết dùng chữ viết khá giản tiện, việc truyền bá kinh sách cũng được phổ cập hơn. Để truyền bá Phật giáo, nhà vua đã cung thỉnh tăng đoàn từ Srilanka sang để hoằng dương Phật Pháp; số người quy y ngày càng đông. Tổ chức Phật giáo Thái Lan cũng được thành lập và có giáo quy vững chắc.

Sách "Tăng Già Sử" của Thái Lan có chép: "Tăng tước của Thái Lan thời vua Li Thay có tăng vương, tăng già tôn trưởng, đại trưởng lão, thượng tọa". Tăng vương là tăng chức cao nhất trong cả nước. Tăng già là tăng chức từng vùng. Đại trưởng lão và thượng tọa là những vị sư đạo cao đức trọng, có tuổi lạp cao, theo giới luật của nhà vua quy định.

“Như vậy là từ khi nhà nước Thái đầu tiên được hình thành cho tới hết triều vua Li Thay vẻn vẹn trong gần một thế kỷ mà các học thuyết Phật giáo Theravada cùng với văn hóa tôn giáo của thời kỳ Xụ-khổ-thay đã phát triển và ngự trị trên toàn cõi Thái Lan” [17, tr. 64].

Bắt đầu từ thế kỷ XIV là thời kỳ A-giut-tha-gia. Lúc này trung tâm văn hóa xã hội đã chuyển xuống phía Nam. Đây là vùng vốn chịu ảnh hưởng của Khơme, vì vậy bên cạnh việc thờ Phật, các vua Thái đã thờ các thần vua vốn là thứ tôn giáo của người Khơme. Các đạo sĩ Bà la môn rất được trọng dụng và vì nể. Các nhà vua thời kỳ này dường như ít quan tâm tới đạo Phật hơn các vua thời kỳ Xụ-khổ-thay. Tuy vậy Phật giáo Theravada vẫn giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tôn giáo của vương triều A-giút-tha-gia. Các vua Thái vẫn chú tâm tới việc củng cố và phát triển đạo Phật. Đặc biệt dưới triều vua Brom Tray-lo-ca-nát. Ông là người nối lại mối quan hệ truyền thống giữa triều đình và Phật giáo. Sau khi nhường ngôi cho con, nhà vua đã cúng dàng đất đai và cung điện của mình cho Tăng đoàn rồi đi tu. Ông đứng đầu một nhóm các nhà sư tài giỏi thảo ra cuốn sách chiếm vị trí đặc biệt trong đạo Phật là cuốn Ma-hả Xạt.

Sau khi A-giút-tha-gia bị quân xâm lược Myanma tàn phá, và cuối cùng nhờ có sự thu hồi toàn bộ đất nước trong tay quân Myanma, đất nước Thái Lan bước sang một thời kỳ mới dưới vương triều Thôn-bụ-ri. Tuy nhiên vương triều này chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn để rồi hình thành nên một vương triều mới là Rắt-ta- na-kô-xỉn. Vị vua đầu tiên của vương triều Rắt-ta-na-kô-xỉn là Chặc-kri (Rama I), vốn là bộ tướng đã bình định những quân phiến loạn trong triều, rời kinh đô từ Thôn-bụ-ri đến Bang-kok. Dưới triều vua Chặckri một loạt những công trình Phật giáo được xây dựng. Những chùa chiền có những pho tượng Phật bị phá hủy trước đây cũng được kiến tạo và điêu khắc lại. Năm 1784 nhà vua cho xây dựng chùa Phật Ngọc mà người Thái gọi là Wat Phra Keo để đặt bức tượng Phật mà ông đã mang từ Viêng Chăn về. Đây là ngôi chùa tiêu biểu và đẹp nhất Thái Lan. Vua Chặc-kri rất quan tâm tới giới tăng lữ uyên thâm về Phật giáo của vương quốc. Ông đã thăng cấp cao cho họ và cúng dàng họ rất nhiều lễ vật. Ông ra lệnh tu sửa lại rất nhiều chùa chiền và cho xây dựng một ngôi chùa lớn nữa ngay tại Băng cốc là chùa Xụ-thắt. Năm 1788, Hội nghị Trưởng lão Phật giáo được triệu tập tại thủ đô Bang- kok để chỉnh lý lại Tam tạng Kinh Điển lên đến 354 bộ kinh chính. Tất cả đều được ấn hành để cho đưa về các trung tâm Phật giáo nghiên cứu giảng dạy.

Vua Rama I đã sử dụng quyền lực của quốc vương, ra sức cải cách và củng cố lại tăng đoàn. Năm 1805, nhà vua ban bố sắc lệnh nhấn mạnh đến vai trò của quốc vương là giữ gìn Tăng đoàn nghiêm minh, trong sạch. Những người tu hành phạm giới sẽ bị đưa ra Hội Đồng Giám Tu nghị tội và có thể bị đuổi khỏi Tăng Đoàn để hoàn tục.

Trong thời kỳ này, có những trước tác Phật học rất quan trọng: Bộ "Tam Giới

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của phật giáo theravada đến đời sống chính trị, xã hội và văn hóa thái lan (Trang 49 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)