Một vài đặc điểm cơ bản của văn xuôi về đồng tín hở Việt Nam sau 1986

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) diện mạo mảng văn xuôi viết về đề tài đồng tính ở việt nam từ đầu thế kỷ XX đến nay (Trang 81)

2.2 .Cảm quan đồng tính hay đồng tính trong văn xuôi dƣới khía cạnh tâm lý

3.2. Văn xuôi đề tài đồng tính từ sau Đổi mới đến nay: đặc điểm nổi bật và

3.2.1. Một vài đặc điểm cơ bản của văn xuôi về đồng tín hở Việt Nam sau 1986

3.2.1.1. Công khai tự thúlà tiếng nói chủ yếu và quan trọng nhất của dòng văn học đồng tính giai đoạn này

Năm 1992, nhà văn người Đức Michael Sollorz công khai trên văn đàn với tư cách là một nhà văn đồng tính luyến ái. Sự việc này đã làm cho nhiều người viết văn tại Đông Đức và Tây Đức phải đặt ra suy nghĩ về việc sử dụng khuynh hướng tình dục của chính bản thân mình như một kiểu kinh nghiệm vào trong sáng tác - vấn đề thường gây tranh cãi cũng như chưa thành tiền lệ tại quốc gia trong hàng ngũ tiên phong về cách mạng giải phóng tình dục. Tự thú của M.Sollorz dưới con mắt của cộng đồng nhưng lại là tự do trong quan niệm của chính tác giả: tự do nói về những điều mà bản thân mình biết rõ nhất. Điều này có vẻ đúng khi chúng ta nhìn nhận về một số tác phẩm văn xuôi đồng tính ở Việt Nam dưới dạng tự truyện như

Bóng (Nguyễn Văn Dũng do Đoan Trang, Hoàng Nguyên chấp bút), Không lạc loài

(Phạm Thành Trung do Lê Anh Hoài chấp bút) hay Đời callboy, Chuyển giới

(Nguyễn Ngọc Thạch), Tôi là gay (Angry Chuột), Trái tim sư tử (Nguyễn Thanh Tâm do Nguyễn Ngọc Thạch chuyển ngữ), Tôi vẽ chân dung tôi (Hương Giang Idol), Lột xác (Lâm Khánh Chi)...Đọc những tác phẩm này, dễ có cảm nhận, được nói hay tự thú là nội dung quan trọng nhất trong mục đích kể của các tác giả.

Được nhiều nhà nghiên cứu công nhận là tác phẩm mở đầu cho thể loại tự thuật thú nhận công khai về giới tính trong văn học Việt Nam đương đại, Bóng- tự truyện của Nguyễn Văn Dũng (sáng lập viên Thông xanh - một nhóm MSM nổi tiếng trong giới đồng tính ở Hà Nội) - trong bối cảnh xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI đã thực sự có những ảnh hưởng tích cực nhất định đến cách nhìn nhận của đại chúng về bộ phận thiểu số đồng loại khác biệt, không những thế còn khuyến khích những tự thuật thú nhận khác về sau. Được viết dựa trên lời kể “có

80% là sự thật, 20% còn lại là sự thật được viết theo cách nhẹ nhàng hơn để giảm đi phần khốc liệt” [63, 6], tự truyện của Nguyễn Văn Dũng phần nào đã thỏa mãn tính hiếu sự của dư luận về một thế giới từ lâu còn là bí ẩn. Câu chuyện đời của Dũng từ lúc phát hiện ra mình mang một tâm hồn đàn bà trong hình hài đàn ông đến khi bình thản chấp nhận số phận của một chàng bóng là một chuỗi ngày “điên rồ” vừa mê mải hụp lặn trong những mối tình trai vừa cay đắng cảm nhận sự cô độc bủa vây đến mãn kiếp. Mang mặc cảm đồng cô từ thời ấu thơ, Dũng là một ca rất điển hình của những người đồng tính tự nhận mình thuộc phe bóng kín (có khuynh hướng thích đàn ông nhưng không lộ ra bằng vẻ bên ngoài). Cho đến khi tổng kết lại quãng thời thanh xuân đã đi qua của mình, Dũng thú nhận không nhớ nổi có bao nhiêu người tình: người tình một đêm, người tình lâu dài, tình gần, tình xa, tình cho không, biếu không, tình từ những âm mưu toan tính…Nhưng bấy nhiêu cùng không xóa nổi cảm giác trống rỗng, đau khổ và cay đắng như một thứ gông cùm vĩnh cửu khi những mối tình bỏ Dũng đi “như những con sông, dần cuốn hết phù sa theo dòng chảy” [62, 198]. Suốt đời giằng xé trong yêu đương, ghen tuông, thù hận, tuyệt vọng, cái còn lại chỉ là sự trống trải đến cùng kiệt mà bất cứ người đồng tính nào rồi cũng phải đối mặt: không con cái, không sức khỏe, không tuổi xuân, không hy vọng. Bóng tối thảm đạm sẽ phủ lên những bóng hình lủi thủi cô đơn “đếm từng ngày trời bắt sống” là viễn cảnh gần mang đậm mặc cảm trong tự thuật Bóng.

Quá trình tự ý thức về giới tính của nhân vật không chỉ cho thấy suy nghĩ của chính người trong cuộc (phần lớn vẫn bị quy chiếu bởi quan điểm của số đông dị giới) về cái gọi là “nam tính” mà còn thấy cả thái độ khước từ thân phận đồng tính. Từ góc nhìn của một kẻ chịu nhiều thiệt thòi chiếu theo những chuẩn mực nam tính mà xã hội đã ước định, Dũng vừa khao khát lại vừa bất bình. Tại sao đàn ông cứ có nghĩa là ràng buộc bởi những yêu cầu: thuở bé phải chơi những trò chơi của bọn con trai, lớn lên phải giơ vai đảm nhiệm những công việc nặng nhọc, phải có nghĩa vụ kết hôn và sinh con cái nối dõi, phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và nhất là phải chinh phục được đàn bà. Bảng phân vai bất thành văn ấy khiến nhân vật cứ chênh chao trong hành trình tự vấn, đi tìm bản ngã đích thực của mình, trong cả nỗ lực khó

khăn để cố làm tròn vai xã hội của một người đàn ông lành lặn. Rất nhiều lần trong câu chuyện, Dũng trải lòng: “Đồng tính hoàn toàn không phải là sự lựa chọn đối với mỗi chúng tôi, không ai trong giới chúng tôi muốn như vậy” [63, 18], “tại sao tôi lại sinh ra chỉ yêu đàn ông? Than ôi, giá như tôi được là người bình thường, cho dù có là một gã trai xấu xí thô kệch thì cuộc đời tôi đã bình an hơn biết bao nhiêu!” [63,79]…Đồng tính, vì thế bị xem là “căn nghiệp”, là bi kịch, là bị giời đày. Bản thân Dũng và những người bạn đồng tính luôn muốn chối bỏ thân phận, tuyệt đối không có ai cảm thấy tự hào về tình trạng đồng tính của mình. Điểm nhìn của người tường thuật ngay từ những trang đầu tiên đã là điểm nhìn của kẻ tội đồ, của nạn nhân. Hành trình ra ánh sáng của Dũng chính vì thế là hành trình của một kẻ chịu nạn thống khổ học cách bình thản chấp nhận: chấp nhận sự khinh bỉ và ghê sợ của người đời, và nhất là chấp nhận sự cô độc: “Tôi đã xác định rõ ràng mình sẽ cô đơn, số kiếp của một người đồng tính là thế(…) Tôi sẽ can đảm sống những ngày tháng tuổi già trong ngôi nhà cổ hai tầng ở ngõ Hàng Bè này. Sẽ chấp nhận “lấy cháu làm con”, lấy công việc xã hội làm nguồn vui. Chẳng thể nào khác được” [63,311].

Một bản tự thú nhiều mặc cảm là dư âm để lại của Bóng (bản thân tiêu đề này cũng đã phần nào nói lên điều đó). Có lẽ bởi Bóng là tự truyện đầu tiên của người trong giới LGBT công khai thân phận trước cộng đồng. Về sau, những tự sự đồng tính ít còn thấy giọng này. Sau Bóng, những tự thuật mang nội dung thú nhận như Không lạc loài của Phạm Thành Trung, Đời callboy của Nguyễn Ngọc Thạch đã bớt đi sự thở than, giằng xé.

Câu chuyện của Dũng, của Trung, dù sao về phần cuối vẫn khiến người xem cảm thấy thanh thản vì sự “có hậu” của nó: Dũng có Dương, Trung được yêu thương bởi Kid, và quan trọng hơn, họ tìm được niềm vui và ý nghĩa cuộc sống trong công việc để thấy rằng, ở phía này, họ vẫn là một công dân có ích cho đời. Nó khác với nỗi tủi nhục của một kẻ bất toàn vì kế sinh nhai đã phải bán mình cho quỷ, để rồi cứ trượt mãi vào trong vực thẳm của dục vọng như trường hợp của Quân trong Đời callboy. Khốc liệt và ám ảnh là những gì người đọc cảm nhận được về

câu chuyện đời của những chàng trai trẻ bị người đời khinh bỉ gọi là điếmtrai - vùng tối tăm nhất mà ngay cả những người trong cuộc cũng e ngại nói ra (cả Dũng và Trung đều tránh đề cập đến vấn đề này trong bản tự thuật của mình). Như lời tác giả trần tình ở phần đầu truyện: “Khi viết lại câu chuyện này, đã có những lúc tôi buộc phải dừng lại, ngồi lặng im và chờ cho cơn đau trong lòng mình dịu xuống. Như một người đào mộ ký ức, tôi không dám mạnh tay cắm xẻng sâu hơn, vì sợ rồi sẽ khơi quật cả những miền đau” [102, 6].

Một kết thúc buồn cho những con người đã lựa chọn sống phần đời trong bóng tối, không đủ nghị lực để thoát khỏi những cám dỗ của đời sống vật chất và nhục dục, chấp nhận làm thân phận nạn nhân - dường như tác giả của Đời callboy

muốn đưa ra lời cảnh báo tới những bạn bè trong giới của mình: hãy kiên định và lương thiện, kể cả khi ta đang sống dưới hạ tầng đạo đức của xã hội và chịu sự ghẻ lạnh từ chính đồng loại của mình.

Trong câu chuyện của mình, Dũng và Quân có nhắc đến một vài người bạn đặc biệt thuộc giới bóng lộ - những người đàn ông thích ăn mặc như phụ nữ, độn ngực, bơm mông, trang điểm son phấn lòe loẹt. Và cái mà họ nhận được là sự khinh bỉ, ghê tởm không thèm che giấu của người đời. Tự thuật của Trần Minh Ngọc – nhân vật chính trong tự truyện Chuyển giới lại cung cấp một góc nhìn khác về những người đàn ông với khát khao làm đàn bà. Mỗi cuộc đời là một bi kịch, nhưng dường như đều gặp nhau ở hành trình đầy bất trắc: hát sô đám ma, cam tâm làm trò mua vui cho người, tiêm hormone nữ bất chấp hậu quả và cuối cùng là chấp nhận đặt cược đời mình vào canh bạc rủi may để được lột xác ở thiên đường Pattaya. Cũng như Dũng trong Bóng, Ngọc, Dung ý thức rất rõ về tình cảnh họ bị mắc vào: “Con người ai cũng có ước mơ, làm đàn ông, ước mơ được lấy vợ, có con, lập gia đình rồi chăm lo cho gia đình của mình…đó là cái “ước mơ đàn ông” đáng trân trọng, chứ làm đàn ông mà lại mơ ước để thành đàn bà…đó là cái “ước mơ đàn ông” đáng khinh bỉ…” [104, 214]. Bản tự thuật của họ, do đó là quá trình tự nhận

thức về vị trí của nhóm người thiểu số bên lề, về nỗ lực kháng cự lại tình trạng bị tước đoạt thân phận và giá trị làm người.

Có một thực tế là việc nhìn nhận cuộc đời của người đồng tính trong những góc khuất, những buồn thảm, bi lụy dường như đã trở thành mặc định trong nhiều năm ở Việt Nam, khiến cho không chỉ độc giả mà cả người sáng tác cũng bị chi phối nặng nề. Giữa tình hình ấy, tự truyện của một người nữ, một lesbian mang tên

Trái tim sư tử đã rót một tiếng nói khác lạ, khiến cho không chỉ cộng đồng dị tính phải tiếp tục suy nghĩ mà còn làm thay đổi những quan niệm mang nhãn quan nạn nhân của chính người đồng tính.

Như tên gọi của nó, Trái tim sư tử là một tự truyện mang âm hưởng mạnh mẽ xuyên suốt từ đầu tới cuối. Thanh Tâm - cô gái bé nhỏ sinh năm 1987 bằng câu chuyện vượt khó của mình đã trở thành người đồng tính Việt Nam đầu tiên cất lên tiếng nói kiêu hãnh về sự “bất bình thường” giới tính, người đồng tính nữ đầu tiên xác lập quyền cũng như quyết tâm sống là mình giữa một cộng đồng thiểu số còn nhiều mặc cảm. Hành trình khẳng định cái tôi của Tâm song song với những chông gai mà cô gặp, về cơ bản cũng giống như Dũng, Trung, Quân, nhưng sự khác biệt lớn nhất là, ở Tâm, không có chỗ cho bi lụy.

Giống như những chàng gay của Bóng, Không lạc loài, Đời callboy, Tâm phát hiện ra mình bất toàn từ rất sớm. Bất bình trước việc bị ép “hành xử như con gái” và lờ mờ cảm nhận về những rắc rối khi có tình cảm bất thường với một cô giáo trẻ trong trường năm mười bốn tuổi khiến Tâm luôn cảm thấy mình lạc loài. Cảm giác mỏi mệt, hoang mang “thực sự không thuộc về thế giới này, không thuộc về bất kỳ ai” [100, 56] cùng với câu hỏi “Tôi là ai?” theo cô đến tận trời Tây, có lúc đã thúc đẩy cô tìm đến những giải pháp tiêu cực để nhanh chóng kết thúc quãng đời vất vưởng chờ đời qua ngày và chờ ngày qua đời của mình. Nhưng đúng giây phút đối diện với cái chết, lời dạy của ông thầy giáo đáng kính ở ngôi trường đại học danh giá nhất châu Á nơi cô đang du học đã kéo cô trở lại, để biết rằng từ đây, cô phải tự tạo ra cơ hội cho chính mình, khi cuộc đời ích kỷ không dành cho cô dù chỉ một cơ hội nhỏ. Nghị lực của một cô gái nhỏ bé cao 1m53, nặng 47 kg đã được đền

đáp xứng đáng, khi ở ngưỡng tuổi ba mươi, cô sở hữu những thành tích vô cùng đáng nể. Những hoài bão vẫn ấp ủ ngày trước được “chạm tay vào mùa đông đầy tuyết ở Scandinavia, ngồi thuyền đi ngang cầu Lon don, nhìn thấy bờ Đông nơi Hiến pháp Mỹ đã được soạn thảo”[100, 87] đã trở thành hiện thực sau muôn vàn gian nan, khó nhọc. Hơn thế, cô còn hoàn thành lời hứa Stockhom về một ngày sẽ cho tung bay lá cờ cầu vồng sáu sắc trên những đường phố Hà Nội, Sài Gòn trong một tinh thần Việt Pride đúng nghĩa. Quyết định “come out”, hòa mình vào dòng người đủ sắc tộc, màu da, giới tính trong lễ hội tôn vinh sự đa dạng giới cho Tâm cảm giác nhẹ nhõm và niềm tự hào mà cô chưa từng được cảm nhận, để cô thêm một lần nữa tự nhủ với bản thân mình rằng: “Mặc kệ những người còn kỳ thị. Nếu họ cho rằng bạn không bình thường, đừng sống một đời tầm thường như họ muốn. Hãy phi thường theo cách của riêng bạn” [100, 175].

Trái tim sư tử vì thế không chỉ đơn giản là một bản tự thuật đồng tính như nhiều bản tự thuật đã có, nó còn vượt xa hơn thế. Nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Thạch - người chuyển ngữ cho cuốn sách, nhận định: "Đó là một cuốn sách đặc biệt. Sự đặc biệt của nó không chỉ nằm ở phần nội dung, mà còn ở khả năng truyền lửa tuyệt vời của nó đến những người trẻ muốn được đi trên chính con đường mình lựa chọn".

Trái tim sư tử đã làm thay đổi hoàn toàn cách suy nghĩ cũ kỹ của người đọc về các tự thuật thú nhận giới tính: đồng tính không có nghĩa là đau khổ, bi lụy, thú nhận không phải lúc nào cũng đi kèm với một sự bất toàn cần bao biện.

Thuộc về cộng đồng đồng tính, nhưng khác với gayles, những người chuyển giới (transgender) như Hương Giang Idol, Lâm Khánh Chi phải đối diện với bất hạnh, nỗi đau và định kiến gấp hai lần khi dám bướng bỉnh cãi lời bà Mụ để toàn quyền làm chủ cuộc đời mình. Tự truyện mang dáng dấp hồi ký của người trẻ mang thân phận dị biệt như họ - vốn không là tiền lệ nhưng đã chạm đến trái tim của nhiều người Việt bởi thực tế sắc lạnh của nó. Vượt qua những ngày tháng mệt mỏi cùng nỗi mơ hồ về cơ thể, qua mặc cảm về hình hài, qua niềm sợ hãi và những đớn đau tột cùng để “lột xác”, họ đã bình thản ngẩng cao đầu trước dư luận, tự hào phô diễn diện mạo mới, chấp nhận mọi tiếng khen chê. Tâm sự của Hương Giang

trên trang cá nhân về cuốn tự truyện (mà cô gọi là hồi ức về hai mươi năm đã đi qua với hai cuộc đời khác nhau) có thể xem như một tuyên bố đầy kiêu hãnh của người chuyển giới không đành lòng cam chịu sự bất toàn do số phận mang đến: “Nếu bạn nhìn trang bìa thấy nó ĐẸP, thì đó chính là tôi, nếu bạn thấy nó vẫn GỢN GỢN THÔ THÔ, thì đó cũng chính là tôi. Tôi bây giờ và sau này vẫn vậy, là để người ta nhìn theo cách họ muốn. Điều đó không quan trọng, vì đây là hồi ức của tôi…”

Tự thú - bản chất của cụm từ này ngay từ ban đầu đã tỏ ra thích hợp với thể loại tự truyện - một thể văn trao quyền người phát ngôn nói thật, kể thật về cuộc đời và số phận của mình cho dù có thể bị lên án, kết tội. Bản chất của tự thú thực ra là để cho cá nhân có cơ hội sống với chính cuộc đời của mình, tự mình gánh trách nhiệm, và thoát khỏi những dằn vặt, nghi ngờ từ lâu đeo bám như một nghiệp kiếp. Có thể nói, Dũng, Trung, Tâm, gần đây nhất là Hương Giang Idol, Lâm Khánh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) diện mạo mảng văn xuôi viết về đề tài đồng tính ở việt nam từ đầu thế kỷ XX đến nay (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)