2.2 .Cảm quan đồng tính hay đồng tính trong văn xuôi dƣới khía cạnh tâm lý
4.2.2. Văn xuôi đồng tính trong quan hệ với các hoạt động văn hóa liên quan
Người ta thường nói về mối quan hệ mang tính ký sinh và tương hỗ giữa văn học và truyền thông (bao gồm báo chí, truyền hình, điện ảnh…) như một xu thế tất yếu trong thời đại số hóa. Với tư cách đều là những ngành/loại hình nghệ thuật, cả văn học và những hoạt động văn hóa mang bản sắc hiện đại này đều có thế mạnh của riêng mình cũng như cơ hội bình đẳng như nhau trong việc phản ánh muôn mặt bức tranh đời sống. Văn học với bề dày truyền thống khởi thủy từ khi loài người chưa có chữ viết nghiễm nhiên trở thành cái kho vô tận cho các ngành nghệ thuật khác tìm kiếm chất liệu để nhào nặn, sáng tạo hình hài. Sử dụng ngôn từ làm vật liệu, văn học có khả năng tái dựng tất cả các ngành nghệ thuật kia, vì đơn giản, ngôn từ vừa là âm thanh, vừa là hình ảnh, vừa là khái niệm. Ngược lại, các loại hình nghệ thuật tiếp thu từ văn học yếu tố lớn nhất là ý tưởng (được biểu hiện đa dạng bằng cốt truyện, chi tiết, sự kiện, nghệ thuật kể chuyện, hệ thống ngôn từ…) để xây dựng diện mạo và bản sắc dưới sự hỗ trợ đắc lực của khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Đến lượt mình, những nghệ thuật này làm sinh động hóa, thực tế hóa tác phẩm văn học, giúp cho văn học mở rộng không gian truyền tải và tiếp cận công chúng.
Văn xuôi đồng tính - bất chấp sự chưa ngã ngũ trong những ý kiến tán đồng và phản đối - vẫn tồn tại như một thành phần của sinh thể văn học Việt. Thực sự hiện hữu như một trào lưu sáng tác vào đúng thời điểm đời sống xã hội và văn học nước nhà đang bước vào guồng máy vận hành khổng lồ của kỷ nguyên công nghệ, bộ phận văn học này nhanh chóng gia nhập vào nền văn học thị trường, văn học đại
chúng, chấp nhận sự chi phối của nền kinh tế thị trường và tác động của truyền thông. Cũng từ đây, mối quan hệ giữa văn xuôi đồng tính với các loại hình truyền thông chính thức được thiết lập trên tương quan nhiều chiều mà càng ngày, mảng văn học này càng chứng tỏ nó không thể tồn tại như một thực thể biệt lập.
4.2.2.1. Những mối riêng chung với đề tài đồng tính
Khác với nhiều quốc gia trên thế giới ở cả phương Đông và phương Tây vốn có một truyền thống văn hóa tình dục và tình dục đồng tính sâu đậm - tiền đề thuận lợi cho sự gia cố mối quan hệ giữa văn học đồng tính và truyền thông, Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại (những năm cuối của thập kỷ thứ hai thế kỷ XXI) còn nhiều bất cập khi bàn đến vấn đề này. Nhật Bản, Trung Quốc, Pháp, Hoa Kỳ - những cường quốc lớn mạnh vào bậc nhất với những quan niệm văn hóa khác biệt nhưng đều khá phóng khoáng trong việc nhìn nhận hiện tượng đồng tính ngay từ trong quá khứ, đã kiêu hãnh phô bày cho thế giới kết quả của mối lương duyên giữa truyền thống sáng tác văn học liên quan đến đồng tính với các thực hành văn hóa đại chúng gần gũi. Chỉ tính trong lĩnh vực nghệ thuật thứ bảy, các quốc gia này đã thu phục hoàn toàn công chúng cả dị tính lẫn đồng tính trên phạm vi toàn cầu bởi những ấn phẩm điện ảnh kinh điển chuyển thể từ tác phẩm văn học vượt qua sự bình chọn khắt khe của giới phê bình để giành những giải thưởng danh giá như Bá Vương biệt Cơ (Farewell my Concubine - đạo diễn Trần Khải Ca, giải Cành cọ vàng liên hoan phim Cannes năm 1993),Xuân quang xạ tiết (Happy together - đạo diễn Vương Gia Vệ, giải Cannes 1997), Lam Vũ (Lan Yu - đạo diễn Quan Cẩm Bằng, Giải liên hoan phim Cannes 2001), Chuyện tình núi Mã Yên (Brokeback mountain - đạo diễn Lý An, Giải Oscar 2005), Màu xanh là một màu nóng (Blue is the warmest colour - đạo diễn Abdellatif Kechiche , giải cành cọ Vàng Cannes 2013), Cô gái Đan Mạch (The Danish Girl – đạo diễn Tom Hooper, Giải Oscar 2015), Gọi em bằng tên anh (Call me by your name - đạo diễn Luca Guadagnino, Giải Oscar 2017), …
Tại Việt Nam, vì mảng văn xuôi về đồng tính mới thực sự khởi phát chưa được bao lâu cho nên mối quan hệ theo kiểu cộng sinh kể trên hiện thời chỉ đang diễn ra một cách lẻ tẻ. Tiểu thuyết tiên phong Một thế giới không có đàn bà của Bùi Anh Tấn là tác phẩm văn học đầu tiên về người đồng tính được dựng thành phim -
nước ngoài, ghi nhận sự chuyển biến nhận thức về người đồng tính. Trong bài báo viết cho hãng thông tấn Associated Press (AP) với tựa Hit Vietnam TV show tackles gay issuees, nhà báo Margie Mason nhận định ““Cảnh sát hình sự”, chương trình truyền hình được yêu thích ở Việt Nam, mở màn đợt phim mới của tháng bằng một đụng chạm thẳng thắn tới một vấn đề cấm kỵ và nêu một bài học về lòng khoan dung, ở một quốc gia cộng sản mà tình dục chỉ được đề cập theo kiểu rỉ tai, đồng tính luyến ái vẫn bị phần đông xem là một căn bệnh, và nhà nước thì kiểm soát chặt chẽ ngành xuất bản và truyền thông” [149]. Cũng bởi phần đông khán giả Việt Nam vẫn giữ quan điểm xem nam giới là mẫu hình trụ cột, lý tưởng của gia đình và cộng đồng nên khó chấp nhận những người này có “xu hướng giống phụ nữ”. Vì thế, tuy là một bộ phim lấy kịch bản từ tác phẩm văn học đề tài đồng tính, phần lớn diễn biến của phim lại chỉ tập trung vào tình tiết vụ án hình sự, những cảnh liên quan đến sinh hoạt đời tư của cộng đồng gay chỉ được lướt qua. Mặc dù bộ phim không hoàn toàn trung thành với cốt truyện văn học và chưa thể hiện trọn vẹn ý đồ sáng tác của người viết nhưng theo nhà văn Bùi Anh Tấn, việc Một thế giới không có đàn bà
được phóng tác truyền hình là một khởi đầu tốt. Khi bộ phim công chiếu trên kênh truyền hình quốc gia VTV3 và có sự tham gia bình luận của báo giới đã tạo nên một hiệu ứng truyền thông nhất thời, không chỉ tác động đến nhận thức của khán giả xem truyền hình mà còn đến cả các ngành nghệ thuật khác. Tuy nhiên kể từ khi bộ phim ra mắt đến nay (năm 2004), chưa thấy có thêm tác phẩm văn học nào tương tự được chuyển thể.
Năm năm trở lại đây, lĩnh vực điện ảnh truyền hình ghi nhận nhiều cố gắng của các nhà sản xuất phim về cộng đồng LGBT. Rút kinh nghiệm từ một số bộ phim lấy đề tài đồng tính như một chiêu trò gây cười nhảm nhí phản cảm, vấp phải sự chỉ trích của dư luận trước đây (Nàng men chàng bóng, Cảm hứng hoàn hảo, Cô gái xấu xí, Gái nhảy), các bộ phim về sau đã xử lý vấn đề dưới góc nhìn nghiêm túc và chuyên nghiệp hơn. Có thể kể đến ở đây là phim truyện nhựa Chơi vơi (đạo diễn Bùi Thạc Chuyên), Hot boy nổi loạn (đạo diễn Vũ Ngọc Đãng), phim điện ảnh
Những nụ hôn rực rỡ (đạo diễn Nguyễn Quang Dũng), Để mai tính (đạo diễn Charlie Nguyễn), Lô tô (đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh), Song Lang (đạo diễn Leon
Le)…Bên cạnh dòng phim thị trường đề cao giá trị giải trí, những bộ phim tài liệu khoa học về cộng đồng giới tính thiểu số lại chiếm được niềm tin của người xem bởi tính chất thời sự và khoa học của nó. Một loạt tập phim do trung tâm ICS tài trợ được công chiếu trên kênh truyền hình VTV2 như Nguồn gốc đồng tính, Hành trình hiểu về con người, các phim tài liệu ngắn như Hồn bướm (đạo diễn Kim Khánh), Đi tìm Phong (đạo diễn Trần Phương Thảo, Swann Dubus) … đã có ảnh hưởng đáng kể đến quan điểm của xã hội nói chung. Gần mười năm trôi qua kể từ ngày đạo diễn Nguyễn Thị Thắm bắt đầu ghi hình Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng- bộ phim tài liệu gây chấn động về thế giới LGBT - mọi thứ đã thay đổi theo chiều hướng tích cực. Sự kỳ thị với cộng đồng đồng tính tuy vẫn còn đó nhưng đã giảm thiểu đi nhiều. Sự hiện diện của họ trong đời sống đã công khai và phổ biến hơn. “Nhiều người trong đó đã có thêm nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp, việc làm thay vì chỉ loay hoay mưu sinh bằng cách hát đám ma hoặc hội chợ” [21].
Báo chí, nhanh chân hơn điện ảnh một chút, ngay từ cuối thập niên 1990, cùng với sự xuất hiện của mạng internet đã nhanh chóng tạo nên cuộc cách mạng về thông tin, đặc biệt là thông tin liên quan đến những chủ đề nhạy cảm, cấm kỵ. Có lẽ vì cùng sinh ra từ một cội nguồn, đều phải dựa vào ngôn từ để biểu đạt cho nên văn học và báo chí tìm thấy tiếng nói hòa hợp nhanh hơn các loại hình khác. Lịch sử quảng bá văn học bằng phương tiện báo viết diễn ra từ những năm đầu thế kỷ XX một lần nữa lại được tái hiện vào kỷ nguyên mạng xã hội, tuy ở một mức độ tinh vi và hiện đại hơn nhiều lần. Với sự xuất hiện của khái niệm “báo mạng”, “báo online”, văn học nhiều khi không cần đến kênh xuất bản chính thức mà vẫn đến được với bạn đọc, thậm chí với một hiệu quả lan tỏa và ảnh hưởng vượt trội. Nền văn học đại chúng, văn học thị trường, văn học trong thời đại công nghệ thông tin đã chứng kiến nhiều trường hợp tác phẩm “xuất bản” trên mạng, được ủng hộ nhiệt liệt qua triệu lượt theo dõi (follow), xem (view), thích (like), chia sẻ (share) rồi nhà văn mới chính thức đưa tới nhà in. Có thể coi Nguyễn Ngọc Thạch là tác giả trẻ nhạy bén nhất trong số những người viết đồng tính hiện nay đã quảng bá tác phẩm
tượng truyện tranh học đường có liên quan đến người đồng tính Bad luck (Tạm dịch là Số nhọ) của tác giả trẻ Nguyễn Huỳnh Bảo Châu (bút danh Châu Chặt Chém) làm nghiêng ngả cộng đồng mạng, đạt hơn mười vạn lượt theo dõi trước khi xuất bản thành sách. Và ngay trong lần in đầu tiên, những bản đặc biệt đặt trước (pre-oder) với mức giá lên tới 500.000 đồng đã hết sạch. Được biết, năm 2018, bộ truyện đã được hãng phim VG Entertainment và cộng sự chuyển thể thành một sê ri phim dạng sitcom và phim điện ảnh chiếu rạp trong sự hân hoan của công chúng trẻ tuổi.
Báo mạng cũng tỏ ra ưu thế hơn hẳn báo viết, báo hình ở mức độ đưa tin nhanh chóng, kịp thời và không giới hạn lượng tin truyền tải. Trong việc phản ánh những diễn biến của cộng đồng LGBT đương đại, báo chí về cơ bản đã nói chung tiếng nói với văn học, và có xu hướng đi trước văn học nhờ những lợi thế đặc thù của riêng mình.
Không chịu kém cạnh, các nhà mỹ thuật đương đại, đặc biệt là giới nhiếp ảnh đứng trước trào lưu phản ánh chân diện cuộc sống người đồng tính, cũng hào hứng tham gia với quan điểm “có rất nhiều vấn đề khi bạn nhìn nó với một góc nhìn xã hội thì rất khó để tiếp nhận nhưng khi nhìn nó qua một góc nhìn nghệ thuật thì có thể nó đẹp hơn, nó gần gũi và dễ chấp nhận hơn” (Phát biểu của nhiếp ảnh gia Maika Elan trong chương trình “Hành trình truyền cảm hứng WeChoice Awards” trên VTV1 năm 2015). Dự án ảnh “The Pink choice” của tác giả Maika Elan (tên thật là Nguyễn Thanh Hải) đạt giải nhất hạng mục các vấn đề đương đại, thể loại phóng sự ảnh tại cuộc thi Ảnh báo chí thế giới (World Press Photo) năm 2013 đã mở ra một hướng nhìn mới mẻ cho công chúng Việt Nam với cộng đồng LGBT. Sau thành công của Maika, nhiều nhiếp ảnh gia trẻ có thêm động lực để cống hiến người yêu nghệ thuật nhiều bộ ảnh ấn tượng, như Phong Lê với lần lượt hai dự án ảnh “Đường tìm hạnh phúc”, “Cười lên nhé LGBT”, Tâm Bùi với bộ ảnh “Day Dreamers” – Những kẻ mộng mơ...
Chính vì thế, nếu hiểu cơ duyên cộng tác giữa văn học về đề tài đồng tính với các loại hình nghệ thuật khác phải nhất thiết là sự vay mượn ý tưởng thì sẽ
không tránh khỏi thất vọng. Chúng tôi nghĩ rộng ra rằng, trong hoàn cảnh hiện thời, chúng ta tạm bằng lòng với việc nhìn mối quan hệ ấy bằng một thái độ biện chứng: khi cùng hướng đến cộng đồng đồng tính, cả văn học, báo chí, điện ảnh, truyền hình, âm nhạc, mỹ thuật…đều đang chia sẻ với nhau những băn khoăn trong cách thức tiếp cận và phản ánh về một đối tượng chung, không những thế, phải tạo ra một sự đồng thuận trong thái độ phản ánh. Nhà văn thâm nhập cuộc sống của thế giới thứ ba bằng “công cụ” là hiểu biết thực tế, trải nghiệm bản thân và nhãn quan bình đẳng; báo chí đưa tin về cộng đồng đồng tính trên cơ sở khách quan và tôn trọng sự thật; âm nhạc, mỹ thuật, điện ảnh phản ánh hình tượng LGBT cùng câu chuyện đời tư của họ ngoài yếu tố mỹ cảm vẫn phải dựa trên nền tảng thực tế, không bóp méo hay cường điệu, dù mang danh nghĩa phụng sự nghệ thuật. Lý thuyết là như thế, nhưng hiện trạng mối quan hệ giữa các thực thể văn hóa này đang diễn giải một sự phức tạp mà đầu mối chung quy vẫn là nỗi ám ảnh dai dẳng mang tên homophobia.
4.2.2.2. Vấn đề thông tin hai mặt và sự cộng tác vì lợi ích nhóm thiểu số
Chưa kể những tác phẩm văn xuôi đề cập đến vấn đề tính dục dị biệt ngay từ đầu thế kỷ trước, chỉ tính với dấu mốc năm 1999 được ghi bởi nhà văn Bùi Anh Tấn, văn học đề tài đồng tính được xem là lĩnh vực có sự tiếp xúc sớm nhất với cộng đồng LGBT. Có lẽ cũng từ sự tiên phong này, các loại hình nghệ thuật khác mới nhận ra sự chậm chân và thờ ơ phi lý của mình. Chính vì thế, sau văn học, công chúng Việt Nam được chứng kiến sự “vào cuộc” của nhiều lĩnh vực văn hóa đại chúng. Tuy vậy, mọi khởi đầu chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng tất yếu sẽ lộ ra những bất cập. Việc các phương tiện truyền thông, các ngành nghề nghệ thuật quyết định thâm nhập vào thế giới LGBT để đưa tin, phản ánh trong bối cảnh xã hội Việt Nam còn bối rối trong mớ định kiến homophobia đã ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cũng như kết quả của việc làm này.
Có một thời gian dài, trên màn ảnh lớn, nhỏ, những bộ phim Việt về cộng đồng LGBT phần lớn đều có tạo hình quá đà, mang vẻ bệnh hoạn, khác người: nếu
không sặc sỡ diêm dúa thì cũng là vẻ õng ẹo, lả lướt với ngôn từ nhả nhớt ghê người. Sự thể hiện này tái lặp nhiều lần khiến cho công chúng vốn mang sẵn kỳ thị lại càng có cớ tránh xa người đồng tính. Có nhà nghiên cứu lâu năm trong lĩnh vực điện ảnh nhận xét, đại ý rằng: dường như những bộ phim về người LGBT luôn gặp phải hai vấn đề chính: 1/ thiếu đi cái gọi là sự thật vì bản thân người làm phim đứng ngoài cộng đồng này, đồng thời họ lại có quá ít trải nghiệm. 2/ Kể cả khi người làm phim mang giới tính thiểu số, tự họ nhận thấy cuộc sống của cộng đồng mình còn thiếu “muối”, cho nên đã tự ý nêm thêm “gia vị” bằng cách phóng đại, cường điệu hóa sự việc. Ngoài ra cách miêu tả người đồng tính trong trường nghĩa bất biến gắn với cụm từ “mặc cảm”, “nỗi niềm” không phải là đặc điểm riêng của phim ảnh (văn học giai đoạn đầu cũng gặp vấn đề này).
Sự phản ánh sai lệch càng trở nên thảm hại và thảm họa hơn khi công chúng có dịp chiêm ngưỡng những tuyệt phẩm kinh điển của thế giới về LGBT như
Philadelphia, Happy together, The Danish girl, Love Simon, Brokeback Mountain...để so sánh. Ở đó, tuyệt nhiên “không hề có người đồng tính nào “có vẻ bệnh hoạn” chỉ vì xu hướng tình dục của họ. Những vấn đề mà họ phải đối mặt, giống như tất cả những người còn lại của xã hội: sự cô đơn, tiền bạc, mưu sinh...Tình yêu không phải là câu chuyện duy nhất của họ, nhưng nếu có, thì đều tuyệt đẹp!” [21]. Trong văn học cũng vậy, hoạt động chọn dịch những tác phẩm hay, có giá trị nghệ thuật cao trong kho tàng văn học các nước đã khiến người xem dần chán những motif lặp lại, chán những ủy mị, mặc cảm về người đồng tính. Họ