Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Thọ và

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 31 - 109)

7. Kết cấu của luận án

2.1. Yêu cầu đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ chủ chốt ở Phú Thọ khi tá

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Thọ và

đề đặt ra đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt

Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ, được thành lập từ năm 1891 dưới thời Pháp thuộc. Đầu năm 1968, Phú Thọ chính thức hợp nhất với Vĩnh Phúc thành tỉnh Vĩnh Phú. Sau 29 năm hợp nhất, ngày 6/11/1996, Quốc hội

khóa IX, kỳ họp thứ 10 thông qua Nghị quyết về việc chia cắt và điều chỉnh

địa giới hành chính một số tỉnh, trong đó có việc tái lập tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Ngày 12/12/1996, BCH Trung ương Đảng ra Quyết đi ̣nh số 117 - QĐNS/TW về viê ̣c thành lâ ̣p Đảng bô ̣ Phú Tho ̣ 1

.

Ngày 1/1/1997, tỉnh Phú Thọ chính thức đi vào hoa ̣t đô ̣ng . Ngày

09/8/1997, Phú Thọ được công nhận là tình m iền núi theo Quyết đi ̣nh số

68/UBQĐ của Bộ trưởng - Chủ nhiệm ủy Ban dân tộc Miền núi về viê ̣c công

nhận các xã, huyê ̣n, tỉnh là miền núi, vùng cao.

Đặc điểm vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Phú Thọ cách thủ đô Hà Nội 80 km, phía Bắc Phú Thọ giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Yên Bái, phía đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Sơn La, phía nam giáp tỉnh Hòa Bình. Phú Thọ nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Với vị trí như vậy Phú Thọ là địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc, là cầu nối giao lưu kinh tế, khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, thủ đô Hà Nội với các tỉnh

1 Khi thành lâ ̣p Đảng bô ̣ Phú Thọ có 17 đảng bô ̣ trực thuộc , có 58.268 đảng viên sinh hoa ̣t ta ̣i 779 tổ chức cơ sở Đảng

miền núi Tây Bắc, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La…

Với diện tích tự nhiên là 3.533,4 km2, Phú Thọ chiếm 1,2% diện tích cả

nước, xếp thứ 10/11 tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ và xếp thứ 38/63 tỉnh, thành phố cả nước. Là nơi hợp lưu của ba con sông lớn sông Đà, sông Hồng, sông Lô, Phú Thọ có điều kiện phát triển giao thông đường thủy và hệ thống cảng sông như cảng An Đạo, Cảng Việt Trì…

Đặc điểm kinh tế, xã hội

Phú Thọ có thế mạnh về tài nguyên đất đai và đồi rừng. Hiện nay, Phú Thọ mới sử dụng được khoảng 54,8% tiềm năng đất nông-lâm nghiệp; đất chưa sử dụng còn 81,2 nghìn ha, trong đó đồi núi có 57,86 nghìn ha.

Phú Thọ là một trong những tỉnh hình thành khu công nghiệp sớm nhất cả nước với sự ra đời của khu công nghiệp Việt Trì năm 1962. Tiếp đó hàng loạt nhà máy được xây dựng, phát triển và tồn tại đến ngày nay như Công ty giấy Bãi Bằng, Nhà máy Z121, Công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao, Nhà máy sản xuất đường, mì chính; phía Bắc của Tỉnh có khu chế biến chè, sản xuất giấy, sản xuất xi măng...

Theo quyết định số 676/QĐ - BNV, ngày 18/6/2008 về phân loại hành chính, Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính cấp huyện và 277 xã. Thành phố Việt Trì (tỉnh lỵ), thị xã Phú Thọ, huyện Hạ Hoà, huyện Thanh Ba, huyện Đoan Hùng, huyện Phù Ninh, huyện Lâm Thao, huyện Tam Nông, huyện Thanh Thuỷ, huyện Yên Lập, huyện Thanh Sơn, huyện Tân Sơn, huyện Cẩm Khê. Trong tỉnh Phú Thọ có 10/13 huyện miền núi, 214/277 xã, thị trấn miền núi. Diện tích miền núi là 3.227 km2 chiếm 92,3% diện tích toàn Tỉnh.

Sau khi tái lâ ̣p , dân số tỉnh Phú Tho ̣ là 1.261.900 người, mật độ dân số trung bình 373 người/km2. Toàn tỉnh có 21 dân tộc đang sinh sống, trong đó có 4 dân tộc Mường, Dao, Cao Lan, Mông sống tập trung thành làng, bản riêng, bản sắc văn hoá, phong tục tập quán khá đậm nét. Ngoài ra, các dân tộc

sinh sống xen kẽ ở các xã, phường, thị trấn nhất là ở các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Thanh Thuỷ, Đoan Hùng.

Dân số miền núi gần 950.000 người, chiếm 74% dân số toàn Tỉnh; dân tộc thiểu số có gần 227.000 người chiếm 21,5% dân số miền núi và chiếm 15% dân số toàn Tỉnh. Trong số các dân tộc thiểu số, dân tộc Mường chiếm 13,62%, dân tộc Dao chiếm 0,92%, dân tộc Sán Chay chiếm 0,22%, dân tộc Tày chiếm 0,15%, dân tộc Mông chiếm 0,05%, dân tộc Thái chiếm 0,04%, dân tộc Nùng chiếm 0,03%, dân tộc Hoa chiếm 0,02%, dân tộc Thổ chiếm 0,01%, dân tộc Ngái chiếm 0,008%.

Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có hai tôn giáo chính là đạo Phật và đạo Công giáo với tổng số tín đồ chiếm khoảng 12,5% dân số toàn tỉnh. Những năm gần đây, đặc biệt là từ khi tỉnh triển khai thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo ở tỉnh đã đi vào nền nếp, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, Phú Thọ vẫn tồn tại một số tệ nạn xã hội như , nghiện hút,

buôn bán ma túy , mại dâm... những tệ nạn đó có chiều hướng gia tăng trong

những năm gần đây. Bên cạnh đó nhiều tập tục, hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, nếp sống sinh hoạt thiếu vệ sinh ở một số dân tộc vùng sâu, vùng xa vẫn còn phổ biến.

Phú Thọ gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước với trên 200 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đều có khả năng khai thác phục vụ cho tham quan, du lịch. Là nơi lưu giữ những di sản văn hoá truyền thống như Khu di tích lịch sử Đền Hùng và Đền Mẫu Âu Cơ mang tầm quốc gia và nhiều địa danh du lịch nổi tiếng khác2

.

2 Đầm Ao Châu, Ao Giời, Suối Tiên, khu rừng nguyên sinh Xuân Sơn (33.687 ha, trong đó 15.000 ha rừng nguyên sinh), vùng nước khoáng nóng Thanh Thuỷ, đình Lâu Thượng, Hùng Lô, Đào Xá, chùa Xuân Lãng, chùa Phúc Khánh; các khu di chỉ; Phùng Nguyên, Sơn Vi, Gò Mun…Các di tích

Trong những năm gần đây nhiều nét văn hóa đặc sắc của Phú Thọ đã được tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là văn hóa phi vật thể của nhân loại như: Hát Xoan Phú Thọ, Cồng chiêng dân tộc Mường và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương... Các lĩnh vực văn hóa của tỉnh cho đến nay vẫn đang tiếp tục phát triển, từng bước kết hợp hài hòa với tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.

Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt ở tỉnh Phú Thọ

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở Phú Thọ đã tác động trực tiếp đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh nói chung và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt nói riêng, thể hiện trên các mặt như:

Về thuận lợi

Với vị trí cửa ngõ của thủ đô Hà Nội, Phú Thọ có nhiều điều kiện thuận lợi hợp tác với các cơ quan, viện nghiên cứu Trung ương và Hà Nội trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Bên cạnh đó cũng thuận lợi cho việc thu hút nguồn nhân lực được đào tạo chất lượng ở các địa phương khác vào làm việc tại các cơ quan nhà nước của tỉnh. Phú Thọ là trung tâm của tiểu vùng kinh tế Tây Bắc và Đông Bắc Bộ, là địa bàn tốt để đội ngũ cán bộ sớm trưởng thành thông qua hoạt động thực tiễn ở một địa bàn miền núi. Từ đó các cơ quan, tổ chức, cán bộ có điều kiện thuận lợi trong việc đánh giá, phát hiện những cán bộ có năng lực, bản lĩnh để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng họ trở thành những cán bộ có trình độ chuyên môn vững và năng lực quản lý điều hành công việc

Do có nhiều lợi thế, và tích lũy được kinh nghiê ̣m trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn của một tỉnh trung du miền núi , nên sau khi tái lập tỉnh, kháng chiến: chiến khu Hiền Lương (Hạ Hoà). Vạn Thắng (Cẩm Khê), tượng đài kháng chiến sông Lô (Đoan Hùng), khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Cổ Tiết (Tam Nông), Chu Hoá (Lâm Thao)…

kinh tế Phú Thọ được đánh giá là tăng trưởng khá , tạo ra thế và lực mới cho địa phương. Thu ngân sách có chiều hướng tăng năm “ 2010 tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 2.000 tỷ đồng, tăng 2,63 lần so với năm 2005, bình quân tăng 21,3%/năm” [28, tr.12], đây là điều kiện tốt để Phú Thọ thực hiện chính sách cán bộ. Có nguồn tài chính chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và đẩy mạnh thực hiện chính sách thu hút, ưu đãi người tài, người có trình độ chuyên môn cao về công tác tại các cơ quan trong tỉnh.

Mặt khác, Phú Thọ là địa phương có truyền thống hiếu học. Hàng năm có nhiều học sinh của Phú Thọ thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng, nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi quốc gia và quốc tế... Đây là điều kiện thuận lợi để Phú Thọ xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ của tỉnh; là môi trường tốt để phát triển giáo dục nói chung và triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói riêng.

Về khó khăn

Bên cạnh mặt tích cực, từ vị trí địa lý ở gần thủ đô, cũng phát sinh xu hướng người Phú Thọ, sau khi được đào tạo muốn ở lại Hà Nội lập nghiệp, nơi có môi trường làm việc đa dạng, cơ hội tìm kiếm việc làm nhiều hơn, với thu nhập tốt hơn. Điều này gây khó khăn cho việc thu hút người giỏi về công tác ở tỉnh Phú Thọ. Một nguyên nhân khác là ở Phú Thọ chưa có các nhà khoa học tên tuổi, các chuyên gia khoa học đầu ngành để bồi dưỡng và dẫn dắt thế hệ trẻ, và quy tụ đội ngũ tri thức.

Hạ tầng kinh tế - kỹ thuật còn thấp kém; hạn chế về giao thương kinh tế, tính biệt lập khép kín của cư dân một số dân tộc thiểu số và những vấn đề xã hội khác chưa được giải quyết là những khó khăn, cản trở Phú Thọ thúc đẩy công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và thu hút nguồn cán bô ̣ về Tỉnh công tác; Ở một số huyện miền núi đặc biệt là huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập dân cư tập trung thưa thớt, địa bàn đi lại khó khăn ảnh hưởng đến phát triển giáo

dục, đào tạo nâng cao dân trí, hạn chế tạo nguồn cán bộ.

Những tệ nạn xã hội, hủ tục lạc hậu, những vấn đề về dân tộc, tôn giáo đang có những diễn biến phức tạp trong những năm gần đây đã tác động không nhỏ đến tâm lý, tình cảm của người dân và đội ngũ cán bộ. Đây cũng là những trở ngại cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh

Từ những thuận lợi và khó khăn của đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội đã tác động đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đặt ra yêu cầu đối với Đảng bộ tỉnh Phú thọ phải có chủ trương, giải pháp thích hợp, hiệu quả trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt của tỉnh.

2.1.2. Thực trạng trình độ đội ngũ cán bộ chủ chốt ở Phú Thọ khi tái lập tỉnh và những yêu cầu đặt ra về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt.

Quan niệm về cán bộ, cán bộ chủ chốt

Khái niệm cán bộ được sử dụng phổ biến ở các nước XHCN. Ở Việt Nam, năm 1950, chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lê ̣nh ban hành quy chế công chức. Khái niệm cán bộ và khái niệm công chức được hiểu với ý nghĩa: cán bộ là những người làm việc trong hệ thống tổ chức Đảng, đoàn thể; công chức là những người làm việc trong hệ thống bộ máy Nhà nước.

Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” khi nói về vấn đề cán bộ và công tác cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng” [63, tr.269].

Trong luật cán bộ công chức, do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 2008, tại điều 4, ghi:

1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

2. Cán bộ xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam được bầu cử, giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong thường trực HĐND, UBND, bí thư, phó bí thư đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính tri - xã hội [74, tr.8-9].

Như vậy, theo Luật cán bộ, công chức: Cán bộ là công dân Việt Nam,

được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Cán bộ chủ chốt: Khi nói về cá nhân phụ trách, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng “việc gì đã được đông đảo người bàn bạc kỹ lưỡng rồi, kế hoạch đã định rõ ràng rồi, thì cần phải giao cho 1 người hoặc một nhóm ít người phụ trách theo kế hoạch đó mà thi hành, như thế mới có chuyên trách, công việc mới chạy. Nếu không có cá nhân phụ trách sẽ sinh ra cái tệ người này ủy quyền cho người kia, kết quả là không ai thi hành” [62, tr.504-505]. Người phụ trách đó sẽ là những người đứng đầu chịu trách nhiệm, họ có vai trò làm nòng cốt.

Như vậy, có thể hiểu cán bộ chủ chốt là những người đứng đầu quan trọng nhất, họ có trách nhiệm và quyền điều hành một tập thể, một đơn vị, một tổ chức, để thực hiện những nhiệm vụ của tập thể hoặc tổ chức ấy, thậm chí có thể chi phối, dẫn dắt toàn bộ hoạt động của một tổ chức nhất định.

Từ khái niệm cán bộ chủ chốt như trên, có thể hiểu cán bộ chủ chốt của tỉnh Phú Thọ bao gồm: Bí thư, phó bí thư Đảng ủy; chủ tịch, phó chủ tịch HĐND - UBND cấp tỉnh, huyện; giám đốc, phó giám đốc các sở, ban ngành;

trưởng, phó phòng cấp tỉnh, huyện; trưởng các ban đảng đoàn thể (Thanh niên, Phụ nữ, Nông dân, Liên đoàn lao động, Mặt trận Tổ quốc) cấp Tỉnh, Huyện; cán bộ chủ chốt cấp xã (bí thư, phó bí thư Đảng uỷ; chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND; chủ tịch Mặt trận Tổ quốc; chủ tịch Hội Nông dân; chủ tịch Hội Phụ nữ; chủ tịch Hội Cựu chiến binh; bí thư Đoàn thanh niên)

Quan niệm về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt

Đào tạo, là một quá trình truyền thụ kiến thức mới để người cán bộ thông qua quá trình đó trở thành người có trình độ cao hơn, có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định. Đào tạo cán bộ chủ chốt là công đoạn được thực hiện sau quy hoạch, có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định đến hiệu quả quy hoạch. Mục đích của đào tạo cán bộ chủ chốt là trang bị cho họ có được những tiêu chuẩn chức danh theo quy định, như: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; trình độ học vấn, chuyên môn, lý luận chính trị; năng lực tổ chức thực hiện, lãnh đạo, quản lý, điều hành, vận động quần chúng…

Bồi dưỡng là bổ sung, cập nhật, tăng thêm kiến thức, kỹ năng chuyên môn mới cho cán bộ khi những kỹ năng kiến thức được đào tạo từ trước không còn đáp ứng đủ yêu cầu công việc đặt ra. Bồi dưỡng cho cán bộ chủ chốt chủ yếu là bổ sung kiến thức mới hoặc chuyên sâu, cập nhật những vấn đề liên quan đến công việc đang đảm nhiệm.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là quá trình tổ chức thực hiện việc

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 31 - 109)