Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 120 - 123)

Chƣơng 4 NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 10410

4.1. Nhận xét sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đối với công

4.1.2. Hạn chế và nguyên nhân

Trong thời gian từ năm 1997 đến năm 2010, bên ca ̣nh những thành tựu đa ̣t được , quá trình Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt vẫn còn một số hạn chế như:

Một là, một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa thực sự chú ý đến đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo yêu cầu của từng vị trí công việc.

Trong quá trình vận dụng chủ trương của Đảng về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ vào thực tiễn ở địa phương còn có những biểu hiện lúng túng, bị động. Trong các văn kiện đại hội, nghị quyết của Tỉnh ủy, UBND tỉnh tuy đều nhấn mạnh vị trí, tầm quan trọng của công tác cán bộ, của đội ngũ cán bộ đối với sự phát triển của tỉnh, nhưng trong quá trình triển khai chỉ đạo thực hiện vẫn còn tình trạng chưa thực sự chú ý đến đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo yêu cầu của từng vị trí công việc, đây là một hạn chế lớn của công tác đào ta ̣o, bồi dưỡng cán bô ̣ chủ chốt của Tỉnh; chưa nhận thức thật rõ được yêu cầu cụ thể, bức thiết về phẩm chất, năng lực của cán bộ chủ chốt trong điều kiện đẩy mạnh CNH, HĐH và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ; đặc biệt là yêu cầu về năng lực hoa ̣ch đi ̣nh chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội; trình độ quản lý kinh tế , kiến thức khoa học, pháp luật của cán bô ̣ trong điều kiê ̣n nền kinh tế mở ; những vấn đề về phẩm chất đạo đức , lối sống của cán bô ̣ trong bối cảnh mới của nền kinh tế thị trường. Ngoài ra: “Một số cấp ủy đảng, chính quyền…chưa gắn công tác quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng; chưa thực sự hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý; hầu hết mới chỉ chú ý đến tiêu chuẩn hóa cán bộ theo chức vụ mà chưa thực sự chú ý đến đào tạo theo yêu cầu để làm việc” [27, tr.9].

Chưa đề cao trách nhiệm trong việc nâng cao năng lực cũng như trình độ của đội ngũ cán bộ đặc biệt là cán bộ chủ chốt.

Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết TW 3 (khóa VIII) về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 của Tỉnh ủy Phú Thọ ngày 29/9/2008, chỉ rõ hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng là: “Đào tạo cán bộ còn mang tính chưa đồng bộ, chưa gắn với cơ cấu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chưa chú trọng đúng mức đến đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ nhất là các ngành kinh tế, kỹ thuật phục vụ trực tiếp cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [7, tr.14].

Thực tiễn chứng minh rằng, nếu không có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thực sự cơ bản, khoa học, thì trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ sẽ không thể có được nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo thực sự phù hợp và hiệu quả. Trên thực tế còn có hiện tượng "bằng lòng” với chất lượng đào tạo hiện tại, nên việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ chủ chốt sẽ không được quan tâm thực hiện tốt.

Hai là, trong vận dụng quan điểm, chủ trương của Đảng về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ vào thực tiễn địa phương còn thiếu các biện pháp cụ thể, toàn diện.

Trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung và cán bộ chủ chốt nói riêng, tuy được Đảng bộ tỉnh quan tâm, nhưng nhìn chung còn thiếu những biện pháp cụ thể, toàn diện, phù hợp với đặc điểm của đội ngũ, sát với tình hình cụ thể của địa phương và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Những yêu cầu cụ thể về phẩm chất chính trị, trình độ, năng lực và tác phong công tác đối với cán bộ chủ chốt ở tỉnh Phú Thọ chưa thể hiện rõ nét, chưa thực sự phản ánh đúng yêu cầu về chức năng, nhiệm vụ của của đội ngũ cán bộ ở một tỉnh trung du, miền núi.

Đào tạo, bồi dưỡng là công tác liên quan trực tiếp đến chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt, nhưng việc xây dựng mục tiêu, mô hình, quy trình đào tạo, yêu cầu chủ yếu đối với từng chức danh cán bộ chủ chốt còn thiếu tính đồng bộ; vẫn còn tình trạng lúng túng trong chọn cử cán bộ đi đào tạo; chưa kết hợp chặt chẽ giữa nâng cao trình độ, nhất là trình độ học vấn với chức danh đào tạo, do đó trình độ, năng lực thực tế của nhiều cán bộ chưa tương

xứng với bằng cấp được đào tạo; việc chọn, cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng đôi khi còn mang tính hình thức, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ; một số cán bộ có năng lực không được cử đi đào tạo, hoặc đã được đào tạo, nhưng bố trí công việc không phù hợp với trình độ chuyên môn, gây lãng phí trong đào tạo và tâm lý không tốt cho cán bộ.

Bồi dưỡng cán bộ qua thực tiễn là một giải pháp rất quan trọng, tuy nhiên trên thực tế hình thức bồi dưỡng này vẫn còn nhiều nhược điểm; ngoài ra, BTC Tỉnh ủy vẫn chưa có chủ trương, biện pháp hữu hiệu để cán bộ chủ chốt tự bồi dưỡng, tự rèn luyện phấn đấu; vẫn còn tình trạng cơ quan quản lý lúng túng trong việc định hướng cho cán bộ học lĩnh vực gì và chuyên môn gì.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt vẫn còn một số hạn chế về chất lượng; năng lực thực tế của nhiều cán bộ chưa tương xứng với bằng cấp được đào tạo; hệ thống chính sách về đào tạo, bồi dưỡng chậm được bổ sung hoàn thiện và còn bất cập; việc theo dõi, quản lý, kiểm tra trình độ, năng lực của cán bộ sau khi được đào tạo có mặt buông lỏng.

Nguyên nhân của những hạn chế

Những hạn chế nêu trên có nguyên nhân từ sự lãnh đạo của Đảng bô ̣ tỉnh

Phú Thọ đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt, mà biểu hiện cụ thể là việc kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa được quan tâm đúng mức; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt ở một số tổ chức đảng, chính quyền còn nặng về chủ trương, nghị quyết, thiếu các biện pháp cụ thể và toàn diện phù hợp với đặc điểm của đội ngũ cán bộ, sát với tình hình nhiệm vụ cụ thể của địa phương; một số cơ quan, đơn vị đưa cán bộ vào diện quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng không đảm bảo tiêu chuẩn. Đây là nguyên nhân dẫn đến cấp ủy đảng, chính quyền một số nơi chưa chú ý đến đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo yêu cầu nhiê ̣m vu ̣ chính tri ̣ của tỉnh. Mặt khác, trong quá trình lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt những năm 1997-2010 Đảng bộ tỉnh Phú Thọ gặp không ít những khó

khăn đó là nguồn kinh phí để giải quyết chế độ, chính sách cho cán bộ chủ chốt đi học hết sức hạn hẹp; nhiều cán bộ chủ chốt đi học có hoàn cảnh khó khăn, trình độ của cán bộ tương đối thấp và không đồng đều đòi hỏi phải đào tạo lại, song cán bộ thiếu, nếu cử đi đào tạo sẽ không có người cáng đáng công việc. Bên cạnh đó vấn đề nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trên địa bàn tỉnh còn khó khăn, nhất là khó khăn về giảng viên và kinh phí…

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 120 - 123)