Các nghiên cứu về vỏ hai độ cong FGM

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích ổn định tĩnh và đáp ứng động lực phi tuyến của vỏ thoải hai độ cong FGM trên nền đàn hồi (Trang 36 - 37)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về vật liệu FGM

1.3.4. Các nghiên cứu về vỏ hai độ cong FGM

Dựa trên lý thuyết biến dạng trượt bậc nhất cùng với quan hệ biến dạng – chuyển vị Donnell và Sanders, Fadaee và các cộng sự [43] đã sử dụng một bộ các hàm tiềm năng và các biến không thứ nguyên để trình bày nghiệm chính xác dạng Levy cho bài toán dao động tự do của vỏ hai độ cong FGM. Tác giả Đào Văn Dũng và các cộng sự [39] trình bày phân tích sau vồng cho vỏ thoải hai độ cong FGM có gân gia cường trên nền đàn hồi dưới tác dụng của tải cơ học, tải nhiệt và tải cơ - nhiệt kết hợp bằng phương pháp giải tích dựa trên lý thuyết biến dạng trượt bậc ba có kể đến sự phi tuyến hình học của von Karman và tính không hoàn hảo hình dáng ban đầu. Najafi và các cộng sự [65] đã trình bày nghiên cứu phi tuyến cho ứng xử va chạm với tốc độ thấp của vỏ hai độ cong FGM trên nền đàn hồi Winkler-

Pasternak. Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của truyền nhiệt được xem xét và tính chất vật liệu của vỏ được giả sử là phụ thuộc vào nhiệt độ và thay đổi theo độ dày theo mô hình Mori-Tanaka. Sayyaadi và các cộng sự [76] đã nghiên cứu dao động tự do và ứng xử động học của vỏ hai độ cong nhiều lớp bao gồm một lớp lõi được làm bằng FGM và hai lớp áp điện được gắn kết ở mặt trên và mặt dưới. Wattanasakulpong và Chaikittiratana [98] nghiên cứu dao động của vỏ hai độ cong FGM trong môi trường nhiệt độ trong đó xem xét hai dạng tăng nhiệt độ trong chiều dày vỏ là tăng nhiệt độ tuyến tính và phi tuyến. Tác giả Đào Huy Bích và các cộng sự [18] đã giới thiệu nghiên cứu về động lực phi tuyến của vỏ hai độ cong FGM có gân gia cường có kể đến cản nhớt khi vỏ chịu tác dụng của lực cơ học theo lý thuyết vỏ cổ điển. Dao động biên độ lớn của vỏ hai độ cong FGM trên nền đàn hồi trong môi trường nhiệt độ đã được trình bày trong nghiên cứu của Shen và các cộng sự [80]. Các tác giả đã sử dụng lý thuyết biến dạng trượt bậc cao cùng với mối liên hệ biến dạng – chuyển vị von Karman để nghiên cứu ảnh hưởng của hệ số tỷ lệ thể tích, nền đàn hồi, nhiệt độ và tỷ số độ cong lên dao động tự do của vỏ hai độ cong FGM.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích ổn định tĩnh và đáp ứng động lực phi tuyến của vỏ thoải hai độ cong FGM trên nền đàn hồi (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)