Kết luận chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích ổn định tĩnh và đáp ứng động lực phi tuyến của vỏ thoải hai độ cong FGM trên nền đàn hồi (Trang 99 - 103)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.5. Kết luận chương 3

1. Thiết lập các phương trình cơ bản dựa trên lý thuyết vỏ cổ điển, tính phi tuyến hình học von Karman và lý thuyết san đều tác dụng gân của Lekhnitskii cho bài toán ổn định tĩnh và động lực phi tuyến của vỏ mỏng hai độ cong FGM có gân gia cường tựa bản lề trên bốn cạnh chịu áp lực ngoài phân bố đều trên bề mặt vỏ, tải nhiệt và sự kết hợp giữa hai loại tải này, trong đó sự không hoàn hảo trong hình dáng và tính chất vật liệu phụ thuộc nhiệt độ đã được xét đến.

2. Sử dụng thuật toán lặp để xác định tải nhiệt tới hạn và đường cong tải nhiệt – biên độ độ võng của vỏ hai độ cong và tựa bản lề trên bốn cạnh. Các kết quả đạt được đã chỉ ra sự cần thiết phải kể đến sự phụ thuộc nhiệt độ của các tính chất vật liệu để thu được các dự đoán chính xác và đáng tin cậy hơn khi vỏ làm việc trong các môi trường nhiệt độ cao.

3. Khảo sát ảnh hưởng các tham số vật liệu, hình học, tính không hoàn hảo hình dáng ban đầu, gân gia cường, nền đàn hồi, gia số nhiệt độ lên các mối quan hệ tải trọng – biên độ độ võng, biên độ độ võng – thời gian và tần số – biên độ của dao động tự do phi tuyến của vỏ hai độ cong FGM.

Một số kết luận đáng chú ý được rút ra từ các kết quả khảo sát như sau: 1. Ảnh hưởng tích cực của gân gia cường lên ổn định tĩnh và động lực phi tuyến của vỏ hai độ cong FGM là rất rõ ràng. Cụ thể, gân gia cường làm tăng khả năng chịu tải và làm giảm biên độ của dao động cưỡng bức phi tuyến của kết cấu một cách rõ rệt.

2. Sự phụ thuộc nhiệt độ của tính chất vật liệu có ảnh hưởng lớn đến khả năng chịu tải và biên độ dao động của vỏ hai độ cong FGM có gân gia cường. Khả năng chịu tải của vỏ với tính chất vật liệu không phụ thuộc nhiệt độ sẽ cao hơn vỏ với tính chất vật liệu phụ thuộc nhiệt độ và ngược lại biên độ dao động của vỏ với tính chất vật liệu phụ thuộc nhiệt độ sẽ cao hơn vỏ với tính chất vật liệu không phụ thuộc nhiệt độ.

ngoài mất ổn định theo kiểu rẽ nhánh thay vì mất ổn định theo kiểu cực trị. Ngoài ra, các đường cong tải trọng – độ võng gặp nhau tại một điểm với các giá trị khác nhau của nhiệt độ.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH ỔN ĐỊNH TĨNH VÀ ĐÁP ỨNG ĐỘNG LỰC PHI TUYẾN CỦA VỎ THOẢI FGM HAI ĐỘ CONG KHÔNG HOÀN HẢO SỬ DỤNG LÝ THUYẾT VỎ BIẾN DẠNG TRƯỢT BẬC CAO

Chương này trình bày các nghiên cứu về ổn định tĩnh và động lực phi tuyến của vỏ dày thoải hai độ cong FGM có gân gia cường chịu sự tác dụng kết hợp của áp lực ngoài phân bố đều trên bề mặt vỏ và nhiệt độ. Vỏ được giả sử đặt trên nền đàn hồi theo mô hình Pasternalk và được gia cường bởi các gân dọc và gân ngang. Các phương trình cơ bản của bài toán ổn định của vỏ đặt theo ứng suất bao gồm phương trình cân bằng (hoặc chuyển động) và phương trình tương thích biến dạng được thiết lập bởi lý thuyết vỏ biến dạng trượt bậc cao trong đó có kể đến ảnh hưởng của tính phi tuyến hình học, tính chất vật liệu phụ thuộc vào nhiệt độ và tính không hoàn hảo trong hình dáng. Các phương trình cơ bản này được giải bằng phương pháp giải tích nhờ các nghiệm gần đúng thoả mãn các điều kiện biên và sau đó áp dụng phương pháp Bubnov – Galerkin [2] và phương pháp Runge – Kutta bậc bốn [7] để thu được các biểu thức hiển của các mối quan hệ phi tuyến tải trọng – biên độ độ võng cũng như biên độ độ võng – thời gian. Nghiên cứu ổn định của các vỏ FGM được thực hiện dựa trên giả thiết vật liệu làm việc đàn hồi, độ võng tương đối lớn và không xảy ra sự phá huỷ trong kết cấu. Luận án sử dụng tiêu chuẩn tĩnh cho ổn định tĩnh để xác định giá trị tải trọng tĩnh tới hạn và tiêu chuẩn Budiansky – Roth cho ổn định động để xác định giá trị tải trọng động tới hạn. Ảnh hưởng của các tham số vật liệu, tham số vật liệu, gân gia cường, nền đàn hồi, gia số nhiệt độ và độ không hoàn hảo hình dáng ban đầu lên các đường cong đáp ứng của vỏ dày thoải hai độ cong FGM có gân gia cường cũng được nghiên cứu cụ thể.

Trong chương này, luận án cũng giải quyết bài toán phân tích đáp ứng động lực phi tuyến của vỏ dày thoải hai độ cong FGM không hoàn hảo không gân gia cường được tích hợp thêm hai lớp áp điện ở mặt trên và dưới của vỏ sử dụng lý

thuyết vỏ biến dạng trượt bậc ba trong trường hợp vỏ chịu sự tác dụng của tổng hợp các lực cơ, nhiệt và điện.

Các kết quả chính được công bố trong hai bài báo trên các tạp chí quốc tế ISI [6,7]* với tổng cộng 17 trích dẫn theo Google Scholar.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phân tích ổn định tĩnh và đáp ứng động lực phi tuyến của vỏ thoải hai độ cong FGM trên nền đàn hồi (Trang 99 - 103)