Về chức năng của nhà nước XHCN

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin về nhà nước xã hội chủ nghĩa và việc vận dụng để xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam hiện nay (Trang 46 - 58)

1.2. Quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin về nhà nước XHCN

1.2.2. Về chức năng của nhà nước XHCN

Tính tất yếu của nhà nước không bắt nguồn trực tiếp từ bản chất hay nguồn gốc của nó, mà từ điều kiện kinh tế - xã hội hiện thực của nó. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH và cả trong CNXH với tư cách giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, nhà nước vô sản vẫn còn là tất yếu vì một số lý do chính sau đây:

Một là, trong các thời kỳ này, những điều kiện kinh tế của đời sống xã

hội mới chỉ đạt đến một trình độ phát triển nhất định, chưa đem lại được bình đẳng hoàn toàn cho mọi người trong xã hội, vì vậy, vẫn còn cần tới sự điều tiết, cần tới vai trò trung gian, trọng tài của nhà nước.

Hai là, về mặt chính trị, mặc dù một trong những nhiệm vụ chủ yếu của

nhà nước là trấn áp các giai cấp bóc lột từng bước giảm dần, nhưng không phải đã xong hẳn mà còn là một nhiệm vụ lâu dài. Các giai cấp thống trị, bóc lột còn lực lượng, còn tiềm lực, được sự giúp đỡ của các thế lực thù địch trong và ngoài nước, luôn luôn tìm mọi cách để khôi phục quyền lực đã mất,

chúng luôn chống phá lại nhà nước vô sản và công cuộc xây dựng CNXH của nhà nước đó từ nhiều phía.

Ba là, việc giành chính quyền là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần

thiết, nhưng trong điều kiện giai cấp vô sản và nhân dân lao động đã giành được chính quyền thì nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng chính quyền nhà nước vừa thiết lập được và đặc biệt là sử dụng nhà nước đó để tổ chức, xây dựng một chế độ xã hội mới còn quan trọng hơn và cần thiết hơn nhiều. Tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trong xã hội mới chỉ có thể được xây dựng, phát triển và tiến lên nhờ việc sử dụng công cụ sắc bén, hữu hiệu là nhà nước vô sản.

Bốn là, trong thời kỳ quá độ lên CNXH cũng như trong CNXH vẫn còn

cần đến những tiêu chuẩn pháp quyền phù hợp với những trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất để đảm bảo cho việc mỗi thành viên xã hội sẽ được hưởng đúng những quyền lợi mọi mặt tương ứng với số lượng và chất lượng lao động của họ. Những tiêu chuẩn pháp quyền đó chỉ có thể được duy trì và được áp dụng trong đời sống bởi uy tín và quyền lực của nhà nước, tức là được thực hiện không phải chỉ trên cơ sở tự giác mà còn là và chủ yếu là thông qua bắt buộc, cưỡng chế bằng những thiết chế, những quy định có tính chất nhà nước. Lênin cho rằng trong các xã hội này “vẫn cần có nhà nước để vừa bảo vệ chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, vừa bảo vệ bình đẳng về lao động và bình đẳng trong việc phân chia các sản phẩm” [48, tr. 116-117].

Do yêu cầu tồn tại khách quan của mình nên nhà nước vô sản cũng có hai chức năng cơ bản là chức năng xã hội và chức năng giai cấp, nhưng nội dung, cơ chế và mục đích thực hiện các chức năng đã có sự thay đổi căn bản. Đối với các nhà nước trước đây, chức năng xã hội là cơ sở, điều kiện để thực hiện chức năng giai cấp. Đối với nhà nước vô sản, vì bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân, tính dân tộc của nhà nước thống nhất với nhau, nên

chức năng giai cấp của nhà nước vô sản trở thành phương tiện, công cụ để thực hiện chức năng xã hội của nó. Cũng như mọi nhà nước đã từng tồn tại trong lịch sử, nhà nước vô sản muốn thực hiện được chức năng thống trị chính trị giai cấp của mình, trước hết phải làm tốt chức năng xã hội của nó, đặc biệt là việc mở rộng không ngừng dân chủ cho nhân dân và đồng thời có sức mạnh, có lực lượng để bảo vệ và bảo đảm tuyệt đối các quyền tự do dân chủ của nhân dân trong thực tế. Ngược lại, thực hiện tốt chức năng xã hội sẽ là cơ sở, là điều kiện tiên quyết để nó đảm bảo và giữ vững địa vị thống trị xã hội về mặt chính trị tức là có đầy đủ khả năng để trấn áp sự phản kháng của các giai cấp bóc lột và các thế lực thù địch. Sự khác nhau căn bản giữa việc thực hiện chức năng xã hội của nhà nước vô sản với nhà nước tư sản là ở chỗ: nhà nước tư sản thực hiện chức năng xã hội không phải với tư cách là mục đích của nó mà là phương tiện để củng cố, đảm bảo sự thống trị chính trị và kinh tế của thiểu số trong xã hội là giai cấp tư sản đối với đa số của xã hội là giai cấp công nhân và tất cả những người lao động không vô sản khác. Ngược lại, việc thực hiện chức năng xã hội của nhà nước vô sản được xác định là mục đích chứ không phải là phương tiện để nhà nước ấy đảm bảo sự thống trị chính trị của nó. Theo đó, chức năng xã hội của nhà nước vô sản là nhằm đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân, xây dựng những thiết chế, những cơ sở để quyền làm chủ của nhân dân được thực hiện một cách thực sự trong thực tế. Đề cập đến vấn đề chức năng của nhà nước vô sản, trong khi chú trọng đúng mức đến chức năng giai cấp của nó, các nhà sáng lập của chủ nghĩa Mác-Lênin vẫn xem chức năng xã hội là thuộc tính cơ bản và quan trọng nhất của nhà nước đó.

Một vấn đề rất quan trọng của tư tưởng Mác, Ăngghen, Lênin về nhà nước vô sản là quan điểm về CCVS - một tiêu điểm của cuộc đấu tranh tư tưởng và lý luận chống chủ nghĩa chống cộng, chủ nghĩa xét lại và cả trong nội bộ những người cộng sản. Tư tưởng xét lại của một số đảng cộng sản châu

Âu, chẳng hạn như quan điểm về nhà nước và chuyên chính vô sản trong “Lý luận chính trị tự quản XHCN” của Nam Tư (Cương lĩnh của Liên đoàn những người cộng sản Nam Tư năm 1958).

Theo đó, khi vừa giành được chính quyền, giai cấp vô sản cần có một thời gian nhất định để xây dựng chế độ xã hội mới nên không thể không thực hiện thể chế chính trị tập trung cao độ, tức CCVS. Nhưng khi yêu cầu đó không còn cần thiết nữa, thậm chí gây trở ngại cho việc phát triển thì cần phải thực hiện thể chế quản lý phân tán đối với các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội… Ngoài ra, quan điểm này cũng khẳng định: chế độ chính trị tự quản XHCN là hình thức đặc thù của chuyên chính vô sản, nó không đồng nhất với chuyên chính và bạo lực, mà là một chế độ nhà nước, trong đó những lợi ích trực tiếp nhất và lâu dài nhất của giai cấp công nhân và đông đảo nhân dân lao động giữ vai trò thống trị một cách vô điều kiện… Đây là những cơ sở cho lý luận cải cách thể chế chính trị theo mục tiêu dân chủ hoá, không tập trung, không quan liêu và xây dựng chế độ chính trị tự quản XHCN của Nam Tư. Quan điểm lý luận này đã thể hiện cả sự đúng đắn lẫn những sai lầm tai hại của nó trong thực tiễn xây dựng CNXH theo con đường riêng của Nam Tư với mong muốn là tìm ra cách đi đúng đắn nhằm thoát khỏi mô hình tập trung quan liêu truyền thống của Liên xô.

“Chủ nghĩa cộng sản châu Âu” còn có quan điểm về cải tạo triệt để chứ không phải chỉ đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản:

Theo họ, cần tăng cường nghiên cứu việc cải tạo dân chủ đối với bộ máy nhà nước, đồng thời phải có sự nhận thức lại học thuyết về nhà nước của chủ nghĩa Mác. Cơ cấu, chức năng, tính chất của nhà nước tư sản hiện đại đã có biến đổi sâu sắc, đã trở thành “nhà nước kiểu mới”. Chức năng nhà nước đã có thay đổi quan trọng, nó chẳng những chỉ là hội đồng quản trị của giai cấp tư sản, chẳng những chỉ có chức năng đàn áp, nó còn làm người quản lý

kinh tế, văn hoá, xã hội, giữ vai trò đảm bảo an ninh và phát triển cho xã hội. Đặc điểm chung ở các nước tư bản phát triển là nhà nước ngày càng can thiệp một cách rộng rãi vào đời sống kinh tế và xã hội. Do những thay đổi ấy về chức năng của nhà nước, khi lực lượng XHCN lên nắm chính quyền sẽ có thể thông qua cải cách dân chủ để thay đổi triệt để tính chất của nhà nước (vốn chỉ phục vụ cho số ít tập đoàn độc quyền), còn các bộ phận khác không cần phá huỷ, càng không cần thiết sử dụng bạo lực đập tan bộ máy đang tồn tại để rồi bắt đầu làm lại trên đống tro tàn của nó.

Cải tạo nhà nước bằng phương pháp hoà bình, dân chủ. Căn cứ vào

những đặc trưng mới của nhà nước, các đảng theo “chủ nghĩa cộng sản châu Âu” cho rằng, có thể cải tạo nhà nước tư bản hiện đại bằng phương pháp hoà bình dân chủ nhờ một số phương án cụ thể như: Dân chủ hoá quân sự; Dân chủ hoá lực lượng an ninh; Phân tán hoá quyền lực chính phủ; Giữ gìn và phát triển chế độ dân chủ, mở rộng sự tham gia và giám sát chính trị, thực hiện quyền khống chế và kiểm soát của nghị viện đối với cơ quan hành pháp …

Các tư tưởng thù địch, chống cộng, khi xuyên tạc thực chất của CCVS, đã cho rằng, CCVS chung quy lại chỉ là bạo lực mà thôi. V.I. Lênin thì cho rằng, thực chất của CCVS không phải chỉ là bạo lực đối với bọn bóc lột, và cũng không phải chủ yếu là bạo lực mà mặt cơ bản của nó là không ngừng thực hiện dân chủ cho nhân dân cùng với việc tổ chức, xây dựng toàn diện xã hội mới - xã hội XHCN và CSCN: “Lần đầu tiên chuyên chính vô sản, tức là thời kỳ quá độ tiến tới chủ nghĩa cộng sản, sẽ đem lại một chế độ dân chủ cho nhân dân, cho số đông, đi đôi với sự trấn áp tất yếu đối với số ít, đối với bọn bóc lột” [46, tr.320]. Như vậy, bản thân chuyên chính vô sản, theo quan điểm mácxít, tự nó đã thể hiện sự thống nhất chức năng giai cấp và chức năng xã hội, vì vậy: Chuyên chính vô sản không phải chỉ là bạo lực đối với bọn bóc lột và cũng không phải chủ yếu là bạo lực. Lênin còn nhấn mạnh thêm rằng,

để chiến thắng, giai cấp vô sản phải giải quyết hai nhiệm vụ: một là, bằng tinh thần anh dũng của mình, lôi cuốn toàn thể quần chúng lao động và bị bóc lột vào việc lật đổ giai cấp tư sản và đập tan mọi sự phản kháng của chúng; hai là, dẫn dắt những người lao động đi theo con đường xây dựng một nền kinh tế

mới, con đường tạo ra nền kinh tế XHCN và những quan hệ xã hội mới. Nhiệm vụ thứ hai được xác định là khó khăn, phức tạp hơn rất nhiều so với nhiệm vụ thứ nhất, không thể giải quyết nó bằng một “hành động anh hùng nhất thời”. Tuy nhiên, nhiệm vụ đó lại quan trọng hơn nhiệm vụ thứ nhất, bởi vì: “xét cho cùng, nguồn lực lượng to lớn nhất để chiến thắng giai cấp tư sản và cái bảo đảm duy nhất cho những thắng lợi đó được bền vững và không gì phá vỡ nổi, chỉ có thể là một phương thức sản xuất xã hội mới, cao hơn, chỉ có thể là việc đem sản xuất lớn XHCN thay thế cho sản xuất TBCN và tiểu tư sản” [51, tr. 20-21].

Tư tưởng về CCVS đã được Mác khẳng định trong tác phẩm "Cương lĩnh Gô ta". Sau đó, trong những năm đầu Cách mạng tháng Mười, nhấn mạnh tính chất và chức năng trấn áp bằng bạo lực của nhà nước vô sản, Lênin viết: “Chuyên chính là một chính quyền dựa trực tiếp vào bạo lực và không bị một luật pháp nào hạn chế cả;… chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản là một chính quyền do giai cấp vô sản giành được và duy trì bằng bạo lực đối với giai cấp tư sản, chính quyền không bị một luật pháp nào hạn chế cả” [49, tr. 296, 297]. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định rằng, CCVS không hề đối lập với dân chủ, mà là phần bổ sung, là một hình thức thể hiện của dân chủ, nó chỉ đối lập với chuyên chính của các giai cấp bóc lột, áp bức nhân dân: “CCVS nghĩa là việc tổ chức đội tiền phong của những người bị áp bức thành giai cấp thống trị để trấn áp bọn áp bức thì không thể giản đơn đóng khung trong việc mở rộng chế độ dân chủ được. Đồng thời với việc mở rộng rất nhiều chế độ dân chủ - lần đầu tiên biến thành chế độ dân chủ cho người

nghèo, chế độ dân chủ cho nhân dân chứ không phải cho bọn nhà giầu - CCVS còn thực hành một loạt biện pháp hạn chế quyền tự do đối với bọn áp bức, bọn bóc lột, bọn tư bản” [48, tr. 109]. Thực ra trong lịch sử đã có những nhà nước thực hiện sự chuyên chính như vậy và nhà nước vô sản cũng đã có lúc cần phải "rắn như thép". Tuy nhiên đối với các nhà nước hiện đại, ngay cả nhà nước tư sản, khi đã tồn tại dưới hình thức nhà nước pháp quyền thì về nguyên tắc, pháp luật phải là tối cao mặc dù thực chất thì pháp luật chẳng qua cũng chỉ là biểu hiện của ý chí của giai cấp thống trị.

Nhà nước trong các chế độ xã hội có đối kháng giai cấp luôn củng cố và bảo vệ các quan hệ xã hội, các lợi ích xã hội có lợi cho giai cấp thống trị. Trong các nhà nước đó, phần lớn nhân dân lao động bị gạt ra ngoài công việc quản lý nhà nước. Ngược lại, nhà nước vô sản là tổ chức của chính nhân dân lao động để thực hiện quyền lực của mình trong việc bảo vệ thành qủa cách mạng và xây dựng xã hội mới. Điều đó được thể hiện cụ thể ở những điểm sau:

Một là, tất cả các nhà nước kiểu cũ đều dựa trên cơ sở sở là chế độ sở

hữu tư nhân về tư liệu sản xuất - đó là cơ sở kinh tế đẻ ra chế độ người bóc lột người. Còn cơ sở kinh tế của nhà nước vô sản là chế độ sở hữu công cộng về các tư liệu sản xuất chủ yếu - đó là điều kiện tiên quyết để xoá bỏ chế độ người bóc lột người.

Hai là, khác với nhà nước của giai cấp bóc lột, nhà nước vô sản mặc

dù cũng là bộ máy trấn áp, nhưng nó chỉ thực hiện trấn áp đối với một thiểu số dân cư, phục vụ quyền lợi của đa số nhân dân lao động. Chức năng trấn áp ở đây chỉ được coi là phương tiện để thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể trên tất cả các lĩnh vực của công cuộc xây dựng xã hội mới, đặc biệt là xây dựng, phát triển lĩnh vực kinh tế - nền tảng quyết định của mọi chế độ xã hội và nhà nước. Chỉ trên cơ sở xây dựng được một xã hội có năng suất lao động cao đáp

ứng ngày càng đầy đủ nhu cầu vật chất, tinh thần của nhân dân thì mới giữ vững, duy trì và đảm bảo được vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân, thắng lợi cuối cùng của CNXH và CNCS. Lênin viết: “Cơ sở kinh tế của bạo lực cách mạng đó, cái bảo đảm sức sống và thắng lợi của nó, chính là việc giai cấp vô sản đưa ra được và thực hiện được kiểu tổ chức xã hội về lao động cao hơn, so với chủ nghĩa tư bản. Đấy là điểm chủ yếu của vấn đề. Do đó mà có lực lượng, mà bảo đảm được thắng lợi hoàn toàn và tất nhiên của chủ nghĩa cộng sản” [51, tr.15-16].

Sở dĩ ở đây Lênin sử dụng thuật ngữ chuyên chính vô sản mà không

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin về nhà nước xã hội chủ nghĩa và việc vận dụng để xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam hiện nay (Trang 46 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)