Nhận thức về nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin về nhà nước xã hội chủ nghĩa và việc vận dụng để xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam hiện nay (Trang 82 - 100)

2.2. Tiến trình nhận thức và triển khai xây dựng nhà nước của dân, do dân,

2.2.1.Nhận thức về nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Quan niệm chung về nhà nước pháp quyền

Những tư tưởng về nhà nước pháp quyền có mầm mống từ thời cổ đại và ngày càng phát triển trong lịch sử. Tuy vậy, thuật ngữ “nhà nước pháp quyền” chỉ bắt đầu được định danh bởi nhà triết học I. Cantơ (1724 - 1804) -

người sáng lập nền triết học cổ điển Đức. Ông này đã luận giải về mặt triết học lý luận về nhà nước pháp quyền. Theo đó, nhà nước pháp quyền là tập hợp của nhiều người cùng phục tùng các đạo luật: “Các người hãy hành động sao cho sự biểu thị tự do theo ý của mình phù hợp với tự do của người khác, phù hợp với luật chung” [Dẫn theo 113, tr.12]. Ngoài ra, ông còn cho rằng ở đâu áp dụng nguyên tắc phân quyền thì ở đó có nhà nước pháp quyền, nếu không như vậy thì chỉ có thể là nhà nước chuyên quyền. G.Ph. Hêghen (1770 - 1831) thì cho rằng cấu trúc của nhà nước pháp quyền gồm các yếu tố xã hội công dân, trật tự pháp luật và các đạo luật mang tính pháp quyền. Theo ông:

con người tự tạo ra bản thân mình với tính cách một thực thể tự do, tạo ra thế giới tự do của mình, tạo ra nhà nước và pháp luật [dẫn theo 113, tr.13]. Như

vậy, nhà nước là hiện thân của tự do nhưng là tự do trong khuôn khổ pháp luật.

Nội dung chủ yếu của lý thuyết nhà nước pháp quyền cổ điển là cầm quyền phải phù hợp với ý chí của xã hội. Vì vậy, nhà nước phải có cơ quan đại diện được bầu cử tự do, thực hiện quyền lập pháp, thiết lập toà án độc lập, thực hiện phân lập quyền lực nhà nước, có hiến pháp bảo đảm bình đẳng của công dân trước pháp luật và bảo đảm sở hữu cá nhân. Nhà nước phải được đặt dưới pháp luật, phải tuân thủ pháp luật. Từ đó, nhà nước pháp quyền được hiểu là một phương thức tổ chức và vận hành quyền lực nhà nước theo các nguyên tắc: tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân; phục tùng tính tối cao

của pháp luật; tam quyền phân lập; bảo vệ nhân quyền, dân chủ, công bằng.

Đây chính là những tiền đề quan trọng về mặt lý luận cho việc xác định vai trò của pháp luật cũng như mối quan hệ của nó với phương thức tổ chức, xây dựng và cách thức vận hành nhà nước của các nhà nước trong xã hội hiện đại mà người ta vẫn thường gọi là nhà nước pháp quyền. Tư tưởng về nhà nước pháp quyền là một giá trị chung, có tính phổ biến mà nhân loại đã đạt

được trong xã hội tư sản chứ không phải là sản phẩm riêng của xã hội tư sản. Khi xem xét nhà nước từ phương diện chức năng xã hội, nhà nước là hiện thân của quyền lực công cộng, và chỉ ở khía cạnh này mới đề cập đến khái niệm nhà nước pháp quyền. Tổng kết tiến trình phát triển của nhà nước trong lịch sử cho đến khi xuất hiện nhà nước tư sản, người ta đã khẳng định rằng nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước, nó là cách thức tổ chức và phương thức thực hiện tốt nhất quyền lực nhà nước với tư cách quyền lực công cộng. Việc xác định “nhà nước pháp quyền” không phải là “kiểu nhà nước” có những lý do xác đáng của nó:

Thứ nhất, ở các ngôn ngữ khác nhau, khái niệm “nhà nước pháp quyền”

được biểu thị với các nghĩa không đồng nhất, chẳng hạn, trong tiếng Anh, nó là: Rule of Law = sự cai trị của pháp luật = nguyên tắc pháp quyền. Trong tiếng Đức, nó là Reichstag = Hội đồng lập pháp, dùng để chỉ một quốc gia lập hiến - xây dựng thể chế chính trị bằng con đường dân chủ trên cơ sở có một hiến pháp thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân… Điểm chung của cả hai thuật ngữ là đều không đề cập đến cụm từ nhà nước. Thuật ngữ “nhà nước pháp quyền”, theo Cantơ và Hegel, để chỉ những nhà nước có dấu hiệu là: có Hiến pháp; nhà nước đặt dưới Hiến pháp, phải tuân thủ pháp luật. Đó là tiêu chí căn bản của nhà nước pháp quyền, dù đó là nhà nước quân chủ hay cộng hoà.

Thứ hai, dù có khác nhau về thể chế chính trị, các nhà nước được coi là

nhà nước pháp quyền đều là cái đối lập với nhà nước thần quyền hay nhà nước chuyên chế, độc tài. Chẳng hạn, nhà nước tư sản và nhà nước XHCN là hai kiểu nhà nước khác nhau về bản chất, nhưng ở cả hai nhà nước này, quyền lực nhà nước với tư cách quyền lực công cộng đều được cho là có nguồn gốc từ nhân dân, nhân dân là chủ thể duy nhất của quyền lực nhà nước (dĩ nhiên, ở hai nhà nước ấy, khái niệm “nhân dân” có nội hàm không đồng nhất). Có thể nói rằng theo nguyên gốc của nó, “nhà nước pháp quyền” với tư cách một

khái niệm chỉ phương thức tổ chức, cách thức thực hiện quyền lực nhà nước tiến bộ, tự nó không có tính giai cấp, mà chỉ có “nhà nước pháp quyền” trong hiện thực gắn với những chính thể khác nhau, quốc gia khác nhau mới thể hiện rõ tính giai cấp của nó.

Nhà nước pháp quyền không chỉ là phương thức tổ chức, vận hành quyền lực công cộng, mà còn là các nguyên tắc quản lý xã hội mang tính hợp lý mà nhân loại đã đạt được trong lịch sử, cho nên nó có những giá trị mang tính nhân loại. Việc khẳng định điều đó không có nghĩa là ở các quốc gia, các dân tộc khác nhau sẽ có nhà nước pháp quyền như nhau. Hình thức biểu hiện của các nhà nước pháp quyền ở những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau là rất đa dạng. Thực tế đó một phần lý giải vì sao hiện nay không có một quan niệm hay khái niệm được coi là chính thống và chung nhất về nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên, khi đề cập đến những dấu hiệu nhận biết cơ bản của nhà nước pháp quyền với tư cách là các giá trị phổ biến, đa số các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở một số điểm sau:

Một là, về nguyên tắc, nhân dân là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước, nhân dân bằng ý chí chung của họ đã liên hợp lại và lập nên nhà nước. Nhân dân có quyền lựa chọn nhà nước, lựa chọn các đại biểu của mình tham gia công việc nhà nước. Nếu nhà nước không đáp ứng yêu cầu của nhân dân thì họ có quyền thay thế nhà nước. Tự nó, bản thân nhà nước không có quyền, mọi quyền lực nhà nước có được đều do nhân dân uỷ quyền. Trong các nhà nước pháp quyền, nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân là vấn đề mang tính pháp lý và được thể chế hoá trong đạo luật cơ bản của Quốc gia là Hiến pháp.

Hai là, tôn trọng, bảo vệ quyền công dân và quyền con người. Trong nhà nước pháp quyền, các quyền cơ bản và thiêng liêng của con người với tư cách công dân (đối lập với thần dân trong các xã hội chưa có nhà nước pháp

quyền) được đảm bảo bằng pháp luật. Công dân có quyền kiểm tra và giám sát hoạt động của nhà nước, thậm chí thay đổi nhà nước, khi nó xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Ba là, về nguyên tắc, nhà nước bảo đảm những điều kiện thiết yếu cho một nền dân chủ. Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện của nhà nước pháp quyền. Không có nhà nước pháp quyền thì không có dân chủ, bởi vì, nhà nước pháp quyền xác lập những cơ chế, thiết chế nhằm thực hiện các quyết định dân chủ thông qua luật. Pháp luật vừa là sự phản ánh yêu cầu dân chủ vừa là công cụ để thực hiện dân chủ. Sự ra đời của nhà nước pháp quyền gắn liền với quá trình dân chủ hoá mọi mặt của đời sống xã hội. Trong nhà nước pháp quyền, các vấn đề liên quan đến bầu cử, ứng cử, kiểm tra và giám sát của nhân dân đối với các hoạt động của nhà nước được pháp luật quy định…

Bốn là, thừa nhận và thực hiện nguyên tắc về tính tối cao của pháp luật. Pháp luật giữ vị trí chi phối đối với nhà nước và xã hội. Pháp luật do nhà nước ban hành giữ vai trò thống trị không chỉ đối với xã hội mà còn với bản thân nhà nước với tư cách chủ thể ban hành pháp luật. Pháp luật là công cụ chế ước, kiểm tra, giám sát tổ chức và phương thức hoạt động của nhà nước. Nhà nước pháp quyền tự đặt mình dưới pháp luật, không được phép đứng trên hay đứng ngoài pháp luật. Pháp luật là công cụ để duy trì, phát triển xã hội, và cũng là công cụ để duy trì sự tồn tại của chính bản thân nhà nước.

Năm là, thực hiện sự phân công các quyền năng cơ bản của quyền lực công cộng (phân quyền), dùng quyền lực kiểm tra và giám sát quyền lực. Quyền lực nhà nước với tư cách là biểu hiện của ý chí chung của các thành viên cộng đồng (quốc gia, dân tộc), nhưng việc thực hiện nó lại luôn thông qua cá nhân hay nhóm người của giai cấp nắm quyền thống trị xã hội. Khi quyền lực công được giao cho cá nhân hay nhóm người thì xu hướng quyền lực ấy bị lạm dụng, hoặc tha hoá thành quyền lực riêng là điều khó tránh khỏi.

Thực tế này lý giải vì sao ý tưởng về sự phân quyền đã xuất hiện từ thời cổ đại trong nền dân chủ Hylạp - Lamã nhằm kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo đảm cho nhà nước và nền dân chủ ở đó không triệt tiêu lẫn nhau. Phân quyền trong nhà nước pháp quyền không phải là phân chia quyền lực nhà nước vốn thống nhất cho các lực lượng chính trị - xã hội khác nhau mà là phân chia nó thành các quyền năng cụ thể: lập pháp, hành pháp, tư pháp và giao các quyền ấy cho các cơ quan nhà nước tương ứng. Quyền lập pháp thuộc về nghị viện (hay Quốc hội); quyền hành pháp thuộc về chính phủ; quyền tư pháp thuộc về toà án, viện kiểm sát. Phân quyền để tránh sự lạm quyền, sự tha hoá quyền lực nhà nước, từ chỗ là của đa số biến thành của một người hoặc một nhóm người.

Sáu là, nhà nước pháp quyền luôn tuân thủ các cam kết và nghĩa vụ pháp lý xuất phát từ các điều ước quốc tế mà nó đã ký kết hoặc công nhận; giải quyết các vấn đề trong quan hệ giữa các quốc gia và quốc tế trên cơ sở pháp luật quốc tế. Trong quan hệ quốc tế, nhà nước pháp quyền thừa nhận giá trị ưu tiên của các cam kết và nghĩa vụ đó đối với luật pháp trong nước.

Khi tiến hành nghiên cứu tư tưởng pháp quyền và cơ sở hình thành các thể chế nhà nước pháp quyền, C. Mác và Ph. Ăng ghen đã nhận định: “mỗi một giai đoạn phát triển kinh tế nhất định của một dân tộc hay một thời đại tạo ra một cơ sở, từ đó mà người ta phát triển các thể chế nhà nước, các quan điểm pháp quyền” [65, tr.500]. Điều này có nghĩa là, phải xuất phát từ hiện thực khách quan mà con người tồn tại và sản xuất ở trong đó để nghiên cứu các thiết chế chính trị và tinh thần tương ứng chứ không phải là ngược lại; từ cơ sở hạ tầng để nghiên cứu kiến trúc thượng tầng; từ quan hệ vật chất - kinh tế để tìm hiểu về nhà nước, về pháp quyền. Những nội dung cơ bản của vấn đề nhà nước trong triết học Mác đã là sự kế thừa và phát triển những giá trị phổ biến mang tính nhân loại của lý luận về nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên,

do điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể của thời đại mình, các ông chưa có được một lý luận hoàn chỉnh về nhà nước pháp quyền trong CNXH (hay nhà nước pháp quyền XHCN). “Nhà nước pháp quyền XHCN” với tính cách một khái niệm cơ bản trong lý luận về nhà nước của triết học Mác khi đó chưa được làm sáng tỏ. Vì vậy, việc bổ sung, hoàn thiện các quan điểm lý luận mácxít về nhà nước pháp quyền cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh lịch sử mới là một yêu cầu khách quan cả về lý luận và thực tiễn. Bên cạnh đó, những luận điểm cơ bản của CNXH khoa học với tính cách là bộ phận trực tiếp nhất của chủ nghĩa Mác luận giải về sự diệt vong tất yếu của CNTB và sự thắng lợi tất yếu của CNXH cũng chỉ ra rằng: CNTB là giai đoạn chuẩn bị cho sự ra đời của CNXH. Những mầm mống của nền kinh tế XHCN tương lai đã được hình thành từ trong lòng nền kinh tế TBCN. Do đó, về mặt thực tế, “nhà nước pháp quyền” là cái mà nhà nước XHCN sẽ phải kế thừa một cách trực tiếp từ nhà nước TBCN. Đó là một tất yếu, là biểu hiện tính quy luật của sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội như một quá trình lịch sử tự nhiên. Điều đó cũng thể hiện sự phát triển không ngừng của “kỹ thuật” quản lý xã hội, quản lý nhà nước. Khi kế thừa và vận dụng cách thức tổ chức và vận hành quyền lực nhà nước dưới hình thức nhà nước pháp quyền, nhà nước XHCN có khả năng mở rộng tối đa các quyền con người; thừa nhận quyền tồn tại xứng đáng của con người. Chính quyền nhân dân ở chế độ XHCN sẽ được tạo lập và tồn tại vững chắc trên cơ sở phát triển các cơ quan đại diện của nhân dân (tức dân chủ gián tiếp) và việc tham gia trực tiếp của người dân vào quá trình thực hiện các chức năng nhà nước mà trước hết là hoạt động lập pháp của nhân dân (dân chủ trực tiếp).

Nhận thức về tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Trước cách mạng Tháng Tám 1945, Việt Nam là một quốc gia thuộc địa nửa phong kiến. Bản chất nhà nước là sự kết hợp giữa bản chất nhà nước phong kiến tay sai với bản chất nhà nước thực dân xâm lược, nên không có và không thể có nhà nước pháp quyền, lại càng không có nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Do những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, đa số người dân Việt Nam chưa được tiếp xúc, làm quen nhiều và sớm với tập quán dân chủ (dù là dân chủ tư sản như ở các nước phương Tây) - cái đã được hình thành và phát triển từ rất lâu trong nền dân chủ tư sản. Điều này gây cho chúng ta không ít khó khăn. Đời sống chính trị và xã hội của Việt Nam chưa trải qua nền dân chủ tư sản; tập quán, lối sống theo kiểu “phép vua thua lệ làng” cộng với “ác cảm” đối với nhà nước và pháp luật thực dân, phong kiến còn rất nặng nề. Lênin cho rằng sự ác cảm đối với bất cứ cái gì thuộc về nhà nước và pháp luật ở người lao động trong xã hội cũ là điều dễ hiểu, và điều đó đã tạo ra tâm lý coi thường pháp luật trong đặc điểm tâm lý dân tộc. Đây có thể nói là một sự cản trở lớn đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta.

Trong bối cảnh và tình hình thực tiễn như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên đã vận dụng tư tưởng về nhà nước pháp quyền cùng với tư tưởng về nhà nước XHCN vào tổ chức xây dựng Nhà nước Việt Nam mới. Ngay từ năm 1919, khi đưa ra bản Yêu sách 8 điểm (Yêu sách của nhân dân An Nam) đòi các quyền tự do, dân chủ cho người dân Việt Nam, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lúc đó đã đòi thực dân Pháp phải cải cách nền pháp lý ở Đông Dương, phải bãi bỏ chế độ cai trị bằng các sắc lệnh và thay thế các sắc lệnh bằng các đạo luật. Từ đó, Người nhấn mạnh: “Trăm đều phải có thần linh pháp quyền”. Khi viết “Tuyên ngôn độc lập” (1945), Hồ Chí Minh đã mở đầu bằng việc trích dẫn “Tuyên ngôn độc lập” của nước Mỹ (1776): “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin về nhà nước xã hội chủ nghĩa và việc vận dụng để xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam hiện nay (Trang 82 - 100)