CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
3.1. Các biện pháp nghệ thuật chủ yếu
3.1.1. Tiếp thu và cải biến văn học dân gian
Văn học dân gian là cái nôi nuôi dưỡng, phát triển văn học thành văn. Và có thể nói, lục bát là thể thơ được mảnh đất mỡ màu ấy ni dưỡng, chăm sóc một cách kĩ càng nhất. Đa phần các nhà thơ khi sáng tác lục bát từ trước đến nay dù vơ tình hãy hữu ý đều chịu những ảnh hưởng từ văn học dân gian trên các phương diện sau đây:
- Một là, từ ngữ. Văn học dân gian là một kho tàng ngôn ngữ vô cùng quý giá của dân tộc. Các nhà thơ đã vay mượn và sử dụng tài tình, nâng kho tàng ấy lên
một tầm cao mới bằng những sáng tác của mình. Cả Tản Đà, Nguyễn Bính, Tố Hữu,
Nguyễn Duy đều ưa sử dụng những từ có vùng nghĩa mờ ảo hết sức đặc sắc của thơ ca dân gian, những đại từ, cụm từ phiếm chỉ như “người”, “ai”, “ta”, “mình”, “người ấy”, “bên ấy”, “bên này”… trong thơ mình. Những từ, cụm từ phiếm chỉ này
tế nhị, khó xác định chính xác đối tượng nhưng cũng rất dễ vận vào bất cứ người nào, làm tăng khả năng khái quát tâm trạng điển hình của nhiều người, tăng khả năng đồng cảm giữa con người với nhau. Nếu như những đại từ phiếm chỉ kể trên thường được dùng để chỉ nói về cá nhân thì Tố Hữu, bằng tài năng và sức sáng tạo của mình, lại sử dụng chúng để nói về mối quan hệ rộng lớn hơn: mối quan hệ giữa đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc với các chiến sĩ cách mạng. Chỉ bằng việc sử dụng cặp đại từ mình – ta trong Việt Bắc, Tố Hữu đã tái hiện cả một bầu tâm tình, những nỗi lịng, những xúc cảm nhớ thương, bịn rịn trong phút chia tay giữa người chiến sĩ cách mạng và đồng bào dân tộc. Cụm từ này trở đi trở lại trong thi phẩm, liên tục hốn đổi vị trí cho nhau. Mình lúc được dùng để chỉ người chiến sĩ cách
mạng: Mình về mình có nhớ ta/ Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng, khi lại chỉ
đồng bào dân tộc: Ta về mình có nhớ ta/ Ta về ta nhớ những hoa cùng người. Ở
chiều ngược lại, ta cũng có lúc được Tố Hữu dùng để gợi về người chiến sĩ cách
mạng: Ta đi ta nhớ những ngày/ Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi, lúc nói về đồng bào vùng cao: Mình về ta gửi về quê/ Thuyền nâu trâu mộng với bè nứa mai. Trong một vài trường hợp ta lại là sự hòa quyện giữa người chiến sĩ cách mạng và đồng
bào dân tộc Việt Bắc trở thành biểu tượng chung của những con người yêu nước, cùng chung một chiến hào, một niềm tin son sắt vào Đảng, vào Bác: Nhớ khi giặc
đến giặc lùng/ Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây/…/ Lòng ta ơn Đảng đời đời/ Ngược xuôi, đôi mặt một lời song song. Sự biến hóa vi diệu của cặp đại từ mình – ta
là một trong những điểm nhấn tạo nên sức cuốn hút của Việt Bắc. Một từ “ai” giản dị trong văn học dân gian nhưng khi đi vào trong sáng tác của Tản Đà, Nguyễn Bính, Nguyễn Duy bỗng “lột xác” trở nên lung linh, huyền ảo. Ai có thể là nỗi lịng của người con dân đất Việt đau đáu trước cảnh sơn hà chia hai: Ai làm cho khói lên
giời/ Cho mưa xuống đất, cho người biệt li/ Ai làm cho Nam, Bắc phân kì/ Cho hai hàng lệ đầm đìa tấm thân... (Phong dao – Tản Đà), ai có thể là lời trách móc, sự cay
đắng của chàng trai khi tình u đơi lứa đã nhạt thắm phai đào: Cỏ đồi ai nhuộm mà
xanh/ Áo em ai nhuộm mà anh thấy chàm/ Da trời ai nhuộm mà lam/ Tình ta ai nhuộm. Ai làm cho phai (Vì ai – Nguyễn Bính). Ai cũng có thể là bóng hình lướt
đưa tu hú sổ chồng sang ngang/ Ai sinh ra thói tình tang/ Để ai hóa gió lang bang quê nhà (Vải thiều – Nguyễn Duy). Bên cạnh đại từ phiếm chỉ, những hư từ tình cảm như “ơi”, “ơi”… cũng được các nhà thơ sử dụng hết sức điêu luyện. Từ ơi
được Tố Hữu đặt vào đúng chỗ trong câu thơ: Nỗi niềm chi rứa Huế ơi/ Mà mưa xối
xả trắng trời Thừa Thiên. Ở vị trí cuối cùng của câu lục, từ ơi đã phát huy hết tác
dụng thâu tóm cả một trời thương nhớ, lo lắng, trăn trở về mảnh đất quê hương của tác giả vào mình qua năm từ trước đó. Trong Q tơi, Nguyễn Bính cũng dùng từ ôi một cách đắc địa: Mai ngày tôi bỏ quê tơi/ Bỏ trăng, bỏ gió, chao ôi! Bỏ chùa.
Thoạt nhìn, câu thơ biểu lộ quyết tâm lớn của nhân vật trữ tình trong việc giã biệt quê hương. Chàng đã “bỏ trăng, bỏ gió” nhưng khi quyết “bỏ chùa” thì lại “chao ôi”. Cụm từ này đã “tố cáo” quyết tâm của nhân vật trữ tình chỉ là “nửa vời”, là cái sự “làm mình làm mẩy” một chút mà thơi. Trăng, gió dễ lấy, dễ bỏ, vì chúng là thiên nhiên, tài sản chung mọi người. Cịn ngơi chùa tượng trưng cho tâm linh, cho tín ngưỡng, gắn chặt với đời sống tinh thần của mỗi con người Việt Nam. Hầu như mỗi làng quê Việt đều có sự hiển diện của một ngơi chùa. Bỏ chùa, bỏ q nói thì dễ nhưng ln là việc làm khó khăn với bất cứ ai. Chỉ bằng một ơi, Nguyễn Bính đã lật tẩy cái tính trẻ con, hay hờn hay dỗi của chàng trai đang trong tâm trạng nhớ nhung và bực tức vì người yêu bỗng dưng bỏ mình để đi… nghỉ mát: Chẳng điên chẳng dại là gì/ Bỗng dưng mà biệt mà li mọi người/ Chưa xa đã nhớ nhau rồi/ Nữa là hơn một tháng giời xa nhau/ Người đi nghỉ mát những đâu/ Đồ Sơn, Tam Đảo, nhà lầu xe hơi. Rõ ràng, khi vào tay nhà thơ tài năng, một con chữ bình dị như vậy
cũng biết cách “tỏa sáng”.
- Hai là, thành ngữ. Thành ngữ là “tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường khơng thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo ra nó” [91, 882]. Kết tinh kinh nghiệm, trí tuệ của nhân dân từ ngàn đời nên thành ngữ cũng là một “mỏ vàng” được các nhà thơ chú ý khai thác. Nhiều câu lục bát của Nguyễn Bính, Tố Hữu và Nguyễn Duy đều mang thành ngữ trong mình:
- Bao nhiêu vật đổi sao dời
Đường bao thăm thẳm hỡi người bốn phương.
- Nàng về kẻ đón người đưa
Tơi chờ gì nữa mà chưa giang hồ.
(Vu quy – Nguyễn Bính) - Chém cha cái lũ giặc già
Dân ta tức nước vỡ bờ rồi đây.
(Vỡ bờ - Tố Hữu) - Mẹ ơm em, mẹ cười giịn
Mi đồ con nít, trứng khơn hơn vịt à.
(Chuyện em – Tố Hữu)
- Nửa đời dãi nắng dầm mưa
Bàn chân không nghỉ mà chưa tới nhà.
(Người cha – Nguyễn Duy)
- Lũ em ta vác cuốc cào
Giục nhau bước thấp bước cao ra đồng.
(Về làng – Nguyễn Duy)
Điểm đặc sắc - và cũng tài hoa nhất - trong việc sử dụng thành ngữ của các nhà thơ là việc thơ hóa thành ngữ. Bằng tài năng của mình, các nhà thơ đã thêm, bớt hoặc thay thế một số từ trong thành ngữ gốc, tạo nên một cách diễn đạt mới, vừa giàu hình ảnh, nhạc điệu vừa giữ được nét thân thuộc vốn có. Đây là phương cách chủ yếu Nguyễn Du áp dụng cho những thành ngữ trong Truyện Kiều. Theo nhà thơ Vương Trọng, Nguyễn Du đã cải biên, thơ hóa hàng loạt câu thành ngữ như: “…Giấm chua, lửa nồng (Giấm chua lại tội bằng ba lửa nồng); Trong ấm, ngồi êm (Sao cho trong ấm thì ngồi mới êm); Gió thổi ngồi tai (Ngồi tai để mặc gió bay mái ngồi); Kín như bưng (Trong ngồi kín mít như bưng); Khơng khảo mà xưng (Nào ai có khảo mà mình lại xưng) ...” [117]. Những nhà thơ thế kỉ XX đã tiếp bước con đường thi hào dân tộc và phát triển ở một mức độ cao hơn. Thành ngữ “giọt dài, giọt ngắn” dùng để chỉ việc “khóc sụt sùi, khơng cầm được nước mắt” được Nguyễn Bính chuyển hóa thành hai câu thơ: Nước mắt ngắn nước mắt dài/ Chả cho
nến khóc hộ người mãi đâu (Thương nhớ kinh thành). Với sự “hỗ trợ” của hai hình
thể lục bát, thành ngữ trên đã trở nên sống động, mang sức biểu cảm cao hơn hẳn so ban đầu. Tương tự, thành ngữ rất quen thuộc trong việc chỉ người đi xa, đi lâu “chân trời góc bể” cũng được ơng hốn cải thành hai câu lục bát chứa chan tình: Đường xa
mịn mỏi gót giày/ Tấm thân góc bể chân mây lạnh lùng (Một đêm li biệt). Ở đây
Nguyễn Bính đã đảo vế sau “góc bể” lên đầu, thay từ trời bằng từ mây nhằm biểu
đạt rõ hơn cái tính giang hồ, lãng đãng của nhân vật trữ tình. Câu thơ Nhìn cây nhớ
núi nhìn sơng nhớ nguồn trong Việt Bắc của Tố Hữu là cách diễn đạt nên thơ câu
thành ngữ “uống nước nhớ nguồn”. Trong lĩnh vực này, Nguyễn Duy là nhà thơ có biệt tài hơn cả. Nhiều thành ngữ được ông cải biến thành những câu thơ hay, vừa lạ vừa quen. Thành ngữ “cịn da lơng mọc, cịn chồi nảy cây” được Nguyễn Duy hốn cải thành hai câu thơ mang âm điệu lời ru: Ru rằng… chồi vá lành cây/ Phù sa trả
nợ hoa sây trái nhiều (Lời ru trong bão). Thành ngữ “thịt nát xương tan” được ông
viết thành hai câu thơ nói về chiến thắng ải Chi Lăng hào hùng năm xưa: Thịt xương xưa, hóa đất rồi/ Nợ xưa cịn để nặng đời sau ư? (Ải Chi Lăng). Nguyễn
Duy cũng thay hai từ “gội”, “dầm” trong thành ngữ “gội nắng dầm mưa” bằng hai từ “bạc” và “thâm” nhằm lột tả nỗi vất vả, cơ cực ngàn đời của người dân q mình:
Lưng cịng bạc nắng thâm mưa/ Bụng nhăn lép kẹp như chưa có gì (Về làng). Nhà
nghiên cứu Hồ Hải rất tinh tường khi nhận ra rằng Tre Việt Nam, bài thơ làm nên
tên tuổi Nguyễn Duy, “là một tập hợp thành ngữ được lựa chọn và chế biến một cách khéo léo nhưng vẫn không mất đi mùi vị đặc trưng của chất liệu” [48, 192]. Bên cạnh một thành ngữ duy nhất dùng nguyên gốc (tre già măng mọc) Nguyễn Duy còn sử dụng 6 thành ngữ khác. Dưới đây là bảng thống kê chi tiết:
STT Thành ngữ Câu thơ chuyển hóa
1 Lá lành đùm lá rách Bão bùng thân bọc lấy thân/ Tay ơm tay níu tre gần nhau thêm
2 Năng nhặt chặt bị Có gì đâu có gì đâu/ Mỡ màu ít chất dồn lâu hóa nhiều
3 Cha truyền con nối Chẳng may thân gãy cành rơi/ Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng.
4 Cây ngay khơng sợ chết đứng
Nịi tre đâu chịu mọc cong/ Chưa nên đã nhọn như chông lạ thường
5 Dầm mưa dãi nắng Lưng trần phơi nắng phơi sương
6 Nhường cơm sẻ áo Có manh áo cộc tre nhường cho con
Nhìn vào bảng thống kê trên, chúng ta chắc chắn một điểm rằng, Tre Việt Nam được cấu tạo nên bởi cách thơ hóa thành ngữ. Nếu như với việc áp dụng thủ
pháp này một cách khá khiêm tốn (theo nhà thơ Vương Trọng trong Truyện Kiều có 180 thành ngữ, trung bình 18 câu thơ có một thành ngữ) cụ Tiên Điền mới tạo ra được những hình tượng nghệ thuật đặc sắc thì bằng việc sử dụng thủ pháp này với
tần xuất lớn (trung bình 5 câu thơ sử dụng 1 thành ngữ), Nguyễn Duy đã tạo đưa cây tre trở thành biểu tượng nghệ thuật, tượng trưng cho con người, đất nước Việt Nam. Đây là một trong những thành công lớn nhất trong đời thơ của tác giả.
- Ba là, ca dao. Trong văn học dân gian, ca dao được các nhà thơ tiếp thu và vận dụng nhiều nhất khi sáng tác lục bát. Điều này bắt nguồn từ mối liên hệ mật thiết giữa ca dao và thể thơ này. Nhà nghiên cứu Nguyễn Xn Kính trong cơng trình Thi pháp ca dao cho biết: “Đại đa số ca dao được sáng tác theo thể lục bát. Nhắc đến ca dao là người ta nghĩ đến thể thơ này…. Trong số 1015 lời của cuốn Ca
dao Việt Nam có 973 lời được sáng tác theo thể lục bát, chiếm 95%, các thể còn lại
(song thất, song thất lục bát, hỗn hợp, bốn tiếng….) chiếm 5%” [62, 218 - 219]. Với tỉ lệ áp đảo tuyệt đối như trên, ca dao và thể lục bát là một “cặp đơi hồn hảo” khăng khít khơng thể tách rời. Và trong quá trình sáng tác lục bát, các nhà thơ đã vay mượn và sử dụng tồn bộ những gì tinh túy nhất của ca dao. Những hình ảnh
quen thuộc của ca dao như thơn q, làng q, con thuyền, bến đị, giậu mồng tơi, lá trầu không, con tằm, lá tơ, cái yếm, bờ ao, cánh cị, mái đình, cây đa… xuất hiện với tần xuất khá dày trong các bài lục bát hiện đại. Cái yếm sồi, vật dụng không thể thiếu của người phụ nữ xưa xuất hiện trong ca dao Nhác trông cái yếm cũng xinh/
Khen ai khéo dệt ra hình hoa mai đã đi vào thơ Nguyễn Bính một cách nhẹ nhàng,
tự nhiên: Nào đâu cái yếm lụa sồi/ Cái khăn mỏ quạ cái quần nái đen (Chân quê).
nhiêu lá rụng thương mình bấy nhiêu được Nguyễn Duy tái hiện lại trong những vần lục bát đượm buồn: Em đi bỏ lửng sân đình/ Trống chèo ngắc ngoải thùng thình
gọi ai (Mỗi). Khơng chỉ mượn hình ảnh của ca dao, trong nhiều trường hợp, các nhà
thơ còn dẫn nguyên câu trong sáng tác của mình. Cách trích dẫn này cũng rất đa dạng. Có khi câu ca dao được nhà thơ lấy làm tên tác phẩm như trường hợp bài thơ
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy, Xây hồ bán nguyệt của Nguyễn Bính;
lúc lại được dẫn làm đề từ như câu Đàn bầu ai gẩy thì nghe/ Làm thân con gái chớ
nghe đàn bầu trong bài Đàn bầu của Nguyễn Duy, hoặc được dẫn lại nguyên vẹn
như trong các bài thơ dưới đây:
- Trên trời có vảy tê tê.
(Cái quạt – Nguyễn Bính)
- Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.
(Xây hồ bán nguyệt – Nguyễn Bính) - Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.
(Về làng – Nguyễn Duy)
- Không trầu mà cũng chẳng cau Làm sao cho thắm duyên nhau thì làm.
(Được yêu như thể ca dao – Nguyễn Duy)
- Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương.
(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - Nguyễn Duy) - Người ơi người ở đừng về.
(Đêm thu quan họ - Tố Hữu)
Trong một vài trường hợp để phục vụ cho tư tưởng nghệ thuật, các nhà thơ đã hốn cải ca dao. Ví như trong bài thơ Thư gửi về Cha, Nguyễn Bính chỉ hốn cải một chút hai câu ca dao nổi tiếng: Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước
trong nguồn chảy ra thành Công cha hơn núi Thái Sơn/ Nghĩa cha hơn nước trong nguồn chảy ra để ca ngợi những cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh với dân
nhưng các nhà thơ ln có ý thức “làm mới”, đem đến cho những “kinh điển” của lục bát ấy những sắc thái tình cảm, biểu trưng nghệ thuật mới. Nếu như cánh cò trong ca dao là biểu tượng của nỗi vất vả, là lời than thân của người phụ nữ thì cánh cò trong thơ Nguyễn Duy lại mang đến hạnh phúc, niềm vui: Cò bay bằng cánh trắng tinh/ Lúa thơm bằng phấn hương lành ai ơi/ Mây trơi bằng gió của trời/ Là ta ta hát những lời của ta. (Khúc dân ca), mang tinh thần chiến đấu của thời đại mới: Con cò bay lả bay la/ Theo câu quan họ bay ra chiến trường (Khúc dân ca) và là
biểu tượng cho sức sống trường tồn của văn hóa dân tộc: Nghìn năm trên dải đất này/ Cũ sao được cánh cò bay la đà. (Khúc dân ca). Nếu trầu cau trong ca dao là
biểu tượng của sự quấn quýt, giao duyên: Phú Yên cau thắm trầu không bốn mùa thì trong thơ Nguyễn Bính nó lại biểu hiện cho nỗi tương tư, cho ao ước đau đáu về hạnh phúc lứa đôi: Cau thơn Đồi nhớ trầu khơng thơn nào (Tương tư). Con tằm và tơ vàng trong ca dao, tục ngữ thường chỉ mang hai nét nghĩa. Một là lao động vất vả (Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng) hai là nói về sự thủy chung Đơi ta