Phương ngữ, khẩu ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghệ thuật thơ lục bát việt nam thế kỉ XX (qua một số tác giả tiêu biểu) (Trang 111 - 116)

3.1.3 .Tập Kiều, dẫn Kiều

3.2. Một vài biện pháp nghệ thuật khác

3.2.2. Phương ngữ, khẩu ngữ

Song song với việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật, các nhà thơ khi sáng tác lục bát cũng rất chú tâm đến việc sử dụng ngôn ngữ. Theo thời gian, ngơn ngữ lục bát nói riêng và ngơn ngữ thơ Việt Nam nói chung đã có những biến chuyển theo hướng ngày càng trở nên gần gũi với đời sống hơn. Nhiều nhà thơ đã đưa vào lục bát của mình thứ ngơn ngữ giản dị hàng ngày của nhân dân, trong đó có phương

ngữ. Phương ngữ là “biến thể theo địa phương hoặc theo tầng lớp xã hội của một

ngôn ngữ” [91, 766]. Phương ngữ được các nhà thơ sử dụng nhiều nhất là phương ngữ miền Trung. Các từ như bây chừ, rứa, nờ, răng, mô…không chỉ xuất hiện trong các sáng tác của các nhà thơ sinh ra ở miền Trung mà còn hiển diện ở tác phẩm của những nhà thơ thuộc các vùng miền khác. Nguyễn Bính, người con của vùng đồng bằng Nam Định, khi cần cũng sử dụng phương ngữ miền Trung trong sáng tác. Chỉ nội hai câu thơ Chừ đây bên nớ bên tê/ Sương thu xuống gió thu về bơng bênh trong bài Lửa đị, Nguyễn Bính đã dùng ba từ tiếng Huế gồm chừ, nớ, tê. Tố Hữu là nhà thơ đưa nhiều phương ngữ vào tác phẩm. Các bài Tiếng hát sông Hương, Nước non

ngàn dặm, Mẹ Suốt, Tiếng hát trên đê, Chuyện em…xuất hiện hàng loạt phương ngữ

phổ biến của miền Trung như bây chừ, rứa, ngái…

- Trời ơi em biết khi mô

- Răng không cô gái trên sông.

- Bây chừ sông nước về ta. - Gan chi gan rứa mẹ nờ

- Cớ răng ông cũng ưng cho mẹ chèo.

(Mẹ Suốt) - Đi mô cho ngái cho xa

- Chuyện em rứa đó anh nờ. (Chuyện em) - Choa đói choa rét, bay thù chi choa.

(Tiếng hát trên đê) - Khi mô mới được nối đường vô ra.

(Nước non ngàn dặm)

Trong bài Chuyện em, bên cạnh những phương ngữ tương đối phổ biến, Tố Hữu còn sử dụng từ “thơm” – chỉ quả dứa vốn một từ địa phương không nhiều người biết đến: Mít thơm bán chợ, góp phần mua lương. Ngồi phương ngữ miền

Trung, chúng ta cũng tìm thấy phương ngữ miền Bắc trong thơ Tố Hữu nằm ngay ở tiêu đề bài Bầm ơi. Bầm là cách gọi mẹ của người vùng trung du. Cách sử dụng

phương ngữ của các nhà thơ thế kỉ XX cũng có sự khác biệt so với các giai đoạn trước, đặc biệt là so với Truyện Kiều. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng sử dụng một số phương ngữ Nghệ Tĩnh. Tuy nhiên vai trò của phương ngữ trong kiệt tác này có thể nói là mờ nhạt, thậm chí cịn nhiều tồn nghi đang gây tranh luận giữa các nhà khoa học1.Với lục bát thế kỉ XX, việc sử dụng phương ngữ có tác dụng nghệ thuật rõ ràng hơn, vừa phản ánh đặc trưng ngôn ngữ vùng miền nhắc đến trong bài, vừa lột tả được nét dân dã, bình dị của nhân vật trữ tình. Đặc biệt, nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi đã sử dụng phương ngữ tiếng Nghệ như một công cụ nghệ thuật hữu hiệu trong bài thơ Tiếng Nghệ để đời của mình.Trong bài lục bát này, Nguyễn Bùi Vợi đã thổi hồn vào các phương ngữ để chúng ta thấy được đó khơng chỉ đơn thuần là câu

1Vấn đề phương ngữ Nghệ Tĩnh trong Truyện Kiều, xin xem thêm các bài viết: “Trở lại nét ngài” của Thúy Vân và tiếng

Nghệ Tĩnh trong Truyện Kiều của Vương Trọng (http://vnca.cand.com.vn/Ly-luan/Tro-lai-net-ngai-no-nang-cua-Thuy-

Van-va-tieng-nghe-Tinh-trong-Truyen-Kieu-357986/) và bài viết Trao đổi với nhà thơ Vương Trọng về cái gọi là “tiếng Nghệ Tĩnh” trong Truyện Kiều của Nguyễn Dương (https://haiphong.vn.city/trao-doi-voi-nha-tho-vuong-trong-ve-cai- goi-la-tieng-nghe-tinh-trong-truyen-kieu.html)

chuyện từ ngữ mà ẩn sâu trong đó là phong cảnh địa lí, là lối sống là tâm tư tình cảm của những con người nơi khúc ruột miền Trung: Cái gầu thì bảo cái đài/ Ra sân thì bảo ra ngồi cái cươi/ Chộ tức là thấy mình ơi/ Trụng là nhúng đấy đừng cười nghe em/ Thích chi thì bảo là sèm/ Nghe ai bảo đọi thì đem bát vào/ Cá quả lại gọi cá tràu/ Vo trốc là bảo gội đầu đấy em…/ Nghe em giọng Bắc êm êm/ Bà con hàng xóm đến xem chật nhà/ Răng chưa sang nhởi nhà choa/ Bà o đã nhốt con ga trong truồng/ Em cười bối rối mà thương/ Thương em một lại trăm đường thương quê/ Gió Lào thổi rạc bờ tre/ Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn/ Chắt từ đá sỏi đất cằn/ Nên yêu thương mới sâu đằm đó em.

Ngồi phương ngữ, khẩu ngữ cũng là một lựa chọn của nhiều nhà thơ khi

sáng tác lục bát. Những từ, cụm từ cảm thán như ôi, ơi, a, trời ơi, ối…là những khẩu ngữ xuất hiện với mật độ tương đối dày so với các lớp từ khác. Các từ cảm thán thường đứng ở đầu hay cuối câu, biểu lộ trực tiếp cảm xúc của nhân vật trữ tình trong thơ:

- Ối giời ơi, nõn nà chưa (Trắng…và trắng – Nguyễn Duy)

- Ơ hay, sao thế, lịng tơi (Mười hai bến nước – Nguyễn Bính) Trong một vài trường hợp, từ cảm thán đứng ở giữa câu.

- Những toan son phấn… Giời ơi! Bạn nhầm.

(Đêm nay khơi tỏ tim đèn – Nguyễn Bính) - Người con gái ấy… Than ôi! Não nùng.

(Người con gái ấy – Nguyễn Bính)

Dưới ngịi bút tài hoa của các nhà thơ, nhiều từ cảm thán vụt “tỏa sáng” ví như hai câu thơ sau của Nguyễn Bính:

- Hừ! Chiều nay… khổ lắm rồi/ Người tôi ghét nhất là người tôi yêu.

(Một chiều chết)

- Từ ngày cô ấy lấy chồng

Gớm! Sao có một quãng đồng mà xa.

Hai từ “hừ” và “gớm” được Nguyễn Bính sử dụng rất đắt trong các trường hợp kể trên. Hai từ trên có tính chất “mở đường” giúp người đọc có được hình dung ban đầu về tứ thơ. “Hừ” gợi nên trạng thái tâm lí não nề, bất lực, không biết xoay xở thế nào của nhân vật trữ tình. Khơng bế tắc, khơng bất lực sao được khi gặp phải tình cảnh trớ trêu Người tơi ghét nhất là người tôi yêu. “Gớm” phản ánh sự bực tức xen lẫn thất vọng và có phần cay cú của nhân vật trữ tình khi người yêu đi lấy chồng. Rất khó để tìm ra được các từ khác có thể thay thế được hai từ trên mà vẫn truyền tải trọn vẹn được tư tưởng và nghệ thuật của câu thơ. Có thể nói đây chính là “nhãn tự” của các câu thơ trên.

Tiếp sau lớp từ cảm thán là lớp từ mang tính chất suồng sã, xuề xịa trong cuộc sống thường nhật được các nhà thơ mang vào lục bát. Việc đưa lớp từ khẩu ngữ trên vào lục bát, “thơ hóa” khối quặng thơ ráp ấy mà vẫn đảm bảo những quy tắc về nhịp, vần, thanh là một thử thách không dễ dàng. Phải là người thật sự có tài mới làm được điều đó. Và Nguyễn Duy đã tìm ra phương thức tinh luyện những khẩu ngữ ấy, biến chúng thành những điểm nhấn trong những bài thơ trào lộng của mình. Trong hai bài

Chạnh lịng 1 và Chạnh lịng 2, ơng đã nhấn nhá từ “hơi bị”, vốn thường xuyên xuất

hiện trong ngơn ngữ, nói để vừa đùa vui về khiếm khuyết cơ thể của người khác vừa tự trào bản thân: Giọt rơi hơi bị trong veo/ Mắt đi hơi bị vịng vèo lơi thơi/ Chân mây

hơi bị cuối trời/ Em hơi bị đẹp anh hơi bị nhàu (Chạnh lòng 1); Ngu ngơ hơi bị ấm

đầu/ Mù mờ hơi bị ngu lâu tàn đời/ Thần kinh hơi bị rối bời/ Người hơi bị ngợm ta hơi bị người (Chạnh lòng 2). “Vãi linh hồn” vốn là cụm từ thông tục, mang hàm nghĩa sợ sệt, hoảng loạn khi chứng kiến hay chịu đựng một việc gì đó. Khẩu ngữ thông dụng bậc nhất của đời sống đương đại ấy khi vào thơ, bài Vợ ốm, được Nguyễn Duy quy vào “lớp từ nịnh vợ” rất khéo léo: Việc thiên việc địa việc nhà/ Một mình anh vãi cả ba linh hồn. Ở đây, Nguyễn Duy nâng mức độ “vãi” lên gấp nhiều lần

bằng số từ “ba”, diễn đạt sự khiếp vía của mình khi vợ ốm phải gánh bao nhiêu việc khơng tên. Càng sợ việc bao nhiêu, nhà thơ càng nâng tầm quan trọng của vợ lên bấy nhiêu. Với ơng, vợ ốm đúng là một cú địn trời giáng vào mình: “phang anh xất bất xang bang sao đành”.

Tiểu kết Chương 3: Để có những tác phẩm lục bát “chất lượng cao”, các nhà thơ Việt trong thế kỉ XX đã dựa trên vai “hai người khổng lồ” của văn học Việt Nam là Truyện Kiều và văn học dân gian, đã tiếp thu, dung hòa hai khuynh hướng sáng tác bác học và dân gian. Tập Kiều, dẫn Kiều đã trở thành một biện pháp nghệ thuật quen thuộc của lục bát. Việc đưa điển tích, điển cố văn học vào lục bát cũng đã được một số nhà thơ áp dụng. Những tinh hoa văn học dân gian trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ... được các nhà thơ cách tân triệt để đã đem lại cho lục bát những thành tựu lớn lao về nghệ thuật. Một số biện pháp khác như chơi chữ, dùng phương ngữ, tận dụng khoảng trống văn bản cũng được sử dụng có hiệu quả, đem lại những điểm nhấn thú vị cho thể lục bát. Nhìn chung, nghệ thuật lục bát trong thế kỉ XX đã vận động và phát triển theo quỹ đạo đúng đắn, đi lên hiện đại từ truyền thống.

CHƯƠNG 4: NGHỆ THUẬT LỤC BÁT XÂY DỰNG MỘT SỐ BIỂU TƯỢNG TIÊU BIỂU TRONG THẾ KỈ XX

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghệ thuật thơ lục bát việt nam thế kỉ XX (qua một số tác giả tiêu biểu) (Trang 111 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)