CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
3.1. Các biện pháp nghệ thuật chủ yếu
3.1.2. Điển tích, điển cố văn học
Điển tích, điển cổ văn học là những câu chuyện “nổi tiếng” được truyền tụng từ đời này sang đời khác để làm tấm gương răn dạy cho mọi người. Trích dẫn điển tích, điển cố là một việc làm bình thường trong văn học trung đại, do quan niệm “thuật nhi bất tác”. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng hàng trăm điển tích văn học. Khi văn học Việt Nam bước vào quỹ đạo hiện đại hòa chung với văn học thế giới, các nhà thơ có xu hướng ít sử dụng điển tích, điển cố văn học trong các sáng tác của mình. Những tác phẩm lục bát có điển tích, điển cố với mật độ dày đặc
như Truyện Kiều đã khơng cịn xuất hiện trong thế kỉ XX. Tuy nhiên như vậy khơng có nghĩa là khơng có. Việc đưa điển tích, điển cố vào tác phẩm lục bát trong thế kỉ XX có các đặc điểm sau:
- Điển tích, điển cố văn học Trung Quốc vẫn chiếm ưu thế so với điển tích, điển cố văn học các nước khác. Đây là thực tế hiển nhiên. Văn học Việt Nam có mối quan hệ, gắn bó mật thiết với văn học Trung Quốc. Vậy nên, mặc dù đã bước vào quỹ đạo của văn học hiện đại, tiếp xúc với nhiều nền văn học khác trên thế giới nhưng văn học Trung Quốc vẫn có tầm ảnh hưởng lớn đến văn học nước nhà. Ở khía cạnh sử dụng điển tích, điển cố văn học nước ngồi, có thể nói các điển tích, điển cố đến từ nền văn học này áp đảo hoàn toàn trong các tác phẩm lục bát nước nhà. Hiện nay, chúng tơi chưa tìm thấy một bài lục bát nào sử dụng điển tích, điển cố của một nền văn học khác văn học Trung Quốc. Và điểm đáng ngạc nhiên là trong bốn tác giả lục bát tiêu biểu của thế kỉ XX, Nguyễn Bính là người sử dụng điển tích, điển cố nhiều hơn cả. Với trường hợp của Nguyễn Duy và Tố Hữu, chúng tơi khơng thấy làm lạ vì đây là hai nhà thơ thuộc thế hệ sau, khi văn học Việt Nam đã có một thời gian gián đoạn với văn học trung đại tương đối dài. Trên thực tế, trong 63 bài lục bát của mình, Tố Hữu khơng hề sử dụng bất cứ một điển tích, điển cố văn học nào. Với Nguyễn Duy, chúng tơi cũng chỉ tìm thấy một điển cố duy nhất ở bài Mời vợ uống rượu với câu Mời em li rượu tay nâng ngang mày gợi về tích “cử án tề mi”, bà Mạnh Quang dâng cơm cho chồng ngày trước. Nhưng Tản Đà lại là trường hợp khác. Tản Đà thuộc thế hệ nhà nho tài tử cuối cùng, chịu ảnh hưởng của văn học trung đại nhiều hơn Nguyễn Bính. Tuy nhiên số điển tích, điển cố trong thơ lục bát của ơng lại khơng nhiều. Ngồi bài văn tế Chiêu Quân, nhắc trực tiếp đến tích Chiêu Qn cống Hồ, Tản Đà chỉ có 2 bài lục bát có dùng điển tích văn học. Bài thứ nhất là Vui xuân với câu thơ: Yến oanh dẫn lối con thuyền Tầm Dương gợi điển tích về Bạch Cư Dị ở bến Tầm Dương. Bài thứ hai là bài Đêm thu với hai câu thơ: Vọng phu cịn đá cịn trinh/ Tiền Đường cịn sóng trung trinh hãy cịn gợi nhớ đến sự tích nàng vọng phu chờ chồng nổi tiếng. So với ba nhà thơ trên, số lượng điển tích, điển cố trong lục bát Nguyễn Bính vượt trội. Theo thống kê của chúng tôi, trong số 141 bài lục bát (theo Nguyễn Bính tồn tập do Nguyễn Bính Hồng Cầu
biên soạn), có 13 bài Nguyễn Bính sử dụng điển tích, điển cố với số lượng trích dẫn là 19 lần. Cụ thể như sau:
STT Bài Câu thơ Điển tích
1
Một đêm li biệt Lệ Giang Châu thấm cho đầy áo xanh
Bạch Cư Dị nghe đàn tì bà và viết Tì bà hành khi làm Tư mã Giang Châu
2 Một con sông lạnh Chiêu Quân lên ngựa mất rồi
Chiêu Quân cống Hồ
3 Thu rơi từng cánh Có người cung nữ họ Vương
Chiêu Quân cống Hồ
4
Q tơi Lịng vàng lạc cánh chim xanh
Thanh điểu sứ giả. Vua Vũ đế nhà Hán ngày mồng bảy tháng bảy có những con chim xanh bay đến đậu ở trước điện, Đơng Phương Sóc nói Tây Vương Mẫu sắp viếng thăm. Quả nhiên một lát sau Tây Vương Mẫu đến và có ba con chim xanh đứng bên cạnh.
5
Nghĩ làm gì nữa Một đêm mái tóc quá quan thay màu
Ngũ Tử Tư một đêm bạc trắng tóc nghĩ cách trả thù cho gia đình.
6
Nửa đêm nghe tiếng còi tàu
Mây tần lạc nẻo cố hương mất rồi
Câu thơ Vân hoành tần lĩnh gia hà tại của Hàn Dũ
Đã qua sơng Dịch thì thơi không về
Kinh Kha đi hành thích Tần Thủy Hồng
Tần cho ta lĩnh gia hà tại của Hàn Dũ
8 Nam kì cùng gió cùng mưa
Phải đâu Ba Thục hay bờ Ô giang Hạng Vũ tự vẫn bên bờ sơng Ơ 9 Con nhà nho cũ Cịn sơng Dịch đó cịn sang tốt đầy
Kinh Kha đi hành thích Tần Thủy Hồng
Mặc người phá phủ trầm chu
Hạng Vũ đập nồi cơm, đốt thuyền quyết chiến với quân Tần cứu nước Triệu Cẩn giờ lại hóa Uyên
Minh họ Bùi
Đào Uyên Minh khí tiết sáng ngời
Mắt xanh thiên hạ thiếu gì
Nguyễn Tịch nhìn người
Chặt tay mĩ nữ ném rùa vàng thoi
Thái tử Đan hậu đãi Kinh Kha để Kinh Kha đi hành thích Tần Thủy Hồng cho mình
10
Đêm nay khơi tỏ tim đèn
Bên cầu ngán chuyện Vĩ Sinh
Chuyện Vĩ Sinh nước Lỗ luôn giữ lời, đợi người yêu cho đến khi bị lũ cuốn trôi
11 Ngọc vô duyên Người xưa đã phụng cầu hoàng
Tư Mã Tương Như cầu hôn Trác Văn Quân
12
Xin chớ Hải Đường
Hoa đào nỡ phụ gió đơng
Câu thơ Đào hoa y cựu tiếu đông phong của Thơi Hộ
Nghìn thu ai trách chi nàng Văn Quân
Tư Mã Tương Như cầu hôn Trác Văn Quân
13 Thư gửi về Cha Đổi đời Kiệt Trụ ra đời Thuấn Nghiêu
Vua Kiệt, Trụ độc ác và Nghiên Thuấn đức độ
Nhìn vào hệ thống điển tích, điển cố Nguyễn Bính sử dụng, chúng ta cũng cảm nhận được phần nào cuộc đời và tâm trạng của ông. Lang thang khắp nơi trên dải đất hình chữ S, khi ở Hà Nội phù hoa, lúc ngược lên miền núi sơn cước, khi vào ăn dầm ở dề trong cơn mưa Huế hàng mấy tháng trời, lúc vào Sài Gòn nắng chang chang mà nhớ tết, khi về Hà Tiên vãn cảnh nên Nguyễn Bính khơng lúc nào ngi nỗi nhớ q. Hình ảnh vân hồnh Tần Lĩnh gia hà tại thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết, thầm kín trong ơng. Những điển tích về Kinh Kha, Hạng Vũ, Ngũ Tử Tư, những bậc anh hùng tài danh nhưng đều thất bại trong sự nghiệp, là hình ảnh thu nhỏ của Nguyễn Bính về giấc mộng cơng danh dang dở. Sự tích về Thơi Hộ, Trác Văn Qn, Chiêu Qn kín đáo phản ánh những mối tình dở dang của Nguyễn Bính với những bóng hồng ngang qua cuộc đời mình. Với việc sử dụng điển tích, điển cố với mật độ tương đối: 13 bài trên tổng số 141 bài, chiếm tỉ lệ 9,7%, Nguyễn Bính đã cho thấy lục bát nói riêng và tồn bộ tác phẩm của mình nói chung bên cạnh vẻ chân q “hương đồng gió nội” cịn mang tính…bác học. Thiết nghĩ đây là điểm cần hết sức lưu tâm trong việc nghiên cứu Nguyễn Bính.
- Một trong những điểm nổi bật của việc sử dụng điển tích, điển cố trong lục bát thế kỉ XX là các nhà thơ đã “hướng nội” hơn, ưa sử dụng những điển tích, điển
cố văn học thuần Việt chứ không “hướng ngoại”, chủ yếu dẫn các điển tích văn học
Trung Quốc như các tác giả trung đại. Chưa bao giờ chúng ta thấy các điển tích, điển cố thuộc văn học dân gian Việt Nam được đưa vào lục bát nhiều đến thế như trong thế kỉ XX.
- Oan Thị Kính, ốn tày đình.
(Xây hồ bán nguyệt – Nguyễn Bính) - Kính thưa thục nữ Thị Mầu
u siêu cỡ đó trước sau mấy người.
(Kính thưa Thị Mầu – Nguyễn Duy)
- Giáng Tiên mới chớm hội chùa Đã bay Từ Thức vào mơ động đào
- Cô Tấm đã vào cung vua
Lều gianh mẹ ở nắng mưa một mình Phận nghèo thất thểu, lênh đênh
Miếng cơm nguội, mấy đồng trinh bẽ bàng
(Cô Tấm đã vào cung vua – Nguyễn Hữu Quý)
- Lá bùa từ thuở Mỵ Châu
Lá bài Trọng Thủy cịn đau đến giờ Tình yêu một mất mười ngờ
Khiến cho biển cứ khuất bờ trong nhau.
(Chồng chị, chồng em - Đoàn Thị Lam Luyến)
So với văn học dân gian, văn học thành văn được đưa vào ít hơn. Chúng tơi mới chỉ bắt gặp cặp nhân vật kinh điển Chí Phèo – Thị Nở của Nam Cao trong các sáng tác lục bát:
- Đâu Thị Nở, đâu Chí Phèo
Đâu làng Vũ Đại, đói nghèo Nam Cao.
(Trăng nở nụ cười – Lê Đình Cánh)
- A Quy túm tóc Chí Phèo
Để cho hai gã nhà nghèo cùng thua.
(Lạng Sơn – Nguyễn Duy)
- Kính thưa Thị Nở tuyệt trần
Trăng ngồn ngộn trắng khỏa thân với người.
(Kính thưa Thị Nở - Nguyễn Duy)
- Mặt trăng thành mặt trăng tình Cái đêm Thị Nở đốt mình vì yêu Cái đêm vườn chuối Chí Phèo Xóm thơn đất đá, cột kèo cưới nhau.
(Bây giờ, này em – Kim Chuông)
Bằng việc đưa vào những điển tích, điển cố thuần Việt hết sức quen thuộc, các nhà thơ đã khiến việc “tiếp nhận văn bản” trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết với
bạn đọc, nhất là bạn đọc phổ thông. Bạn đọc giờ có thể hiểu đúng hơn, sâu hơn và… nhanh hơn điều các nhà thơ gửi gắm trong mỗi câu thơ, tứ thơ. Đây là một nỗ lực của các nhà thơ Việt Nam nói chung và những người sáng tác lục bát nói riêng trong việc vừa gìn giữ, vừa hiện đại hóa thơ ca dân tộc.