Phương thức vĩ đại hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghệ thuật thơ lục bát việt nam thế kỉ XX (qua một số tác giả tiêu biểu) (Trang 122 - 126)

3.1.3 .Tập Kiều, dẫn Kiều

4.2. Phương thức nghệ thuật xây dựng biểu tượng người anh hùng dân tộc

4.2.1. Phương thức vĩ đại hóa

Vĩ đại hóa là phương thức phổ biến nhất để ca ngợi người anh hùng dân tộc.

phương thức này được biểu hiện trên những khía cạnh sau:

Thứ nhất, so sánh người anh hùng với những hiện tượng thiên nhiên kì vĩ như

mặt trời, mặt trăng, sao, sông, núi… hay những thứ tốt đẹp nhất, lớn lao nhất con người đã tạo ra. Ca ngợi tài năng và tâm hồn của Nguyễn Trãi, vua Lê Thánh Tông hạ bút nên câu thơ: Ức Trai tâm thượng quang khuê tỏa (Tấm lòng của Ức Trai sáng tựa sao

Khuê). Bùi Tông Quán đã dùng những mĩ từ tốt đẹp nhất viết về Trần Hưng Đạo khi người trở về với tông tộc họ Trần:

Trường lạc liên thanh nhất kính chùy Thu phong tan tác bất thăng bi Cửu trùng minh giám kim vong lữ Vạn lí trường thành thục hoại chi Vũ ám trường giang không lệ huyết Vân đê phục lĩnh tỏa sầu mi

Ngưỡng quan khuê tảo từ phi dật Ngư thủy tình thâm kiến vịnh thi

(Vãn Thượng tướng Quốc công Hưng Đạo Đại Vương).

Trong bài thơ này, Trần Hưng Đạo được Bùi Tơng Qn ví với tấm gương sáng chín trùng (cửu trùng minh giám), với dải vạn lí trường thành che chở, đem lại bình yên cho con dân Đại Việt trước mọi hiểm họa đến từ ngoài biên cương. Sự ra đi của Quốc cơng tiết chế làm núi sơng cũng đau xót, tiếc thương nên mưa trùm sơng lớn (vũ ám trường giang) và mây tỏa núi cao (vân đê phục lĩnh). Cịn lịng người dân thì tan tác lệ tuôn như máu (không lệ huyết), nét buồn vương trên làn mi (tỏa sầu mi). Cũng ngợi ca Hưng Đạo Vương, nhưng Đặng Minh Khiêm nhấn mạnh đến văn tài, võ đức của ngài với hình ảnh cây trường kiếm tựa vào trời xanh:

Mậu kiến trùng hưng đệ nhất công Một hậu uy do rồi Bắc lỗ

Ỷ thiên trường kiếm dạ minh phong.

(Trần Quốc Tuấn)

Với chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà thơ cũng tuân thủ triệt để phương thức so sánh này khi khắc họa hình ảnh Người. Theo quan sát của chúng tơi, tuyệt đại đa số các bài thơ viết về Bác có sự xuất hiện của những hình ảnh hiện tượng thiên nhiên đẹp đẽ, kì vĩ. Xin được trích dẫn vài ví dụ:

- Bác như ánh nắng ban mai

Chiếu soi bãi rậm trng dài con đi.

(Gửi lịng con đến cùng Cha – Thu Bồn)

- Núi xe viền ánh trǎng vàng

Có đơi mắt sáng điểm màn trời sao.

Trǎm nǎm nhớ một chuyến đò

Chênh vênh lại được Bác Hồ cầm tay

(Trăm năm nhớ một chuyến đò – Thanh Tịnh)

- Ngước lên Lăng Bác bồi hồi

Một vầng sen ngát giữa trời đưa hương!...

(Mùa xuân của Bác – Thúc Hà)

Không chỉ so sánh đơn thuần với những hiện tượng thiên nhiên vĩnh hằng, tươi đẹp, hình ảnh Bác cịn được các nhà thơ đẩy lên một bước khi miêu tả khả năng cảm

hóa, đồng nhất vào thiên nhiên tươi đẹp của Bác. Khi Tố Hữu viết những câu thơ: - Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi rừng núi trơng theo bóng Người.

(Việt Bắc)

- Ngày vui vui những hai lần

Bác về, mang cả mùa xuân lại nhà.

Và Nguyễn Trọng Oánh viết:

- Chỉ vì Bác rộng tình thương

Cho nên nắng đẹp mười phương tràn về.

(Quê Bác)

Rõ ràng hình tượng Bác Hồ đã có bước chuyển biến đáng kể về chất so với những trích dẫn ở trên. Nếu như trong thơ Thanh Tịnh, Thu Bồn, Thúc Hà, Bác và các hiện tượng thiên nhiên ở thế so sánh ngang bằng thì ở thơ Tố Hữu và Nguyễn Trọng Oánh, thế so sánh đó đã bị phá vỡ. Trong thơ Nguyễn Trọng Oánh, Bác là người chủ động, là điều kiện tiên quyết để thiên nhiên trở nên tươi đẹp thông qua cụm từ ghép chỉ quan hệ nguyên nhân – kết quả chỉ vì – cho nên. Trong thơ Tố Hữu, Bác là người cảm hóa thiên nhiên. Khi Bác dời Việt Bắc về Hà Nội, rừng núi “trơng theo bóng Người”, khi Bác đi cơng tác nước ngồi trở về nước, Người đã mang theo cả mùa xuân về với dân tộc. Có lẽ, chỉ có người anh hùng dân tộc như Bác mới được các nhà thơ khắc họa theo thủ pháp này.

Thứ hai, song song với việc so sánh với các hiện tượng thiên nhiên, việc ngợi ca

tài năng, trí tuệ, cơng lao với đất nước, dân tộc và lối sống giản dị, khiêm cung của người anh hùng dân tộc cũng là một biểu hiện quan trọng của biện pháp vĩ đại hóa.

Con người Hồ Chí Minh tốt lên vẻ đẹp của trí tuệ am hiểu phương Đơng, tường tận phương Tây, thông quá khứ, thấu tương lai. Một vẻ đẹp trí tuệ mang tính chất khai sáng, vạch đường chỉ lối cho dân tộc Việt Nam: Nơi đây Bác vạch đường

quang/ Mở ra sông núi, gồm sang biển trời (Thăm Pác Bó – Xuân Diệu). Trong Sáng tháng năm, Tố Hữu đã viết: Bác ngồi đó, lớn mênh mơng/ Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non, đến Việt Bắc, Tố Hữu lại có những câu lục bát hay khái quát

tồn vẹn trí tuệ của Người, đó là minh triết có sức mạnh lan tỏa, lay động, cảm hóa lịng người, hướng con người xa điều ác, gần điều thiện, biết dũng cảm vùng lên chiến đấu vì hạnh phúc của mình và dân tộc: Ở đâu u ám quân thù/ Trông về Việt Bắc cụ Hồ sáng soi. Bằng trí tuệ siêu việt và trái tim “chỉ biết quên mình cho tất cả/

Như dịng sơng chảy nặng phù sa”, Bác đã đưa đất nước ta thốt ra khỏi vịng nơ lệ của thực dân, đế quốc, sang một trang sử mới, vững bước tiến lên con đường độc lập, tự do, dân chủ, ấm no, hạnh phúc. Nhân dân Việt Nam mãi mãi biết ơn cơng lao

trời biển đó của Người. Nguyễn Bính đã hốn cải ca dao, so sánh Bác với những gì tốt đẹp nhất trên đời để nói lên sự biết ơn từ đáy lịng mình với Bác: Cơng cha hơn núi Thái Sơn/ Nghĩa cha hơn nước trong nguồn chảy ra/ Nghìn năm một thuở có cha/ Đời đương hạn hán Cha là trời mưa (Thư gửi về Cha). Với nhà thơ, Bác như vua Nghiêu, vua Thuấn ngày trước, là biểu tượng cho đất nước thái bình, khắp nơi rộn tiếng hoan ca: Nhờ Cha lấp biển vá trời/ Đổi đời Kiệt, Trụ ra đời Thuấn Nghiêu. (Thư gửi về Cha). Nhà thơ Hằng Phương lại sử dụng những từ ngữ mang

nhiều màu sắc Hán Việt đầy trang trọng để dựng nên chân dung một con người “hai tay xây dựng cả sơn hà”: Anh hùng mở mặt giang san/ Lưu danh thiên cổ, vẻ vang

giống nòi (Bài thơ dâng tặng Bác cam). Nhà thơ Lê Anh Xuân đã nói thay lời của

anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, khẳng định Bác và đất nước Việt Nam là một. Việt Nam không thể thiếu Bác và Bác không thể thiếu Việt Nam: Bác là non nước, trời

mây/ Việt Nam có Bác mỗi ngày đẹp hơn/ Cịn cao hơn đỉnh Thái Sơn/ Nghìn năm chung đúc tâm hồn ông cha/ Điệu lục bát, khúc dân ca/ Việt Nam là Bác, Bác là Việt Nam (Nguyễn Văn Trỗi). Nhà thơ Nguyễn Bao thì ngợi ca cơng lao của Bác với dân tộc và với bản thân mình bằng thủ pháp lảy thơ Bác: “Trǎng vào cửa sổ địi thơ”/ Trǎng soi bóng Bác, bây giờ càng trong/ Bác cho con cả núi sông/ Gương trǎng vằng vặc, sáng dòng thơ con (Gương trăng). Trong niềm hân hoan vui sướng

nhân dịp kỉ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng, Tố Hữu đã nói hộ tình cảm, lịng biết ơn sâu sắc của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đối với Bác bằng cặp lục bát giàu hình ảnh và nhiều xúc cảm: Bạc phơ mái tóc người Cha/ Ba mươi năm ấy nở hoa tặng Người (Ba mươi năm đời ta có Đảng). Nguyễn Xuân Sanh đã dùng lời ru

giản dị, ngọt ngào trong ca dao nói về lịng biết ơn sâu sắc của người mẹ dân tộc Điện Biên với những điều tốt đẹp Bác mang lại cho mình, cho đồng bào mình, cho đứa con bé bỏng đang nằm trong nôi: Bác cho con má hồng đào/ Cho con mắt sáng

như sao cuối trời/ Cho con phần đất phần đồi/ Cho con cả một ngày mai thanh bình/…/ Ngủ đi con, ngủ cho đằm/ Mẹ nâng tay mẹ, con nằm con mơ/ Đời con đã có Bác Hồ/ Mẹ đang đi dưới bóng cờ Bác đây... (Mẹ con).

Mặc dù công lao đối với dân tộc lớn lao là vậy, nhưng Bác có cuộc sống giản dị đến mức khơng ai nghĩ đó là lối sống của một nguyên thủ quốc gia, người đứng

đầu một đất nước. Khi ở chiến khu, Bác sống và làm việc trong nhà sàn giản dị giữa thiên nhiên, cỏ cây, chim ca: Bác ngồi Bác viết nhà sàn đơn sơ/ Con bồ câu trắng

ngây thơ/ Nó đi tìm thóc quanh bồ cơng văn (Sáng tháng năm – Tố Hữu). Căn nhà sàn ấy chính là minh chứng cho lối sống giản dị, khiêm nhường của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, Bác cùng chính quyền cách mạng về thủ đơ. Giữa Hà Nội hoa lệ, ngơi nhà ấy với những đồ vật bình dị “gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn” vẫn rợp bóng cây và rộn tiếng chim như hồi Bác ở chiến khu. Đây đó nơi con đường dẫn lên nhà sàn là hàng cây xoài trĩu quả: Đường xoài

lắc rắc mưa xuân/ Mưa hay nắng trắng trong ngần lá thưa (Năm nay thăm vườn Bác – Anh Ngọc). Nơi góc vườn là hàng cây vú sữa nhân dân miền Nam gửi tặng Bác, thể hiện mong muốn ngày đất nước độc lập đón Bác vơ thăm: Đã nghe thơm

nắng Ba Đình/ Ngọt mùa vú sữa bờ kênh Tháp Mười (Cây vú sữa trong vườn Bác –

Quốc Tấn). Từng đàn ong vẫn ngày ngày cần cù kiếm mật bên những luống hoa Bác trồng: Tinh mơ, ong đã ra đàn/ Lao xao vườn Bác động ngàn cánh hoa/ Cỏ cây

lặng lẽ sương nhòa/ Tưng bừng nắng xuống bỗng oà sắc hương. (Đàn ong trong

vườn Bác – Võ Văn Trực). Tất cả từ cảnh sắc đến đồ vật đều nói lên nếp sống cần, kiệm, hịa mình vào thiên nhiên của Bác. Đứng trước nhà sàn, đúng như lời thơ của Bùi Công Minh, tất cả mọi ngôn từ đều bất lực trước sự giản dị, thanh cao mà vĩ đại của Người: Nơi đây có một cuộc đời/ Ai qua cũng muốn hát lời ngợi ca/ Ngôn từ dẫu mấy văn hoa/ Cũng bất lực trước ngơi nhà này thơi/ Cũng đành nói mộc một lời:/ Nơi Bác ở là một ngôi nhà sàn (Nơi Bác ở là một nhà sàn).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghệ thuật thơ lục bát việt nam thế kỉ XX (qua một số tác giả tiêu biểu) (Trang 122 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)